Thói quen sai lầm khiến bệnh đái tháo đường nặng hơn
Việc quản lý bệnh đái tháo đường thường rất khó khăn nếu bệnh nhân không hiểu rõ về căn bệnh của mình.
Cứ 2 người bị đái tháo đường thì 1 người không biết bản thân mắc bệnh. Ảnh: Shutterstock.
Hiện trên toàn thế giới có gần 430 triệu người đang sống chung với bệnh đái tháo đường. Đáng chú ý, cứ 2 người bị đái tháo đường thì 1 người không biết bản thân mắc bệnh.
Việc thiếu hiểu biết về căn bệnh hoặc không được cung cấp thông tin đầy đủ về chế độ ăn uống, luyện tập và thuố.c điều trị là các nguyên nhân chính dẫn đến nhiều sai lầm trong quản lý bệnh.
Theo TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, dưới đây là những sai lầm người bệnh đái tháo đường rất hay mắc phải.
Kiêng hoàn toàn tinh bột và đường
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường cho rằng chỉ cần kiêng tất cả loại đường và tinh bột là sẽ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên, quan điểm này không hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, một bữa ăn của người bệnh đái tháo đường cần phải đảm bảo sự cân đối giữa các nhóm chất như tinh bột, protein, lipid… để duy trì sức khỏe và ổn định mức đường huyết.
Chỉ theo dõi đường má.u vào buổi sáng
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường tin rằng chỉ cần theo dõi đường huyết vào buổi sáng khi đói là đủ. Nhưng thực tế, việc kiểm tra đường huyết sau ăn cũng quan trọng không kém. Mức đường huyết sau ăn quá cao có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Video đang HOT
Vì vậy, người bệnh cần theo dõi cả đường huyết lúc đói và sau ăn, và không chỉ thử một lần mỗi tuần mà phải kiểm tra nhiều lần trong ngày cho đến khi đường huyết ổn định. Mức đường huyết lý tưởng sau ăn (1-2 giờ) là dưới 10 mmol/L.
Không kiểm soát huyết áp và mỡ má.u
Bệnh nhân tiểu đường type 2, đặc biệt là người lớn tuổ.i, thường đi kèm với các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh tim mạch và rối loạn lipid má.u. Tuy nhiên, nhiều người chỉ tập trung vào kiểm soát đường huyết mà bỏ qua yếu tố huyết áp và mỡ má.u.
Trên thực tế, chỉ có 18% bệnh nhân đái tháo đường type 2 kiểm soát được cả ba yếu tố: glucose má.u, mỡ má.u và huyết áp. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đột quỵ và t.ử von.g do bệnh tim mạch. Vì vậy, việc kiểm soát toàn diện các yếu tố này là rất quan trọng.
Không ít người bệnh đái tháo đường tự ý sử dụng thuố.c nam, đắp thuố.c l.á hoặc bỏ qua điều trị Tây y theo lời mách bảo. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như tổn thương võng mạc, loét bàn chân, thậm chí phải cắt cụt chân.
Bỏ uống thuố.c đái tháo đường khi bị ốm
Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng thuố.c tiểu đường không nên được uống kèm với các loại thuố.c hạ sốt nên ngừng thuố.c. Tuy nhiên, khi cơ thể ốm, các hormone tăng lên làm đường huyết tăng theo. Lúc này, cơ thể lại cần nhiều insulin hơn do đó liều insulin không nên thay đổi.
Lưu ý, người bệnh cần tiếp tục theo dõi đường huyết mỗi 1-2 giờ, kể cả đêm khuya. Bên cạnh đó, cần tăng cường uống nước để ngăn ngừa mất nước. Nếu bị ói, người bệnh có thể uống nước đường để bổ sung năng lượng.
Ăn chuối có tốt cho người bệnh đái tháo đường không?
Chuối phù hợp với hầu hết mọi người, kể cả người bệnh đái tháo đường. Những người bị đái tháo đường cần biết cách chọn loại chuối và kiểm soát lượng tiêu thụ phù hợp.
1. Lợi ích của việc ăn chuối với người bệnh đái tháo đường
Mặc dù người bệnh đái tháo đường cần phải kiểm soát lượng carbohydrate nạp vào cơ thể, nhưng họ vẫn cần phải tiêu thụ carbohydrate lành mạnh để có năng lượng. Ngoài carbohydrate lành mạnh, chuối còn là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin C, kali, vitamin B6 và mangan tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Trong một quả chuối chín cỡ trung bình chứa khoảng 25g carbohydrate, chủ yếu xuất hiện dưới dạng tinh bột trong chuối chưa chín và đường trong chuối đã chín.
Chuối chứa nhiều chất xơ và vitamin, bao gồm vitamin C và B6, rất cần thiết cho cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung vitamin C ở mức tối ưu có thể giúp giảm lượng đường trong má.u và tăng cường độ nhạy insulin, còn vitamin B6 điều chỉnh quá trình sản xuất và giải phóng hormone.
Chuối cũng chứa nhiều khoáng chất như kali, sắt, magie và mangan. Kali giúp điều hòa huyết áp cao và giúp lưu thông má.u tốt hơn. Magie giúp ích cho chức năng cơ và kiểm soát lượng đường trong má.u.
Chuối chứa nhiều chất xơ và vitamin, khoáng chất có lợi cho người bệnh đái tháo đường.
2. Ăn chuối thế nào để không ảnh hưởng đến lượng đường trong má.u?
Việc ăn chuối thế nào để không ảnh hưởng đến lượng đường trong má.u phụ thuộc vào cách người bệnh lựa chọn loại chuối, lượng chuối và cách ăn.
Chọn chuối xanh và chuối gần chín
Chuối xanh hoặc chuối chín chứa hoàn toàn hoặc một phần tinh bột kháng. Tinh bột kháng là loại tinh bột không được tiêu hóa ở ruột non mà đi thẳng xuống ruột già, hoạt động tương tự như chất xơ, không tiêu hóa và được lên men bởi vi khuẩn đường ruột. Tinh bột này thúc đẩy sức khỏe đường ruột, quá trình trao đổi chất và khả năng miễn dịch tốt hơn, ít làm tăng đường huyết. Nó cũng được biết là cải thiện độ nhạy insulin ở những người mắc bệnh đái tháo đường.
Chỉ số đường huyết của chuối nằm ở mức thấp đến trung bình (42 - 62) và cũng tùy theo độ chín của chuối. Chuối chín chứa ít tinh bột kháng và nhiều đường hơn chuối xanh, đồng nghĩa nó cũng có chỉ số GI cao hơn chuối xanh, khiến lượng đường trong má.u tăng nhanh hơn. Do đó người bệnh đái tháo đường nên chọn ăn chuối xanh và chuối gần chín sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Kết hợp chuối với thực phẩm giàu chất xơ, protein hoặc chất béo lành mạnh
Khi ăn chuối cùng với các thực phẩm giàu chất xơ, protein hoặc chất béo lành mạnh, quá trình tiêu hóa và hấp thu đường sẽ chậm hơn.
Do đó, để giảm tác động đến lượng đường trong má.u, người bệnh đái tháo đường nên ăn chuối kết hợp với một số thực phẩm lành mạnh như: sữa chua không đường, các loại hạt hay trộn với các loại rau quả khác để làm chậm quá trình hấp thụ đường.
Ăn chuối kết hợp với thực phẩm lành mạnh khác giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường.
3. Nên ăn bao nhiêu quả chuối mỗi lần?
Mặc dù chuối có lợi cho bệnh đái tháo đường nhưng nếu ăn quá nhiều cũng có thể dẫn đến lượng đường trong má.u cao. Do đó, việc theo dõi lượng đường trong má.u thường xuyên và kiểm soát lượng chuối ăn vào rất quan trọng. Nếu người bệnh kiểm tra lượng đường cao hơn mức cho phép thì không nên ăn chuối.
Ngoài ra, chuối là loại trái cây chứa nhiều kali và natri nên đối với người bệnh đái tháo đường đã có bệnh thận mạn tính hoặc đang sử dụng các thuố.c lợi tiểu giữ kali thì không nên ăn chuối.
Theo ThS.BS. Nguyễn Thu Yên, chuyên Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, người bệnh đái tháo đường nên chọn chuối xanh hoặc chuối gần chín, không nên ăn chuối chín quá và không nên ăn quá nhiều một lúc. Mỗi lần chỉ nên ăn 1 quả nhỏ - trung bình hoặc một nửa quả to. Nên ăn chuối vào bữa ăn phụ, cách xa bữa chính khoảng 2 giờ. Nếu muốn ăn chuối ngay sau bữa cơm cần bớt đi lượng tinh bột (khoảng 1/3 bát cơm).
Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường Đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, với tốc độ gia tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 6-7%, tương đương với khoảng 7 triệu người đang sống chung với căn bệnh này. Đái tháo đường là một trong những...