Tránh sang chấn tâm lý vì dịch Covid-19
Hơn 1 tháng qua, bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh tăng cao. Phần lớn bệnh nhân có dấu hiệu căng thẳng, lo lắng, mất ngủ…
Bà Lữ Thị C (57 tuổi), ở xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành), đang điều trị tại Khoa Tâm căn, tâm thần trẻ em, phục hồi chức năng cho biết: Trước khi nhập viện, trong người cứ bồn chồn, chán ăn, mất ngủ, nên đi đo điện não đồ, bác sĩ bảo tôi bị suy nhược thần kinh. Hơn 1 tuần bác sĩ theo dõi điều trị, tôi thấy bệnh tình đã thuyên giảm.
Các y, bác sĩ Bệnh viện Tâm thần tỉnh thăm khám cho bệnh nhân.Còn bà Nguyễn Thị Kim T, ở xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh) cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Bà T bộc bạch: Những tháng gần đây, kinh tế gia đình sa sút, nên tôi suy nghĩ nhiều, dẫn đến bị mất ngủ. Đến bệnh viện khám, bác sĩ cho nhập viện, điều trị.
Video đang HOT
Theo thống kê, Bệnh viện Tâm thần tỉnh hiện quản lý điều trị ngoại trú khoảng 1.600 bệnh nhân. Ngoài ra, hằng ngày bệnh viện có 150 – 170 bệnh nhân đến khám, điều trị ngoại trú; điều trị nội trú khoảng 100 bệnh nhân/110 giường bệnh. Đa số bệnh nhân liên quan đến các bệnh lo âu, trầm cảm… Tại Khoa Tâm căn, tâm thần trẻ em, phục hồi chức năng hiện có 15 giường bệnh. Hơn 1 tháng qua, số lượng bệnh nhân luôn đạt 100% số giường, trong đó có 11 trường hợp nặng, bi quan, chán nản, mất hành vi kiểm soát.
Trưởng Khoa Tâm căn, tâm thần trẻ em, phục hồi chức năng (Bệnh viện Tâm thần tỉnh) Phạm Thị Thu Trà chia sẻ: Trong cuộc sống hiện đại luôn tiềm ẩn những yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, dẫn đến dễ bị bệnh tâm thần, bệnh lý, căng thẳng, sang chấn tâm lý. Như trong thời gian qua, dịch Covid-19 bùng phát trong cả nước đã gây nỗi lo, ám ảnh cho nhiều trường hợp có tâm lý không ổn định, tạo nên căng thẳng, sang chấn tâm lý, làm rối loạn tâm thần, lo âu, mất ngủ, căng thẳng hồi hộp, bồn chồn, khó tập trung…
“Hiện dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, có nguy cơ lây lan cao. Vì vậy, chúng ta phải tự học cách trang bị, bảo vệ sức khỏe, thích nghi, ứng phó với dịch Covid-19. Hằng ngày, thường xuyên tập thể dục, uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống dịch Covid-19. Luôn giữ mối liên kết chia sẻ với bạn bè xung quanh. Dừng xem, nghe thông tin tiêu cực, rèn luyện tinh thần lạc quan…”, bác sĩ Trà chia sẻ.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Tâm thần tỉnh, khi bệnh nhân có những dấu hiệu của bệnh tâm thần, người thân sớm đưa đến bệnh viện để được khám, tư vấn, điều trị. Nếu những trường hợp sang chấn tâm lý gây rối loạn tâm thần mức độ nặng, phải nhập viện để điều trị bằng thuốc đặc trị, giải lo âu, chống trầm cảm…
Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh: Triển khai nhiều kỹ thuật, dịch vụ mới
Thời gian qua, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh đã nỗ lực thực hiện các giải pháp để chăm sóc sức khỏe cho người dân tốt hơn.Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng người đến khám và điều trị giảm đáng kể.
Hiện Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh điều trị nội trú cho 400 bệnh nhân/ngày, giảm 1/3 so với trước khi chưa có dịch. Riêng ở các khoa nhi giảm 2/3 bệnh nhân, hiện chỉ có 120 bệnh nhân nhi điều trị nội trú.
Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh đầu tư hệ thống máy xét nghiệm hiện đại nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm và chẩn đoán bệnh.
Trong điều kiện khó khăn chung, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện một số kỹ thuật mới. Ngoài duy trì các kỹ thuật được triển khai từ trước, bệnh viện đang đẩy mạnh kỹ thuật xét nghiệm thalassemia, tiêm phòng vắc xin, chăm sóc trẻ sơ sinh... Bác sĩ Bùi Thị Lệ Uyên - Phụ trách Khoa xét nghiệm (Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh) cho hay: Bệnh viện đưa vào hoạt động máy điện di mao quản có chức năng xét nghiệm phân tích tế bào hồng cầu, để phát hiện bệnh lý tan máu bẩm sinh (thalassemia) đến nay đã hơn 3 tháng. Máy có công suất xét nghiệm 28 mẫu/lần.
Sau 3 tiếng đồng hồ là có kết quả xét nghiệm. Ngày đầu đưa vào sử dụng, mỗi ngày khoa xét nghiệm từ 50 - 70 mẫu, trong đó đã phát hiện khoảng 40% trường hợp xét nghiệm có mắc bệnh máu di truyền. Tuy nhiên, hiện nay thiết bị này chỉ hoạt động được một phần công suất, xét nghiệm khoảng 15 mẫu/tuần. "Ở khoa còn có các thiết bị, phương tiện khác để xét nghiệm mẫu máu nhằm chẩn đoán bệnh, nhưng số lượng mẫu được xét nghiệm hằng ngày hiện cũng giảm đáng kể. Từ 300 mẫu/ngày, giờ còn 150 mẫu/ngày. Nhằm giảm rủi ro cho bệnh nhân và phát huy công suất hoạt động của máy, các y, bác sĩ ở khoa luôn tư vấn cho những bệnh nhân có dấu hiệu mắc các bệnh thiếu máu xét nghiệm để chữa bệnh kịp thời", bác sĩ Uyên chia sẻ.
Phó Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Trà Thị Thanh Vân cho biết: Ngoài tăng cường triển khai các kỹ thuật mới, bệnh viện đã linh hoạt phân bổ đội ngũ y, bác sĩ đều ở các khoa để nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân. Số lượng bệnh nhân nhi giảm, nhân lực phục vụ cho bệnh nhân nhi thừa, bệnh viện đã tăng cường y, bác sĩ qua khoa sản và tăng cường chất lượng khám và điều trị cho bệnh nhân nhi tại chỗ. Đồng thời, chia nhân lực để thực hiện các dịch vụ khác như: Tiêm phòng vắc xin, tư vấn xét nghiệm thalassemia, đo điện di HP để chẩn đoán thalassemia và tư vấn giúp bệnh nhân thực hiện các dịch vụ: Tắm cho bé, xông hơi, phục hồi chức năng cho bà mẹ sau sinh.
Tại Khoa Sản, bệnh viện đã bố trí nhân lực, phòng riêng, thiết bị, phương tiện để phục vụ cho bà mẹ sau sinh như mát xa, gội đầu cho bà mẹ, khám sàng lọc, tắm cho bé tại chỗ... "Ngoài tăng cường triển khai kỹ thuật, dịch vụ mới, bệnh viện đã phân công y, bác sĩ chăm sóc cho khoảng 50 - 70 ca bị bệnh tim mạch hẹn tái khám, trì hoãn phẫu thuật do dịch Covid-19 không chuyển lên tuyến trên", bác sĩ Trà Thị Thanh Vân cho biết thêm.
Người vợ Hà Nội bị chồng bỏ vì luôn cho rằng mình tài giỏi, đến viện mới biết mắc bệnh Luôn tự đắc mình giỏi giang, người phụ nữ ở Hà Nội đã làm những điều không tưởng. Do không thể khuyên ngăn được vợ nên người chồng đã ra tòa ly hôn. Trong quá trình khám và điều trị cho bệnh nhân, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Viết Chung, Khoa Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện E đã gặp rất nhiều...