Thừa vitamin E có gây hại cho sức khỏe không?
Vitamin E rất quan trọng đối với sức khỏe nhưng việc bổ sung quá nhiều vitamin E lại có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
1. Thiếu hay thừa vitamin E đều có hại tới cơ thể
Sự thiếu hụt vitamin E rất hiếm gặp ở những người khỏe mạnh vì hầu hết mọi người nhận được lượng vitamin E cần thiết từ chế độ ăn uống. Sự thiếu hụt vitamin E có liên quan đến một số bệnh mạn tính hoặc rối loạn di truyền hiếm gặp, gây suy giảm sự hấp thụ chất béo, chẳng hạn như bệnh Crohn hoặc bệnh xơ nang. Tình trạng thiếu vitamin E cũng có thể xảy ra nếu bạn theo chế độ ăn kiêng rất thiếu chất béo.
Ở những người bị rối loạn di truyền gây thiếu hụt vitamin E nghiêm trọng có thể dẫn đến các vấn đề thần kinh, chẳng hạn như phối hợp và kiểm soát cơ bắp kém. Nếu không được điều trị, tình trạng thiếu vitamin E có nguy cơ dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn, mù lòa, bệnh tim, giảm khả năng tập trung và có thể là nguyên nhân gián tiếp gây vô sinh ở nam giới.
Tuy nhiên, quá nhiều vitamin E cũng gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Trong trường hợp nếu uống quá liều vitamin E sẽ khiến cơ thể có triệu chứng như: đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, phát ban nhẹ. Một số người còn bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể.
Vitamin E rất quan trọng cho sức khỏe nhưng bổ sung quá nhiều có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng.
2. Tại sao thừa vitamin E lại nguy hiểm?
Thừa vitamin E có thể dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khỏe:
- Làm loãng má.u: Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của việc thừa vitamin E là làm loãng má.u, tăng nguy cơ chả.y má.u. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết nội tạng.
- Cản trở quá trình đông má.u: Vitamin E có thể làm giảm khả năng đông má.u của cơ thể, khiến vết thương khó lành và tăng nguy cơ nhiễ.m trùn.g.
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin E liều cao trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề về thần kinh như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
- Tương tác với thuố.c: Vitamin E có thể tương tác với một số loại thuố.c, làm giảm hiệu quả của thuố.c hoặc tăng nguy cơ tác dụng phụ. Ví dụ thuố.c chống đông má.u, thuố.c chống kết tập tiểu cầu simvastatin, niacin, các chất dùng trong hóa trị và xạ trị,…
Vitamin E vốn có tính đối kháng với vitamin K và tương tác với aspirin. Nếu dùng quá nhiều sẽ làm tăng thời gian đông má.u, ngăn sự kết tiểu cầu. Đồng thời, khi dùng chung với estrogen trong thời gian dài có thể gây ra huyết khối.
3. Dấu hiệu nhận biết thừa vitamin E
Video đang HOT
Thông thường, việc sử dụng viên uống bổ sung vitamin E với liều giới hạn sẽ không gây bất kỳ tác dụng phụ nào. Các loại thực phẩm bổ sung thường có hàm lượng vitamin E từ 400-1.000 IU mỗi ngày. Những đối tượng có nguy cơ thừa vitamin E là: người sử dụng thực phẩm chức năng chứa vitamin E với liều cao trong thời gian dài; người có bệnh lý về gan; người sử dụng đồng thời nhiều loại thuố.c khác nhau,…
Quá nhiều vitamin E có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi và thậm chí làm tăng nguy cơ chả.y má.u.
Mặc dù việc bổ sung vitamin E là an toàn nhưng nếu dùng quá liều có thể gây nguy cơ chả.y má.u – đặc biệt là người đang dùng thuố.c làm loãng má.u – vì vậy giới hạn tối đa được khuyến cáo cho người lớn là 1.000mg (1.465 IU) mỗi ngày. Khi cơ thể bị tích trữ lượng lớn vitamin này và không thể đào thải được, cơ thể sẽ có những dấu hiệu sau:
Mệt mỏi, yếu cơ;
Đau đầu, chóng mặt;
Buồn nôn, tiêu chảy;
Dễ bị bầm tím, chả.y má.u;
Khi xuất hiện những dấu hiệu này nên ngừng ngay việc sử dụng vitamin E và theo dõi cơ thể. Những triệu chứng này sẽ biến mất trong 1-2 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không cải thiện thì nên đi khám bác sĩ ngay để có phương pháp khắc phục.
4. Làm thế nào để tránh thừa vitamin E?
Việc bổ sung vitamin E cần được thực hiện một cách khoa học và có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. Tự ý bổ sung vitamin E có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào, mọi người hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và cần phải sử dụng kiên trì trong liều lượng cho phép.
Quá nhiều vitamin E có thể gây nguy hiểm, vì vậy hãy hạn chế lượng tiêu thụ ở mức thấp hơn 1.000mg hoặc tối đa là 1.500 đơn vị quốc tế/ngày. Khi sử dụng thực phẩm chức năng, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và không vượt quá liều lượng khuyến cáo. Những người trưởng thành khỏe mạnh, bao gồm cả trong thời kỳ mang thai và cho con bú được khuyến cáo không nên bổ sung quá 300mg vitamin E mỗi ngày, cao hơn khoảng 27 lần so với nhu cầu khuyến nghị đối với loại vitamin này.
Tốt nhất nên bổ sung vitamin mà cơ thể cần từ nguồn thực phẩm tiêu thụ hàng ngày. Thay vì bổ sung vitamin E bằng viên uống, hãy ưu tiên các nguồn thực phẩm tự nhiên giàu vitamin E như hạt, quả bơ, dầu thực vật.
Một ngày, uống bao nhiêu vitamin E?
Vitamin E được lưu trữ trong cơ thể, nên nó có thể tích lũy theo thời gian. Nếu uống một lượng vượt quá liều khuyến cáo, người dùng sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc.
Vậy một ngày cơ thể cần bao nhiêu viamin E?
1. Khuyến nghị về vitamin E
Chế độ ăn uống được khuyến nghị (RDA) dựa trên lượng tiêu thụ trung bình mà bạn nên cố gắng đạt được, để nhận được tất cả các lợi ích và yêu cầu về vitamin E, có sức khỏe tốt. RDA bao gồm vitamin E từ cả thực phẩm bạn ăn và bất kỳ hình thức bổ sung nào bạn dùng.
Có thể bổ sung vitamin E bằng thực phẩm hoặc thuố.c bổ sung.
Theo Viện Dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam về vitamin E (alpha-tocopherol) mg/ngày như sau:
AI (mức tiêu thụ đủ); UL (giới hạn tiêu thụ tối đa).
2. Bạn có cần bổ sung vitamin E không?
Lý do phổ biến nhất để bổ sung vitamin E là để điều trị tình trạng thiếu hụt (mặc dù tình trạng thiếu hụt này hiếm gặp ở những người khỏe mạnh). Đôi khi, sự thiếu hụt có liên quan đến một số bệnh hoặc rối loạn di truyền hiếm gặp, gây khó khăn trong việc hấp thụ chất béo, chẳng hạn như bệnh Crohn hoặc bệnh xơ nang. Thiếu vitamin E cũng có thể xảy ra nếu bạn đang ăn kiêng rất ít chất béo.
Các dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu hụt cần bổ sung vitamin E bao gồm:
Đau dây thần kinh và yếu cơ dẫn đến mất cảm giác ở cánh tay và chân.
Có vấn đề về thị lực.
Hệ miễn dịch suy giảm , tế bào hồng cầu bị tổn thương.
Mất khả năng vận động cơ thể, mất thăng bằng hoặc đi lại khó khăn...
Nếu không được điều trị, tình trạng thiếu vitamin E có thể dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn, mù lòa, bệnh tim, suy giảm khả năng suy nghĩ và có thể là vô sinh ở nam giới.
3. Bổ sung vitamin E như thế nào?
- Nguồn thực phẩm chứa vitamin E
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mặc dù chất bổ sung vitamin E có thể hữu ích cho một số tình trạng sức khỏe, nhưng chúng không mang lại lợi ích tương tự như chất chống oxy hóa tự nhiên trong thực phẩm.
Nhiều nguồn thực phẩm tự nhiên chứa vitamin E và chế độ ăn uống nên bao gồm các chất dinh dưỡng phối hợp với vitamin E để giúp hấp thụ tốt hơn, chẳng hạn như chất béo, vitamin C, vitamin B3, selen và glutathione.
Thực phẩm cung cấp vitamin E:
Dầu thực vật là nguồn cung cấp vitamin E phong phú nhất: Dầu mầm lúa mì, dầu hướng dương, dầu rum, dầu cải, dầu ô liu, dầu ngô và dầu đậu nành
Thịt
Sữa và trứng
Các loại hạt như đậu phộng, quả phỉ và hạnh nhân, hạt hướng dương
Các loại rau xanh như rau bina và bông cải xanh
Thực phẩm tăng cường, bao gồm ngũ cốc ăn sáng và nước ép trái cây...
- Bằng đường uống
Vitamin E có sẵn ở dạng viên nang (chứa chất lỏng, dung dịch lỏng), viên nén...
Vitamin E có nhiều dạng, nhưng alpha-tocopherol là dạng duy nhất có khả năng sinh học khả dụng để cơ thể con người sử dụng. Dạng tự nhiên và mạnh nhất là d-alpha -tocopherol, được tìm thấy trong thực phẩm và một số chất bổ sung. Một dạng tổng hợp phổ biến là dl - alpha - tocopherol, được sử dụng trong thực phẩm tăng cường và chất bổ sung.
Nếu chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin E, cần bổ sung bằng thuố.c. Tùy tường trường hợp, bệnh lý cụ thể, bác sĩ kê đơn liều phù hợp. Không dùng quá liều khuyến cáo hoặc bác sĩ chỉ định.
Ai nên bổ sung vitamin E? Vitamin E là một chất chống oxy hóa quan trọng, đóng vai trò bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra. Việc bổ sung vitamin E có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với một số đối tượng nhất định. 1. Cơ thể cần bao nhiêu vitamin E mỗi ngày? Vitamin...