Thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa dịch virus Corona
Để tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống đỡ lại những tác nhân nguy hại, ngoài việc rèn luyện thể lực, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng.
Theo Healthline, để tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống đỡ lại những tác nhân nguy hại, ngoài việc rèn luyện thể lực, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Healthline đã chỉ ra một số thực phẩm cung cấp nhiều chất chống ôxy hóa giúp bảo vệ sự tấn công của các gốc tự do trước khi gây hại cho cơ thể.
Nhóm rau củ quả
Trái cây có múi: Chứa nhiều vitamin C giúp cải thiện hệ miễn dịch bằng cách giúp cơ thể tăng cường sản sinh các tế bào bạch cầu và kháng thể chống lại virus và vi khuẩn.
Bưởi chứa nhiều chất giúp bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Ảnh: Vitamini.hr
Đơn cử như bưởi là loại trái cây chứa nhiều các chất flavonoid – hợp chất hóa học tự nhiên được tìm thấy để tăng kích hoạt hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, trong bưởi hàm lượng vitamin C cao nhất trong các loại hoa quả là 95 mg/100 g ăn được; tiếp đến là kiwi 93 mg/100 g, cao hơn cả chanh, dâu tây, ổi, quýt.
Nhóm quả mọng: Như quả nam việt quất, mâm xôi… chứa nhiều chất antocyanozid, chống ôxy hóa cao giúp ngăn ngừa cục máu đông, rối loạn mạch máu. Các chất này còn tham gia chống tăng nhãn áp và đục nhân mắt, cũng như hạ thấp lượng đường trong máu… Ngoài ra, quả nam việt quất còn giúp làm chậm tiến trình suy thoái chức năng nhận thức do tuổi tác gây ra.
Bông cải: Thường được gọi là súp lơ xanh có nhiều chất kích thích hệ thống miễn dịch lại thêm nhiều betacaroten, vitamin A, C, E glutathione rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, bông cải còn giúp ngăn ngừa sự phát triển bất bình thường của các tế bào có nguy cơ dẫn đến ung thư.
Tỏi, gừng: Trong tỏi có chứa chất allicin là một kháng sinh tự nhiên mạnh, chất ajoen tác dụng ngăn cản sự tạo thành cục máu đông trong động mạch chống đột quỵ cũng như kiểm soát cholesterol trong máu.
Ngoài ra còn chứa selen làm chậm sự ôxy hóa tế bào và lão hóa, chất saponinlàm giảm huyết áp và fructose giúp kích thích hệ thống miễn dịch. Tỏi được kết hợp với cây cỏ xạ hương (húng tây) sẽ làm tăng tác dụng kháng sinh gấp bội và càng dễ tiêu hóa nhóm ngũ cốc.
Video đang HOT
Cũng như tỏi, gừng chứa các thành phần chống viêm, giảm đau rất tốt.
Khoai lang: Giống như cà rốt, có nhiều betacaroten là chất chống ôxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa và có thể giảm nguy cơ mắc ung thư.
Nhóm thực phẩm có nguồn gốc động vật
Theo Healthline, các thực phẩm giàu kẽm có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra kẽm có một số tác dụng kháng virus, kẽm cũng góp phần quan trọng đối với một số nhiệm vụ của hệ thống miễn dịch bao gồm chữa lành vết thương.
Thực phẩm giàu kẽm có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Ảnh: Internet
Một số món ăn giàu kẽm như sò chứa tới 13,40 mg/100 g, lòng đỏ trứng gà có 3,70 mg kẽm (zn)/100 g, thịt cừu có 2,9 mg/100 g, thịt heo nạc có 2,5 mg/100 g và thịt bò có 2,2 mg/100 g…
Ngoài ra, súp gà cũng được cho là món ăn tăng sức đề kháng. Bởi các acid amin cysteine được sản sinh từ thịt gà trong quá trình nấu súp có tác dụng tương tự như thuốc viêm phế quản acetylcystein, ngăn chặn sự lây lan của tình trạng viêm và giảm triệu chứng cảm lạnh.
HẠ QUYÊN
Theo PLO
Mẹo hay giúp đi bộ phát huy tối đa hiệu quả
Đi bộ là cách giúp bạn rèn luyện thể lực nâng cao sức khỏe, sức đề kháng giảm nguy cơ mắc bệnh. Làm thế nào để đi bộ đúng cách và hiệu quả?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): "Dự báo đến năm 2020, 70% số bệnh gia tăng như tiểu đường, béo phì, tim mạch... là do phải ngồi quá lâu, thiếu vận động gây nên.
Cần biết mẹo này để đi bộ buổi sáng hiệu quả.
Ngồi nhiều, ít vận động gây biến đổi rõ ràng nhất đến quá trình trao đổi chất của con người. Trong số các phương pháp rèn luyện thể lực thì đi bộ có tính đại chúng cao, an toàn, đơn giản, dễ tập. Đi bộ góp phần tăng cường khả năng miễn dịch của tế bào, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Trong số các phương pháp rèn luyện thể lực thì đi bộ có tính đại chúng cao, an toàn, đơn giản, dễ tập. Đi bộ góp phần tăng cường khả năng miễn dịch của tế bào, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là những kỹ thuật cơ bản của đi bộ
Tập đi bộ bình thường
Trước hết bạn nên đi chậm. Tần số bước chân trong 1 phút 70-90 bước, tương đương 3-4km/giờ. Khi đi chú ý đến nhịp thở ra hít vào đều đặn.
Tuy nhiên, quá trình đi bộ, tốc độ đi phụ thuộc vào hai yếu tố chính là độ dài bước chân và tần số bước. Độ dài bước phụ thuộc vào cấu trúc cơ thể và sức khỏe. Tần số bước phụ thuộc vào sức mạnh của đôi chân, tốc độ đưa chân, lực đạp sau và sự phối hợp của tay.
Tập đi bộ kèm đánh lăng tay
Động tác đánh tay thông qua khớp vai giữ thăng bằng cho cơ thể trong quá trình đi và góp phần điều chỉnh tần số bước đi. Đánh tay tích cực nhịp nhàng, khi đưa tay ra phía trước hơi chếch vào trong. Khi đưa tay ra sau hơi chếch ra ngoài. Nhờ đó tăng cường hoạt động cơ và dây chằng ở vai và ngực. Cách này thích hợp với người mắc các bệnh mạn tính về đường hô hấp.
Tập đi bộ vừa đi vừa xoa bụng
Vừa đi vừa xoa bụng có lợi cho tiết dịch và bài tiết ở dạ dày, nhất là với những ai tiêu hóa không tốt hoặc bị bệnh mạn tính về tiêu hóa.
Tập đi bộ thể thao
Động tác cần nhịp nhàng, thân thẳng, tay đánh mạnh. Khi bước về phía trước thì dùng gót chân chạm đất trước, khớp gối duỗi thẳng tự nhiên từ gót chân nhanh chóng chuyển sang toàn thân rồi mũi chân cuối cùng chạm đất.
Tập đi bộ - chạy kết hợp
Tức là tập đi một đoạn lại chạy một đoạn. Cứ thế tiếp diễn luân phiên. Có thể đầu tiên đi một phút rồi chạy một phút, rồi cứ thế luân phiên tiếp tục. Cần căn cứ vào sức mình mà sắp xếp cho vừa, tăng dần phù hợp. Ví dụ tuần 1 chạy 3 lần, đi 3 lần và sau tăng dần lên chạy 10 lần đi 10 lần. Sau khi đã ổn định khối lượng vận động đó, có thể mỗi lần đi 200m, chạy 200m luân phiên. Rồi cố định ở mức nào đó mà kiên trì tập luyện. Tuy vậy cũng không nên nóng vội và cần thở sâu, đều, sức khỏe được cải thiện rõ.
Thở bằng ngực, khi hít vào
Khoang ngực cũng phồng nở lên, khi thở ra thì xẹp xuống. Cách thở đúng này thường gồm mấy bước sau: cố mở rộng khoang ngực, hít không khí vào, làm cho không khí vào cả phần giữa lẫn dưới phổi, đồng thời cơ hoành cũng hạ xuống.
Trình tự thở ra thì ngược lại.Trước tiên, cơ hoành nâng lên, làm cho khoang ngực hẹp lại, đẩy không khí trong phổi ra ngoài. Tuy vậy khi thở cũng nên lưu ý không khom gù lưng lại, mà phải thư giãn ngực kịp thời.
Cần chú ý: Giữ nhịp thở tự nhiên, không nên hít vào quá mức, chỉ cần thấy vừa đủ là được.
Cách giữ ấm khi tập thể dục ngày đông
Hãy chờ cho trời sáng hẳn trước khi bước ra ngoài tập thể dục bởi khi đó, lượng ôxy trong không khí nhiều hơn carbon thì sẽ tốt cho sức khỏe hơn, nhất là đối với người mắc các chứng bệnh về đường hô hấp.
Cho dù bạn thể dục ở bất kỳ thời tiết nào thì cũng cần khởi động cơ thể trước tiên. Nhưng khi trời se lạnh, bạn nên làm việc này lâu hơn một chút vì cơ thể trong mùa đông sẽ ì hơn so với thời tiết nắng nóng.
Uống nước ấm có thể giữ cho bụng ấm áp, làm ấm cơ thể từ bên trong một cách nhanh chóng. Tốt hơn hết, bạn nên mang theo một bình nước, trà nóng trong bình giữ nhiệt mỗi khi ra ngoài vào mùa Đông.
Nên chọn những bộ quần áo thể thao mùa đông được thiết kế vừa để giữ ấm, vừa bảo đảm độ thoáng khí, thoát mồ hôi và không gây tổn hại cho da. Tất len hoặc tất bằng sợi polypropylene là sự lựa chọn tốt để thoát ẩm. Giày tập nên chọn loại có đế chống trượt và chắc chân. Không nên đi giày quá chật, quá kín vì sẽ cản trở quá trình lưu thông máu ở chân.
Hạo Nhiên
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Chuyên gia lên tiếng về loại vắc xin khô phòng cúm hiệu quả mà không cần tiêm chủng được các mẹ rất ưa chuộng "Vắc xin khô phòng cúm - thuốc bán chạy nhất hàng năm cho người muốn ngừa cúm nhưng không muốn chích vắc xin", đó là những lời quảng cáo về loại vắc xin khô phòng cúm được các mẹ bỉm sữa rất ưa chuộng, tìm mua cho con sử dụng. Như thường lệ, cứ đến thời điểm giao mùa hàng năm, thời điểm...