Tràn dịch màng phổi, do đâu?
Tràn dịch màng phổi là hiện tượng xuất hiện dịch trong khoang màng phổi (khoang trống giữa thành ngực và phổi) nhiều hơn mức sinh lý bình thường, gây nên những biến đổi trên cơ thể người bệnh.
Đây là một hội chứng gây ra bởi nhiều bệnh khác nhau. Tràn dịch màng phổi tìm được nguyên nhân chiếm 80-90%, tràn dịch màng phổi không rõ nguyên nhân chiếm 10-20%.
Nguyên nhân do đâu?
Có thể chia thành các nhóm nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi như sau:
Dịch thấm: xơ gan cổ trướng, suy tim, suy giáp, suy dinh dưỡng, u nang buồng trứng,…
Dịch tiết: viêm nhiễm tại phổi (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, amip, sán lá phổi, sán lá gan,…), lao, ung thư, do các bệnh hệ thống (Lupus ban đỏ hệ thống), tắc nghẽn động mạch phổi,…
Dịch màng phổi có màu máu: ung thư màng phổi, ung thư di căn đến phổi, chấn thương lồng ngực, tai biến của các thủ thuật thăm dò màng phổi,…
Dịch màng phổi màu sữa: chèn ép hoặc tổn thương ống dưỡng chấp trong lồng ngực, viêm bạch mạch do giun chỉ,…
Hình ảnh dịch xuất hiện nhiều trong khoang màng phổi người bệnh.
Một số nguyên nhân hay gặp
Lao màng phổi (chiếm 40% các nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi) sốt nhẹ về chiều, ho ra máu, gầy, sút cân, dịch màng phổi thường có màu vàng chanh, xét nghiệm dịch màng phổi có thể tìm thấy vi khuẩn lao.
Viêm phổi màng phổi: sốt cao, đau ngực, ho có đờm, Xquang phổi có thể thấy hình ảnh viêm phổi, dịch có thể có mủ, cấy dịch màng phổi có thể tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.
Video đang HOT
Ung thư: thường gặp ở người cao tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi trong nhiều năm. Dịch có thể màu đỏ, màu vàng chanh, tái phát nhanh sau hút dịch, gầy sút cân, toàn thân suy sụp nhanh. Có thể tìm thấy tế bào ung thư trong dịch màng phổi
Suy tim: bệnh nhân có tiền sử các bệnh lý về tim mạch, phù 2 chân, đái ít, thường tràn dịch 2 bên, dịch màu trong, số lượng ít.
Xơ gan, cổ trướng: tiền sử xơ gan, nghiện rượu, dịch trong hoặc vàng chanh, có thể có gan to.
Hội chứng thận hư: phù toàn thân, đái ít, dịch màu trong.
Dấu hiệu nhận biết
Tình trạng tràn dịch màng phổi khiến cho bệnh nhân đau ngực. Đây là triệu chứng xuất hiện sớm, đau âm ỉ bên tràn dịch, đau tăng khi nằm nghiêng về bên đối diện, đau tăng lên khi hít thở sâu.
Khó thở là triệu chứng điển hình. Khó thở phụ thuộc vào mức độ tràn dịch, khó thở tăng lên khi mức độ tràn dịch tăng dần.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể ho khan hoặc ho có đờm, ho tăng lên khi thay đổi tư thế.
Sốt có thể gặp trong các trường hợp có nhiễm trùng, nhiễm độc.
Điều trị thế nào?
Tràn dịch màng phổi cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế. Để có cách điều trị tràn dịch màng phổi triệt để, tránh các biến chứng và tái phát, cần tìm được nguyên nhân gây tràn dịch. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ có điều trị cụ thể như:
Chọc dịch hút: Tràn dịch do bất kỳ nguyên nhân gì thì đều có thể chọc hút dịch để làm xét nghiệm, sinh thiết, hút bớt dịch cho bệnh nhân dễ thở.
Điều trị nguyên nhân:
Lao: Dùng các thuốc chống lao phối hợp dùng đúng liều, đủ thời gian tuân thủ theo phác đồ
Viêm nhiễm: Dùng kháng sinh liều cao, kéo dài từ 4-6 tuần, lựa chọn kháng sinh theo chủng vi khuẩn.
Ung thư: Điều trị ngoại khoa, hóa xạ trị.
Xơ gan, suy tim, suy thận, hội chứng thận hư điều trị theo phác đồ của từng bệnh.
Điều trị khác:
Phục hồi chức năng hô hấp bằng tập thở, thổi bóng, tập các động tác giãn nở lồng ngực trong thời gian dài. Gây dính màng phổi bằng povidone trong trường hợp tràn dịch màng phổi nhiều, tái phát nhanh.
Tràn dịch màng phổi là bệnh lý thường gặp, dễ chẩn đoán, tìm nguyên nhân đôi khi khó khăn. Tiên lượng tràn dịch màng phổi tùy thuộc vào nguyên nhân. Khi có các triệu chứng nghi ngờ tràn dịch màng phổi, nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Vượt qua sự mệt mỏi, cách gì?
Nếu gần đây bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên và kéo dài, bạn có cần đi khám bệnh không hay có cách nào khác đối phó với tình trạng này?
Mệt mỏi là triệu chứng khá phổ biến và có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có thể điểm danh một số thủ phạm chính thường gây ra tình trạng mệt mỏi này.
Các yếu tố gây mệt mỏi
Sự căng thẳng: Khoảng thời gian này ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 có thể gây những căng thẳng nhất định (áp lực kinh tế gia tăng, tăng thêm công việc, chăm sóc con cái, giảm cơ hội việc làm...). Và căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi. Khi cơ thể căng thẳng, mức cortisol tăng lên, có thể gây cảm giác lo âu, các vấn đề về giấc ngủ cũng như các triệu chứng khác.
Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể góp phần làm thay đổi quá trình trao đổi chất và rối loạn giấc ngủ, dẫn đến mệt mỏi.
Các vấn đề liên quan đến tuyến giáp: Khi tuyến giáp hoạt động kém và sản xuất không đủ lượng hormone tuyến giáp (suy giáp), khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, cùng với các triệu chứng khác. Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh tuyến giáp hơn nam giới và tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi tác. Gần 20% phụ nữ trên 65 tuổi có tuyến giáp hoạt động kém.
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu cân bằng, dẫn đến thiếu hụt vitamin có thể làm tiêu hao năng lượng của bạn. Mệt mỏi đôi khi cũng do thói quen uống ít nước khiến cơ thể mất nước.
Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân rõ ràng nhất gây mệt mỏi là ngủ không đủ giấc. Ngoài các lý do kể trên, nhiều khi đây là kết quả của thói quen thức khuya, sử dụng máy tính, điện thoại thông minh quá nhiều. Những người có công việc đòi hỏi phải thức đêm cũng gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian nhất quán để đạt được giấc ngủ sâu và thư thái.
Ngủ không đủ giấc cũng có thể bởi mất ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém do căng thẳng, hoặc rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ.
Bệnh lý và dùng thuốc: Mệt mỏi có thể là triệu chứng ở những người bị trầm cảm. Nhiều bệnh lý như nhiễm trùng, thiếu máu, bệnh tim, bệnh thận mạn tính, ung thư, bệnh thần kinh và bệnh tự miễn dịch cũng gây ra mệt mỏi. Một số loại thuốc cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng, buồn ngủ.
Vượt qua mệt mỏi bằng biện pháp tự nhiên
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi kéo dài, hãy cố gắng xác định nguyên nhân và sau đó thử nghiệm các giải pháp sau đây:
Thay đổi lối sống: Hãy cải thiện chế độ ăn uống của bạn và tập trung thực hiện các biện pháp đảm bảo giấc ngủ tốt vào ban đêm như đi ngủ vào giờ nhất định, tránh các thiết bị điện tử ít nhất 2 giờ trước khi ngủ...
Tập thể dục đều đặn: Nếu sự thay đổi khó khăn với bạn, hãy bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ để dễ đạt được. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu bằng cách tập thể dục 2-3 phút mỗi ngày, sau đó vài ngày tăng lên 5 phút và sau đó là 10 phút. Hoạt động thể chất nhiều hơn trong ngày cũng sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Kiểm tra thuốc của bạn: Sự mệt mỏi, uể oải trong ngày có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bạn đang dùng. Nếu bạn dùng một loại thuốc mới và đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, hãy liên hệ với bác sĩ để kiểm tra tác dụng phụ và đổi thuốc nếu có thể.
Giảm căng thẳng: Sức khỏe tinh thần của bạn nên được ưu tiên. Thực hành thiền chánh niệm và các biện pháp giảm căng thẳng có thể hữu ích.
Gặp bác sĩ: Tuy nhiên, không phải tất cả các nguyên nhân gây mệt mỏi đều có thể tự điều trị được. Nếu sự mệt mỏi bao gồm các triệu chứng nghiêm trọng hoặc dai dẳng hoặc cản trở khả năng hoạt động của bạn, hãy đến bác sĩ để được kiểm tra.
"Quá liều" từ góc nhìn sức khỏe Overdose là thuật ngữ tiếng Anh, có nghĩa quá liều, chủ yếu là trong sử dụng thuốc. Thế nhưng, cũng còn một số thứ con người đưa vào cơ thể với liều lượng nhiều hơn mức cần thiết, từ đó xảy ra nhiều hệ quả lợi bất cập hại. Đôi nét về overdose Theo Bách khoa thư mở, trong thực hành y tế...