Tinh hoa ẩm thực vùng miền: Phố biển Bình Thuận không chỉ có hải sản
Là địa phương nổi tiếng về du lịch biển, Bình Thuận còn có cho mình những món ăn đặc trưng, chiều lòng mọi du khách gần xa mỗi khi ghé thăm.
Theo đó, trong chương trình tinh hoa ẩm thực vùng miền do Sài Gòn Tiếp Thị thực hiện, anh Nguyễn Thanh Duy, giáo viên tại trung tâm đào tạo nghề Bách Việt, Bình Thuận cũng là một đầu bếp chuyện nghiệp đã chia sẻ những thông tin thú vị về lẩu thả Phan Thiết, dông nướng đồi cát và bánh hỏi lòng heo Phú Long. Video buổi chia sẻ xem thêm tại đây
Nếu như lẩu thả Phan Thiết nổi tiếng khắp nơi bởi cách bày trí, thưởng thức độc đáo; dông nướng đồi cát là sản vật mà thiên nhiên ban tặng nơi đây thì bánh hỏi lòng heo Phú Long lại là thức quà sáng của người dân Bình Thuận. Chi tiết nội dung những món ăn này hiện đã được đăng tải trên chuyên mục bản đồ ẩm thực Việt Nam thuộc Sài Gòn Tiếp Thị phát triển. Quý bạn đọc quan tâm đến món ăn vùng miền có thể đón theo dõi thêm tại đây
Để mọi người có thể thưởng thức hương vị những món ăn trên khi chưa có điều kiện ghé thăm Bình Thuận, đầu bếp Nguyễn Thanh Duy đã gửi đến chương trình những công thức liên quan. Giờ thì cùng khám phá và trổ tài đầu bếp chiêu đãi người thân, bạn bè nhé!
Lẩu Thả Phan Thiết
Nguyên liệu: 0,5kg bún tươi, 1 bánh tráng nướng, 10 miếng bánh tráng mỏng, 0,2kg cá mai, 0,4kg tôm sú, 0,2kg thịt ba chỉ heo, 4 quả trứng gà, 0,5kg rau sống, 1 quả chuối sứ chín, 0,2kg đậu phộng rang, 0,1kg tỏi băm, 0,15kg ớt sừng băm, 0,1kg hành tây cắt hạt lựu, 0,2kg cà chua cắt hạt lựu, 3m nước mắm, 0,05kg bắp chuối bào, 0,2kg xoài xanh bào sợi, 0,1kg dưa leo bào sợi, 1 bắp chuối nguyên bắp, 0,05kg thịt heo xay, 0,1ml dầu ăn, 1m muối, 4m đường, 2m hạt nêm, 1g tiêu xay, 2 quả chanh vắt cốt, 0,3kg xương gà.
Cách làm: Cá mai phi lê làm sạch, rửa để ráo, dùng nước cốt chanh ướp vào cá để tái cá. Sau đó, vớt ra vắt lại để ráo, tiếp theo, cho 0,05kg tỏi băm nhuyễn cùng với 0,05kg ớt sừng băm nhuyễn vào trộn điều với 1g muối và 1g bột ngọt trộn điều, ướp bảo quản tủ mát.
Cách làm (tt): Tiếp theo, nấu phần nước lẩu, dùng xương gà rủa sạch trần sơ qua nước sôi. Sau đó, cho vào nồi hầm với khoản 2 lít nước lọc, hầm với lửa nhỏ khoảng 2-3 giờ (có thể tận dụng xương cá để hầm nước dùng, lọc lại nước trong khoảng 1 lít nước).
Video đang HOT
Cách làm (tt): Cho dầu ăn vào chảo, cho tiếp hành tây, cà chua băm hạt lựu vào xào thơm, tiếp theo cho khoảng 100g tôm lọt vỏ băm nhuyễn vào, thêm thịt bằm vào xào điều tay cho nguyên liệu săn lại và có mùi thơm. Tiếp theo, cho hết vào nồi nước dùng nấu sôi với lửa nhỏ, khoáy nhẹ, tiếp theo nêm nếm gia vị. Cho 1m cà phê đường cát, 5g muối, 2m ca phê hạt nêm, cho 1g tiêu xay vào nêm nếm vừa ăn tiếp theo nêm nhẹ 0,5m cà phê nước mắn để tăng hương thơm rồi tắt bếp.
Cách làm (tt): Phần trứng gà đập vào tô khoáy điều, dùng chảo chống dính chiên tráng mỏng cùng với lửa nhỏ, xong cuộn tròn lại và thái thành sợi vừa ăn. Phần thịt ba chỉ sơ chế sạch cho vào luộc, khi luộc cho 1 ít muối vào nước luộc. Luộc chín ngâm qua nước đá và thái thành từng sợi vừa ăn, tiếp theo, phần tôm luộc lọt vỏ bỏ chỉ chẻ đôi, phần xoài gọt vỏ bào sợ, dưa leo bào sợi bỏ ruột, rau sống thái sợi.
Cách làm (tt): Phần nước sốt cho hết phần tỏi ớt băm vào cối xay sinh tố. Cho tiếp đậu phộng rang và chuối lột vỏ vào cho 3m nước mắm, 3m đường, 6m nước lọc vào xay nhuyễn mịn, bắc chảo lên bếp cho hết phần sốt đã xay vào mở lửa nhỏ khoáy điều cho sốt sánh lại là được.
Trình bày: Xếp cá mai vào đĩa theo vòng, dùng bắp chuối tách lấy bẹ rửa sạch và xếp tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào. Dùng 1 mẹt để đĩa cá chính giữa, xếp các bẹ chuối đựng nguyên liệu vào theo vòng tròn mẹt. Cho nước lẩu vào tộ đất, nước chấm cho ra chén và dùng kèm với bún tươi, bánh tráng nướng và bánh tráng mỏng.
Nguyên liệu: 300g dông nguyên con, 10g ớt xay, 5g tỏi xay, 5g dầu màu điều và dầu ăn, 5g hạt nêm, 2g bột ngọt.
Cách làm: Dông sơ chế, bỏ phần da bên ngoài và đem rửa sạch, để ráo. Pha sốt muối ớt, cho ớt xay, tỏi xay dầu điều, hạt nêm, bột ngọt. Trộn đều các nguyên liệu lại với nhau và ướp vào phần thịt dông.
Cách làm (tt): Sau đó, để cho dông thấm vị từ 15-20 phút. Tiếp theo, bỏ bếp than và cho dông lên nướng với lửa nhỏ, trở đều 2 mặt cho dông chín đều, tới khi thấy ngã màu vàng và mùi thơm dậy lên là đạt. Món này dùng kèm với rau sống.
Bánh hỏi lòng heo Phú Long
Nguyên liệu: 0,6kg bánh hỏi, 0,1kg gan heo, 0,1kg tim heo, 0,1kg cật heo, 0,15kg thịt ba chỉ heo, 0,1kg bao tử heo, 0,15kg nạc vai heo, 0,3kg phèo non heo, 5 tép tỏi băm, 2 quả ớt sừng băm, 2 quả cà chua lột vỏ, 0,3 lít nước lọc, 1mcf tương cà, 1mcf muối, 2,5mcf đường, rau sống các loại, 0,5mcf bột ngọt.
Cách làm (tt): Nước chấm: Xay nhuyễn cà chua với tỏi, ớt cùng nước lọc rồi cho vào nồi nấu sôi. Nêm muối, đường, bột ngọt, tương cà rồi nấu sôi nêm lại vừa ăn thì tắt bếp.
Cách làm (tt): Sơ chế lòng: Sơ chế rửa sạch lòng và thịt, tiếp tục rửa thêm với phèn chua, rửa sạch lại rồi cho vào nồi lược cùng nước lọc, ít muối, ít bột ngọt. Luộc khoảng 30-40 phút tùy lửa, riêng thịt ba chỉ luộc khoảng 15-20 phút rồi vớt ra ngâm vào nước đá (khoảng 10-15 phút) để có độ giòn, sần sật.
Cách làm (tt): L òng dồi: Phèo non làm sạch, rửa với phèn chua và rửa lại với nước lọc. Thịt nạc vai băm nhuyễn ướp với 3g hạt nêm, 2g bột ngọt, 1g tiêu xay, 1g đường trộn đều. Nhồi hỗn hợp vào phèo non, sau đó, hấp 5 phút, để ráo và chiên sơ qua dầu lần 1 cho hơi vàng nhạt rồi vớt ra và chiên tiếp lần 2.
Trình bày: Lòng heo hấp nóng, cắt miếng vừa ăn, dồi heo cũng thế. Chuẩn bị bánh hỏi, làm chén mỡ hành rưới lên bánh hỏi, dùng kèm thêm bánh tráng, rau sống tùy thích.
Ba khía Rạch Gốc
Chắc chắn ai cũng một lần nghe tới bài hát " Anh Ba Khía" và một món ăn đặc trưng của Cà Mau nữa, không thể không nhắc tới Ba Khía.
Đến với Cà Mau khách du lịch có thể thăm quan những khu du lịch như hòn khoai, hòn đá bạn và thưởng thức những đặc sản nơi đây. Đặc biệt là món đặc sản ba khí Rạch Gốc thì khác du lịch không nên bỏ qua.
Về với vùng đất Rạch Gốc (thuộc xã Tân Ân huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau), hẳn du khách không khỏi chạnh lòng. Từ trung tâm Tp. Cà Mau, khoảng hơn một giờ đồng hồ đi bằng tàu cao tốc, du khách sẽ đến được với cửa biển Rạch Gốc
Ngoài các cảnh quan thiên nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ, thì chắc chắn những ai đến đây cũng sẽ rất thích thú với một món ăn mà từ lâu đã trở thành đặc sản của địa phương: ba khía.
Ba khía Rạch Gốc đã có thương hiệu từ xưa đến nay vì chỉ có địa phương này con ba khía mới thật sự ngon, hấp dẫn hơn cả. Khoảng tháng 7, tháng 8 Âm lịch hàng năm là vào mùa ba khía. Loại ba khía này ăn trái mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác.
Ba khía sau khi bắt xong, rửa sạch và muối ngay tại chỗ. Cho muối thấm khoảng 5 đến 7 ngày đêm là có thể ăn được. Muối ba khía không nên mặn quá, cũng không muối lạt quá. Vì nếu mặn thì thịt sẽ xẵng lại, còn nếu lạt quá thì thịt mau bủng, ăn mất ngon.
Ngoài ra, ba khía còn được chế biến bằng cách luộc sả ăn cùng với nước chấm. Nước chấm được chế biến rất đơn giản nhưng không kém phần đặc biệt; gồm sả băm nhuyễn, trộn chung với cơm mẻ, cho chút ớt vào tạo vị cay rồi bỏ thêm chút gia vị cho vừa ăn. Với cách ăn này, thịt của ba khía rất ngọt, thơm do hòa với hơi cay của ớt, sả và chút chua, nồng của cơm mẻ; ba khía luộc ăn cùng với nước chấm sẽ là một món ăn không thể quên đối với du khách.
This entry was posted in Ẩm thực An Giang, Ẩm thực Bạc Liêu, Ẩm thực Bến Tre, Ẩm thực Cà Mau, Ẩm thực Cần Thơ, Ẩm thực Đồng Tháp, Ẩm thực Hậu Giang, Ẩm thực Kiên Giang, Ẩm thực Long An, Ẩm thực miền tây, Ẩm thực Sóc Trăng, Ẩm thực Tiền Giang, Ẩm thực Trà Vinh. Bookmark the permalink.
Bữa sáng dân dã cùng bánh hỏi lòng heo Phú Long Nằm gần cửa ngõ thành phố Phan Thiết, thị trấn Phú Long được nhiều thực khách sành ăn tìm đến bởi nơi đây có món bánh hỏi lòng heo nổi danh cả nước. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi tại Phú Long có rất nhiều lò làm bánh hỏi, được truyền qua nhiều thế hệ. Theo đó, để làm ra sợi bánh...