Trẻ nhỏ nên ngủ trưa bao lâu? Quá dài hay quá ngắn đều không tốt, mẹ không nên lơ là
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng giấc ngủ trưa mang đến những lợi ích to lớn đối với trẻ, nếu được thường xuyên ngủ trưa.
Trẻ sơ sinh hầu hết thời gian trong ngày đều dành cho giấc ngủ, nhưng khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ dành ít thời gian hơn để ngủ, và thời gian nghỉ trưa tốt nhất cũng sẽ tiếp tục giảm xuống. Vậy thời gian ngủ trưa tốt nhất cho trẻ bao nhiêu?
Trẻ đang trong quá trình phát triển liên tục và hoàn thiện các chức năng khác nhau của cơ thể, trẻ từ 2-3 tháng thời gian ngủ trưa sẽ dài hơn, khoảng 5 tiếng. Trong khi thời gian ngủ trưa trẻ từ 4-6 tháng sẽ giảm xuống còn 3 giờ, trẻ 1-3 tuổi cần khoảng 1-2 giờ. Khi trẻ từ từ lớn lên và các chức năng khác nhau tiếp tục hoàn thiện thì thời gian ngủ trưa sẽ bắt đầu giảm dần. Đến 3 tuổi, thời gian nghỉ trưa của trẻ sẽ giống như người lớn, khoảng nửa giờ hoặc một giờ.
Buổi trưa là thời điểm mệt mỏi nhất trong ngày, do đó ngủ trưa là cách tốt để phục hồi thể lực. Trẻ sơ sinh cũng không ngoại lệ, một giấc ngủ ngắn có thể mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh.
Các chuyên gia liệt kê những lợi ích không ngờ mà giấc ngủ trưa mang đến cho trẻ sơ sinh, nếu trẻ được ngủ theo khoảng thời gian hợp lý.
Tăng cường trí nhớ
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng giấc ngủ trưa mang đến những lợi ích to lớn đối với trẻ, nếu được thường xuyên ngủ trưa.
Giấc ngủ trưa không chỉ có tác dụng xóa tan mệt mỏi mà còn có tác dụng tăng cường trí nhớ. Độ dài giấc ngủ trưa của bé phù hợp, giúp bé có thể tràn đầy năng lượng vào buổi chiều, tăng sự nhạy cảm với môi trường và khả năng quan sát thế giới bên ngoài cũng được cải thiện.
Đồng thời, một giấc ngủ trưa của trẻ đúng giờ sau bữa ăn giúp trẻ có khả năng ghi nhớ tốt hơn những bé khác. Do đó, nếu con có trí nhớ tốt các mẹ không nên bỏ qua giấc ngủ trưa của bé.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng giấc ngủ trưa mang đến những lợi ích to lướn đối với những đứa trẻ thường xuyên ngủ trưa.
Trạng thái tinh thần tốt
Sau nửa ngày ồn ào, cơ thể bé cần có một giấc ngủ ngắn hợp lý, để buổi chiều cơ thể bé được thư giãn và tràn đầy năng lượng. Trong quá trình tăng trưởng của trẻ, sau khi đi học mẫu giáo, việc nghỉ ngơi ngủ trưa hợp lý lại càng quan trọng hơn, đồng thời nó cũng để não bộ hoạt động tốt hơn.
Với những bé được ngủ trưa hợp lý sẽ phát triển khả năng phối hợp và biết cách kết hợp, xâu chuỗi những thông tin, sự việc khác nhau và sắp xếp vào bộ nhớ từ các thời điểm khác nhau và các tình huống khác nhau. Một giấc ngủ trưa vừa đủ giúp trẻ cải thiện trạng thái tinh thần tốt, vui vẻ và hứng khởi hơn.
Cải thiện khả năng miễn dịch
Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa và nghỉ ngơi đầy đủ không chỉ giúp trẻ giảm mệt mỏi, phục hồi thể lực mà còn giúp trẻ tăng cường khả năng kháng bệnh. Ngoài ra, ngủ trưa có thể khiến các tế bào miễn dịch của bé hoạt động mạnh hơn, khả năng miễn dịch của bé cũng sẽ được nâng cao.
Giấc ngủ trưa ở trẻ được đảm bảo đầy đủ giúp trẻ sẽ góp phần không nhỏ giúp con trẻ có quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, tạo điều kiện để bé tăng trưởng về cân nặng, chiều cao, đảm bảo sức khỏe.
Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa và nghỉ ngơi đầy đủ không chỉ giúp trẻ giảm mệt mỏi, phục hồi thể lực mà còn giúp trẻ tăng cường khả năng kháng bệnh.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Một nghiên cứu cho thấy rằng ngủ trưa mỗi ngày sẽ giảm 37% tỷ lệ đột tử do tim, mặc dù kết luận này dường như không liên quan đến các trẻ nhỏ, nhưng giấc ngủ ngắn thực sự có thể làm dịu sự lo lắng của trẻ, làm dịu hệ thống tim mạch và bảo vệ trái tim của trẻ.
Theo các báo cáo nghiên cứu, trẻ ngủ trưa có hệ thống tim mạch khỏe mạnh hơn. Còn trẻ không ngủ trưa thường không đủ năng lượng vào buổi chiều, do đó ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ.
Hạ huyết áp
Nếu những gia đình có con bị huyết áp cao, cha mẹ có thể giúp trẻ hạ huyết áp bằng cách ngủ trưa. Trẻ nhỏ ở thời điềm này khả năng kháng thuốc của trẻ kém, vì vậy không nên lạm dụng thuốc, do đó việc trẻ đảm bảo ngủ đủ giấc cũng là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh.
Ngủ trưa cũng giúp trẻ cải thiện tinh thần tốt, tâm trạng hứng khởi hơn.
Thoát khỏi những cảm xúc tồi tệ
Khi ngủ, hệ thần kinh của trẻ được nghỉ ngơi và khôi phục năng lượng đã bị hao tốn vào buổi sáng. Vì thế trẻ sẽ chơi, học tốt, vui vẻ hơn vào buổi chiều, tối và giải phóng năng lượng tiêu cực.
Nếu bé không ổn định về mặt cảm xúc, đặc biệt dễ quấy khóc và quấy khóc liên tục vì những điều nhỏ nhặt thì một giấc ngủ ngắn có thể giúp điều chỉnh trạng thái của bé, thay đổi tâm trạng của bé, xua đuổi những cảm xúc xấu.
Giúp tiêu hóa tốt
Trẻ còn nhỏ chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện, khả năng tiêu hóa kém, dễ tích tụ thức ăn, việc ngủ trưa có thể giúp giảm các triệu chứng tích tụ thức ăn, giúp trẻ tiêu hóa tốt.
Vì vậy, thời gian ngủ của trẻ cũng rất đặc biệt ảnh hưởng phần lớn đến sự phát triển của trẻ, do đó cha mẹ nên chú ý, trẻ sơ sinh không nên ngủ quá dài hoặc quá ngắn.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi trẻ vừa ngủ dậy không nên cho bé đứng dậy ngay, cha mẹ hãy giúp trẻ điều chỉnh nhịp thở, cử động tay chân rồi từ từ đứng dậy. Các mẹ cũng có thể chuẩn bị cho bé một ly nước lọc hoặc uống nước có đường để bổ sung lượng nước bị mất trong cơ thể bé, uống nước có đường có thể bổ sung năng lượng, giảm mệt mỏi.
Việc trẻ ngủ trưa có thể giúp giảm các triệu chứng tích tụ thức ăn, giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.
Bé gái 5 tuổi bị chuẩn đoán chậm lớn vì bị ép ngủ trưa trong suốt 2 năm
Trong trường hợp trẻ không thích ngủ trưa, nhưng trạng thái của trẻ vẫn duy trì tốt vào buổi chiều, việc ép buộc trẻ ngủ trưa chỉ khiến trẻ khó ngủ hơn vào ban đêm.
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng cho con cái ngủ trưa là một thói quen tốt. Tuy nhiên, mỗi trẻ có điều kiện cơ thể khác nhau. Một số trẻ có thể không thích ngủ trưa, với những bé này, cha mẹ không nên ép buộc con. Cha mẹ có thể thường xuyên quan sát các biểu hiện của con để có thể có những phương pháp phù hợp. Không nên quá cứng nhắc để tránh những hậu quả không mong muốn như ông bố bà mẹ trong câu chuyện dưới đây.
Đó là câu chuyện của một người mẹ họ Trương ở Trung Quốc, câu chuyện này được trang Sohu đưa tin gần đây.
Cụ thể, bà mẹ trẻ họ Trương có một cô con gái nhỏ tên là Tiểu Đàn. Con gái của chị bình thường rất ngoan ngoãn và vâng lời. Tuy nhiên, mỗi khi đến giờ ngủ trưa là bé Tiểu Đàn không nghe lời mẹ mà cứ chạy lung tung chơi đùa chứ không muốn ngủ, điều này làm người mẹ cảm thấy rất tức giận. Chị đã phải tìm mọi cách để ép con ngủ, bao gồm cả la mắng và phạt đòn, kể từ ấy con gái chị mới nghe lời mà ngủ trưa theo ý muốn của mẹ.
Thế nhưng 2 năm sau, chị Trương phát hiện sức khỏe thể chất của con gái liên tục giảm sút trong khi trước đó bé phát triển rất tốt. Cô lo lắng đưa con đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ sau khi hỏi han kỹ tình hình, biết cô ép con gái ngủ trưa thì đưa ra kết luận đứa trẻ bị chậm lớn vì sự kiểm soát khó khăn của người mẹ.
Việc ép con ngủ trưa khi trẻ không muốn vô tình hây hại cho sự phát triển, tăng trưởng của trẻ. (Ảnh minh họa)
Sau khi bác sĩ biết được sự việc thì cho rằng vợ chồng chị Trương quá thiếu hiểu biết, bắt trẻ ngủ trưa, trẻ không thấy mệt mà đi ngủ thì chỉ làm giảm thời gian ngủ đêm của trẻ và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, làm thay đổi đồng hồ sinh học bình thường, vì vậy sự phát triển của trẻ sẽ kém.
Thực tế, trong trường hợp trẻ không thích ngủ trưa, nhưng trạng thái của trẻ vẫn duy trì tốt vào buổi chiều, việc ép buộc trẻ ngủ trưa chỉ khiến trẻ khó ngủ hơn vào ban đêm. Đây là hành động sai lầm gây hại cho sự phát triển, tăng trưởng của trẻ. Buổi tối ngủ muộn, giấc đêm ngủ lại không được sâu, lợi bất cập hại.
Giấc ngủ trưa có ích cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên, nếu cách làm của cha mẹ cực đoan, hoặc bản thân trẻ không thích ngủ trưa mà cha mẹ cố gắng để ép trẻ ngủ thì sẽ không giúp được gì cho bọn trẻ, mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy về sau.
Giấc ngủ trưa cũng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, vậy nên khi cho trẻ ngủ trưa, mẹ cần lưu ý những điều sau:
Môi trường ngủ của trẻ
Với nhiều bé, khi được cha mẹ cho ngủ trưa sẽ rất thích, điều này quả thật rất tốt đối với sự phát triển của bé. Tuy nhiên, một số bé lại không thích ngủ trưa. Với những bé như thế, cha mẹ không nên ép con ngủ, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ.
Việc trẻ ngủ trưa nhưng không theo ý của mình không chỉ dễ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ trưa của trẻ mà còn hình thành cho trẻ thói quen ngủ không tốt.
Vì vậy, cha mẹ nên giữ im lặng khi con ngủ trưa và tạo cho con một môi trường ngủ trưa tốt. Nếu trẻ thực sự không thích ngủ trưa nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả của giấc ngủ đêm, thì cha mẹ vẫn có thể cho ngủ.
Cha mẹ nên giữ im lặng khi con ngủ trưa và tạo cho con một môi trường ngủ trưa tốt.
Thời gian không được quá dài
Để đỡ rắc rối, một số cha mẹ không bao giờ kiểm soát thời gian ngủ trưa của con cái, dù con có ngủ bao lâu thì cha mẹ cũng không can thiệp miễn là con ở nhà. Về cơ bản, giấc ngủ trưa của trẻ là đủ trong một giờ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của trẻ.
Bên cạnh đó, khi trẻ có hai đặc điểm dưới đây, cha mẹ không nên ép con ngủ trưa.
Đủ năng lượng cho cả ngày
Các bậc phụ huynh cho rằng sở dĩ có thói quen ngủ trưa tốt là do trẻ được nghỉ ngơi buổi trưa, buổi chiều trẻ sẽ hăng hái hơn và tập trung chú ý hơn trong giờ học, giúp nâng cao hiệu quả nghe của lớp.
Tuy nhiên, một số trẻ sẽ tràn đầy năng lượng vào buổi chiều ngay cả khi các bé không ngủ vào buổi trưa, do đó giấc ngủ ngắn ở mỗi người sẽ khác nhau. Vậy nên cha mẹ đừng ép trẻ quá nhiều.
Một số trẻ sẽ tràn đầy năng lượng vào buổi chiều ngay cả khi các bé không ngủ vào buổi trưa, do đó giấc ngủ ngắn ở mỗi người sẽ khác nhau. Vậy nên cha mẹ đừng ép trẻ quá nhiều.
Không có khả năng ngủ vào ban đêm
Nhiều trẻ không thích ngủ trưa sẽ không dễ dàng đi vào giấc ngủ vào ban đêm nếu bị cha mẹ ép ngủ trưa.
Giấc ngủ buổi tối là nhân tố rất quan trọng đối với sự triển của trẻ, nếu ép trẻ ngủ trưa sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường vào ban đêm của trẻ, điều này không đáng có.
Vì vậy, việc cho trẻ ngủ trưa hay không, cha mẹ nên quan sát và cân nhắc. Nếu chất lượng giấc ngủ đêm không tốt trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Cha mẹ cũng không nên ép trẻ ngủ trưa quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
Bỏ túi "bí kíp" giữ gìn sức khỏe khi xem bóng đá Việc thức khuya, nhất là thức khuya liên tục để theo dõi các trận đấu bóng đá làm ảnh hưởng đến "đồng hồ sinh học" của cơ thể, gây hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Vậy làm thế nào để vẫn có thể thưởng thức những trận cầu đỉnh cao, thỏa mãn đam mê mà không...