Thuốc ARV dùng để điều trị HIV có làm ảnh hưởng tới huyết áp không?
Nói một cách đơn giản, hầu hết các thuốc ARV hiện dùng KHÔNG phải là yếu tố độc lập gây ra bệnh tăng huyết áp.
Bác sĩ cho em hỏi, thuốc ARV (nhóm thuốc kháng HIV) có làm ảnh hưởng tới huyết áp không? Gần đây em lên huyết áp liên tục và có lần em phải cấp cứu vì huyết áp lên đột ngột cao.
Trả lời:
Chào bạn,
Người ta không ghi nhận bằng chứng mạnh cho thấy có mối liên hệ giữa điều trị ARV bằng các thuốc thông dụng hiện nay với tình trạng tăng huyết áp và gây ra bệnh lý tăng huyết áp.
Nói một cách đơn giản, hầu hết các thuốc ARV hiện dùng KHÔNG phải là yếu tố độc lập gây ra bệnh cảnh này.
Tăng huyết áp ở người có HIV (có H) dường như xảy ra nhiều hơn, đặc biệt là khi họ sống thọ hơn và già đi.
Các yếu tố nguy cơ khác của tăng huyết áp ở người có H xuất hiện nhiều hơn theo thời gian sống của họ như nam giới, béo phì, BMI cao, lớn tuổi, rối loạn mỡ máu hay do các bệnh lý như đái tháo đường và bệnh thận mạn…
Video đang HOT
Nhưng nhận định chung là “nó không phải do ARV gây ra”.
Khuyến cáo hiện nay là bệnh nhân HIV nên theo dõi và tầm soát tăng huyết áp một cách thường quy.
Vì vậy, bạn hãy thăm khám chuyên khoa, điều trị tăng huyết áp theo chỉ định và tốt nhất hãy thảo luận với bác sỹ điều trị về tình trạng HIV và ARV để bác sỹ sử dụng thuốc một cách hiệu quả và không bị tương tác thuốc.
Chia sẻ từ Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ – Phòng khám Nhà Mình
Sai lầm tai hại khi ăn trứng vịt lộn
Nếu không biết cách ăn trứng vịt lộn, rất có thể người ăn sẽ bị ngộ độc thực phẩm nguy hiểm tới tính mạng.
Trứng vịt lộn là thức ăn phổ biến mặc dù không phải ai cũng dũng cảm để thưởng thức. Chứa hàm lượng đạm cao, trứng vịt lộn là món ăn tốt cho những chị em trong quá trình giảm cân (dĩ nhiên với liều lượng phù hợp).
Tuy vậy, món ăn này không thực sự tốt cho tất cả mọi người. Chất béo của trứng có tỷ lệ cholesterol cao nên không tốt đối với những người bị các bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, huyết áp, tim mạch, người thừa cân và béo phì,...
Khách quan mà nói, không phải ai cũng biết cách ăn trứng vịt lộn đúng cách.
Uống nước vối, nước chè sau khi ăn trứng vịt lộn
Chắc chắn đây là hành động quen thuộc của nhiều người sau khi ăn sáng. Thế nhưng, điều ấy thật sự tệ hại nếu bạn vừa kết thúc bữa sáng bằng 1 hoặc 2 quả trứng vịt lộn.
Axit tannic trong lá chè sẽ kết hợp với protein trong trứng tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột khiến bạn bị táo bón ngay sau đó, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
Ăn mắm tỏi
Tỏi vốn là thực phẩm đại kỵ với trứng. Nhiều trường hợp ghi nhận một vài người phải nhập viện trong tình trạng ngộ độc nặng vì trót ăn mắm tỏi với trứng vịt lộn.
Uống sữa
Trứng và sữa không nên ăn cùng với nhau. Trong sữa có chứa một hàm lượng chất lactose - một thể trong hai loai đường galactose và glucose dimmer. Trong trứng lại có chứa rất nhiều chất protein, giúp phân giải các acid amin. Sự kết hợp ấy sẽ gây ra việc tiêu chảy, thậm chí nôn mửa.
Ngoài ra, ăn thịt ngỗng, thịt thỏ ngay sau khi ăn trứng là một sai sách. Vì thịt thỏ, thịt ngỗng có tính hàn. Trứng lại chứa một số chất có hoạt tính sinh học, khi ăn cùng nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu hóa kém đôi khi cũng không phù hợp để ăn.
Ăn trứng vào buổi tối
Nên tránh ăn trứng lộn vào buổi tối bởi đây là món ăn khó tiêu, khó có thể tiêu hóa hết trước khi đi ngủ dẫn tới đầy hơi, khó chịu.
Nên ăn kèm rau răm, gừng có tính ấm vị cay nồng để chống đầy hơi, sát trùng và làm ấm bụng. Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi.
Tuy nhiên, bản thân trứng vịt lộn không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của người ăn nhưng nếu ăn nhiều trứng vịt lộn cũng có nghĩa bạn đã tiêu thụ nhiều rau răm - loại gia vị được cho rằng làm suy yếu khả năng sinh lý của quý ông.
Với trẻ nhỏ, tuyệt đối không nên cho trẻ dưới 2 tuổi ăn trứng vịt lộn, bởi ở độ tuổi đó, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, rất dễ mắc khuẩn đường ruột gây đau bụng, tiêu chảy kéo dài. Trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn 1/2 quả/lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ.
Mối liên quan giữa ăn thừa muối và bệnh tăng huyết áp Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp như thừa cân, ăn mặn, hút thuốc lá, ăn nhiều chất béo... Trong đó, ăn thừa muối không chỉ làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp mà còn có thể gây ra nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Vì vậy kiểm soát lượng muối ăn hàng ngày cũng là cách tốt để...