Tránh dịch Covid-19, bệnh nhân suy thận mãn chạy thận ngay tại nhà
Thay vì phải đến bệnh viện 3 lần/tuần, nguy cơ cao bị Covid-19, bệnh nhân mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối có thể lựa chọn lọc máu tại nhà- lọc màng bụng, chỉ cần một tháng đến viện một lần.
Chiều 28/10, Bệnh viện Thận Hà Nội tổ chức hội nghị khoa học về lọc màng bụng. Kỹ thuật này đã được thực hiện hơn 20 năm, chứng minh hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật.
GS.TS Võ Tam, Phó Chủ tịch Hội Thận Tiết niệu Việt Nam cho biết bệnh thận mạn là một vấn đề của sức khỏe toàn cầu. Trong đó, có 3 phương pháp điều trị thay thế thận là ghép thận, lọc máu (thận nhân tạo) và lọc màng bụng.
Ghép thận là phương tối ưu nhất song rất khó tìm được nguồn cho thận, chi phí cao ( phẫu thuật và thuốc hằng ngày), nguy cơ thải ghép, tác dụng phụ của thuốc thải ghép. Phổ biến nhất hiện nay là lọc máu. Nhược điểm của nó là cuộc sống của bệnh nhân gắn liền với bệnh viện (3 lần/tuần), ăn kiêng nghiêm, tình trạng sức khỏe ít ổn định, thường mệt trước và sau lọc máu, nguy cơ nhiễm viêm gan siêu vi cao…
Trong khi đó, lọc màng bụng là phương pháp sử dụng màng bụng của chính bệnh nhân như một bộ lọc. Ưu điểm của nó là đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp cho mọi lứa tuổi, bảo tồn chức năng thận tốt… Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng ít bị hạn chế hơn so với bệnh nhân lọc máu. Chi phí hàng tháng cũng thấp hơn. Tuy nhiên nhược điểm là bệnh nhân luôn phải mang catheter trong bụng và bụng hơi to do có dịch, cần tuân thủ đúng hướng dẫn, trang bị tại nhà phòng thay dịch, nguồn nước sạch và chỗ chứa dịch…
Theo GS Tam, lọc màng bụng giúp bệnh nhân ít lệ thuộc vào bệnh viện, chỉ đến bệnh viện một tháng/lần để tái khám và nhận dịch. Người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà sau khi hướng dẫn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.
Việc chạy thận trong mùa dịch Covid-19 tạo gánh nặng rất lớn cho bệnh nhân cũng như hệ thống y tế (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).
TS.BS Nghiêm Trung Dũng, Trung tâm Thận tiết niệu và lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai, đặc điểm của bệnh nhân thận là sức đề kháng rất kém, người lớn tuổi, có nhiều bệnh nền. Vì thế, khi mắc Covid-19, tỷ lệ tử vong rất cao.
Cũng vì thế, trong tình hình dịch Covid-19, các trung tâm lọc máu phải thực hiện hàng loạt các quy trình để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Một số thậm chí yêu cầu bệnh nhân phải xét nghiệm SARS-CoV-2, điều này làm tăng thêm gánh nặng chi phí cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, việc người bệnh đến trung tâm lọc máu để chạy thận cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Video đang HOT
“Khi đại dịch xảy ra thì vấn đề điều trị tại nhà được đặt ra trong đó lọc màng bụng tại nhà có nhiều ưu điểm. Bệnh nhân chỉ cần đến bệnh viện 2 tháng/lần (do ảnh hưởng của dịch phía Bảo hiểm y tế cho kéo dài 2 tháng thay vì một tháng), khác với bệnh nhân chạy thận nhân tạo phải đến bệnh viện 3 tuần/lần”, BS Dũng cho biết.
Đến nay Việt Nam mới có 50 bệnh viện triển khai phương pháp lọc màng bụng. Tại Bệnh viện Thận Hà Nội cũng có 41 bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú. Biến chứng mà nhiều người lo ngại khi thực hiện kỹ thuật này là viêm phúc mạc. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thực tế điều này không quá đáng sợ, không phải là nỗi ám ảnh khi bệnh nhân tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn.
Vì thế, trong tình hình dịch Covid-19 như hiện nay thì lọc máu tại nhà nên là lựa chọn ưu tiên cho bệnh nhân thận mạn giai đoạn cuối so với lọc máu tại bệnh viện.
BS Phan Tùng Lĩnh, Giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội cho biết kỹ thuật này đòi hỏi một đội ngũ nhân viên y tế đồng bộ được đào tạo những kiến thức cơ bản về điều trị và chăm sóc để đảm bảo chất lượng lọc máu. Đặc biệt, cần có đầy đủ kiến thức để hướng dẫn bệnh nhân suy thận để có được cuộc sống chất lượng và điều trị lâu dài. Vì thế, với tư cách là bệnh viện đầu ngành về thận của Hà Nội, Bệnh viện triển khai nhiều khóa đào tạo (3 tháng, 6 tháng) về kỹ thuật lọc màng bụng cho các bệnh viện trên địa bàn cũng như một số tỉnh lân cận.
Bác sĩ Nguyễn Thế Lương, Phó giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội cũng nhấn mạnh hy vọng đến năm 2022 có thể thiết lập được mạng lưới lọc màng bụng. Là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về thận, lọc máu của Hà Nội, Bệnh viện Thận Hà Nội sẽ song hành và hỗ trợ các bệnh viện trong việc thiết lập các đơn nguyên lọc màng bụng (xây dựng bảng kiểm về trang thiết bị, chuyển giao quy trình…).
Chạy thận nhân tạo giúp duy trì sự sống cho bệnh nhân
Nếu phải chạy thận nhân tạo, người bệnh suy thận mạn có thể phải phụ thuộc vào phương pháp này suốt đời hoặc tới khi được ghép thận.
Kỹ thuật chạy thận nhân tạo
Chạy thận nhân tạo là phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể bằng một loại máy nhằm điều trị bệnh suy thận giai đoạn cuối hoặc suy thận cấp (thường do ngộ độc) khi thận đã mất gần hết hoặc mất hoàn toàn chức năng.
Khi bắt đầu điều trị bằng phương pháp chạy thận nhân tạo, nhân viên y tế sẽ đặt hai cây kim vào cánh tay của người bệnh. Mỗi kim được gắn vào một ống mềm nối với máy lọc máu. Máy lọc máu sẽ bơm máu qua bộ lọc và đưa máu trở lại cơ thể người bệnh. Trong quá trình này, máy lọc máu sẽ kiểm tra huyết áp, mức độ nhanh của máu chảy qua bộ lọc cũng như lượng chất lỏng được loại bỏ khỏi cơ thể.
Bệnh nhân được truyền máu. Ảnh: Shutterstock
Theo số liệu thống kê của Hội thận học thế giới ước tính, có khoảng 3 triệu người bệnh đang phải duy trì sự sống nhờ phương pháp lọc máu (bao gồm chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng) và ghép thận. Riêng tại Việt Nam, ước tính số người suy thận giai đoạn cuối cần phải chạy thận nhân tạo khoảng 800.000 người, chiếm tỷ lệ 0,1% dân số.
BS.CKII Tạ Phương Dung cho biết, tỷ lệ bệnh nhân suy thận phải can thiệp bằng phương pháp lọc máu ở nước ta tương đối cao. Điều này chủ yếu là do phát hiện bệnh muộn hoặc/và điều trị bệnh chưa đúng cách dẫn đến suy thận nặng, làm mất chức năng thận. Chạy thận nhân tạo không thể giúp chữa khỏi bệnh thận mà chỉ giúp thực hiện một phần chức năng của thận là lọc máu để duy trì sự sống cho người bệnh. Tuy nhiên, tiên lượng sự sống ở các người bệnh này thường không quá 10 năm.
BS.CKII Tạ Phương Dung chia sẻ thêm, chạy thận nhân tạo cũng gây tốn kém, mệt mỏi cho cả bản thân và gia đình người bệnh. Ttần suất chạy thận trung bình 3 lần/tuần và mức chi phí khoảng 100-150 triệu đồng mỗi năm là gánh nặng cho gia đình. Bệnh nhận nên được khám chữa đúng cách tại bệnh viện theo phác đồ của bác sĩ. Tự ý điều trị tại nhà bằng những phương pháp chưa được kiểm chứng có nguy cơ gây suy thận nặng, dẫn đến phải chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng hoặc ghép thận.
Chạy thận nhân tạo cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như như tắc mạch máu, hạ huyết áp, mất máu..., nhất là người chạy thận do đái tháo đường.
Các máy móc để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh thận. Ảnh: Shutterstock
Khi nào cần chạy thận nhân tạo?
Thông thường, chạy thận nhân tạo được chỉ định cho người suy thận giai đoạn cuối khi mức lọc cầu thận đã giảm xuống rất thấp (
BS.CKII Tạ Phương Dung cho hay, chạy thận nhân tạo có thể giúp cơ thể kiểm soát huyết áp, đồng thời duy trì sự cân bằng thích hợp của chất lỏng và các khoáng chất khác nhau như kali, natri trong cơ thể. Thông thường, quá trình chạy thận nhân tạo nên được bắt đầu tốt nhất là trước khi thận ngừng hoạt động, gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng.
BS.CKII Tạ Phương Dung khuyên, người bệnh chạy thận nhân tạo nên chú ý tới bảo vệ cổng tiếp xúc trên cánh tay của mình. Ngoài việc kiểm tra đường vào mỗi ngày, bệnh nhân cũng nên chú ý tới các vấn đề sau:
- Kiểm tra lưu lượng máu: thực hiện nhiều lần mỗi ngày bằng cách cảm nhận sự rung động (giống như chúng ta sờ vào cạnh tủ lạnh). Nếu bạn không cảm thấy điều này hoặc nếu có sự thay đổi cần gọi ngay cho bác sĩ..
- Không mặc quần áo bó sát hoặc đeo trang sức trên cánh tay tiếp cận.
- Không mang bất cứ vật gì nặng hoặc làm bất cứ điều gì gây áp lực cho việc ra vào của máu.
- Không được nằm gối đầu lên cánh tay tiếp cận.
- Không để bất kỳ ai lấy máu từ cánh tay tiếp cận.
- Chỉ ấn nhẹ vào chỗ tiếp cận sau khi rút kim ra bởi vì quá nhiều áp lực sẽ làm ngừng dòng chảy của máu qua đường vào.
- Nếu bạn bị chảy máu đột ngột sau khi lọc máu, có thể dùng khăn sạch hoặc băng gạc ấn nhẹ lên vị trí kim tiêm. Nếu máu không ngừng chảy trong 30 phút nên gọi ngay cho bác sĩ.
- Nếu bị nhiễm trùng máu, bạn có thể dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu có cục máu đông trong ống thông, bạn phải đến bệnh viện để điều trị.
- Nhân viên y tế sẽ không dùng mạch máu có lỗ rò này cho bất cứ việc gì ngoài lấy máu để chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, nếu bạn tới cơ sở y tế nào không phải là khoa/đơn vị lọc máu, có thể họ không biết và lấy máu hay tiêm chích ngay vùng mạch máu đó, bạn phải nhắc họ.
Trong quá trình chạy thận nhân tạo có thể xảy ra các biến chứng như ngất xỉu, mất máu, chóng mặt, nhiễm trùng máu, đông máu... gây nguy hiểm đến tính mạng nên bác sĩ không khuyến khích người bệnh tự chạy thận nhân tạo tại nhà. Kỹ thuật này cần làm tại các trung tâm y tế hiện đại và đầy đủ trang thiết bị.
Đối tượng dễ trở nặng khi nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vắc xin Nam giới, người cao tuổi, đặc biệt là người ghép thận, mắc bệnh hồng cầu, có khả năng cao phải nhập viện khi nhiễm Covid-19 dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Các chuyên gia của Đại học Oxford (Anh) đã sử dụng dữ liệu vắc xin để cập nhật một chương trình mà họ phát minh vào năm 2020 nhằm tìm...