Tăng đề kháng bằng lợi khuẩn Probiotic
Khoảng 70% hệ bạch huyết biểu mô nằm ở ruột non nên chăm sóc đường ruột bằng các lợi khuẩn Probiotic có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường đề kháng.
Với sức đề kháng tốt, cơ thể sẽ tránh được sự tấn công của các tác nhân có hại bên ngoài và phục hồi nhanh nếu không may bị lây nhiễm bệnh. Một người có sức đề kháng tốt khi có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Hệ miễn dịch là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan, nằm ở khắp các nơi trong cơ thể. Trong đó, các tế bào bạch huyết là một phần quan trọng, được coi như lính gác cổng của từng vùng cơ thể, có tác dụng tìm kiếm và tiêu diệt các kẻ xâm nhập, đồng thời sản xuất các kháng thể theo hệ tĩnh mạch và đưa vào hệ tuần hoàn máu.
IgA là một trong 5 kháng thể có trong hệ thống miễn dịch của con người, được tiết ra chủ yếu tại các mô niêm nhầy như trong ống tiêu hóa và hệ hô hấp. IgA đóng vai trò như một tuyến phòng thủ đầu tiên, chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, đặc biệt là tại cơ quan hô hấp và hệ tiêu hóa.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM, gia tăng kháng thể bằng cách gia tăng lợi khuẩn trong đường ruột là một trong những cách cải thiện sức khỏe miễn dịch bên cạnh lối sống lành mạnh như ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng, tập thể dục, ngủ đủ giờ…
Ông lý giải, trong đường ruột của chúng ta có một hệ vi sinh vật phức tạp bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Lợi khuẩn hay probiotic là những vi khuẩn – vi sinh vật sống mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ. Thông thường, hệ vi sinh đường ruột ở trạng thái cân bằng giúp duy trì sức khỏe của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, bệnh tật hoặc căng thẳng có thể thay đổi sự cân bằng này: tăng lượng hại khuẩn và giảm tỷ lệ lợi khuẩn, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa cũng như các vấn đề khác.
Mô phỏng đường ruột, trong đó probiotic là những vi sinh vật sống mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ. Ảnh: Vinamilk.
Thực tế khi hoạt động, lợi khuẩn có thể sản xuất enzyme hoặc protein ức chế phát triển vi khuẩn có hại đồng thời cạnh tranh vị trí và nguồn dinh dưỡng của các vi khuẩn có hại. Điều này ngăn chặn sự nhân lên của vi khuẩn có hại, vốn có khả năng gây nhiễm trùng hoặc các rối loạn, bệnh lý cho cơ thể. Lợi khuẩn cũng giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, cho phép cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, từ đó tăng đề kháng. Bên cạnh đó, lợi khuẩn còn giúp hoạt hoá đại thực bào, kích thích sản xuất IgA.
Một nghiên cứu của Hiệp hội Tiêu hóa Mỹ (American College of Gastroenterology) chỉ ra rằng các chủng lợi khuẩn có thể hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh hộ hấp, tiêu chảy, giảm bớt nhiễm trùng âm đạo, ngăn ngừa bệnh tự miễn, giảm bớt bệnh ngoài da, chống lại nhiễm trùng tiết niệu…
Video đang HOT
Bác sĩ Khanh cho biết lợi khuẩn có sẵn trong cơ thể từ khi chúng ta ra đời, lợi khuẩn có thể sinh sôi hay giảm theo thời gian và lợi khuẩn cũng có thể được đưa vào cơ thể thông qua ăn, uống. Ví dụ một số người yếu thường thiếu lợi khuẩn trong cơ thể, cũng có người bị giảm lợi khuẩn khi dùng kháng sinh, bởi khi tiêu diệt vi khuẩn có hại, thuốc kháng sinh cũng tiêu diệt luôn vi khuẩn có lợi. Vì thế khi kê thuốc kháng sinh cho bệnh nhân, các bác sĩ thường kê thêm men vi sinh – lợi khuẩn.
Để tăng lợi khuẩn cho cơ thể, chúng ta có thể sử dụng các chế phẩm men vi sinh hoặc một số thực phẩm lên men như sữa chua men sống, đậu nành lên men (natto), kim chi, dưa muối, hay sữa mẹ… Lợi khuẩn cũng phát triển tốt khi có nguồn thức ăn là các chất xơ hòa tan (prebiotic). Bác sĩ Khanh cho biết việc bổ sung lợi khuẩn dù có dư thừa cũng không gây ra tác hại gì cho cơ thể, vì thế chúng ta có thể yên tâm bổ sung lợi khuẩn.
Sữa chua uống Vinamilk Probi bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn L.Casei 431TM từ châu Âu, giúp tăng đề kháng. Ảnh: Vinamilk.
Tuy nhiên, khi qua môi trường axit dạ dày, các lợi khuẩn có thể bị suy giảm số lượng. Một trong những chủng lợi khuẩn được nghiên cứu trên thế giới có tỷ lệ sống sót cao sau khi qua dạ dày là L.Casei 431TM từ tập đoàn men sống hàng đầu châu Âu – Chr. Hansen, được chứng minh lâm sàng giúp hỗ trợ miễn dịch đường ruột, tăng sức đề kháng.
Điều xảy ra với cơ thể khi bạn ăn sữa chua hàng ngày
Sữa chua có nhiều chất dinh dưỡng lợi cho đường ruột nhưng có thể chứa nhiều đường và chất béo.
Sữa chua là món tráng miệng quen thuộc với nhiều người. Nếu ăn thường xuyên, món này sẽ có một số ưu điểm và nhược điểm cần lưu ý:
Giảm cân
Mong muốn giảm cân khiến mọi người thử nghiệm nhiều cách khác nhau. Trong đó, ăn sữa chua mỗi ngày là một giải pháp lành mạnh.
Trong sữa chua có các loại vi khuẩn đã được chứng minh có tác động tích cực đến việc kiểm soát trọng lượng và có ích cho đường tiêu hóa. Ăn sữa chua đều đặn có khả năng giúp bạn đạt được cân nặng hợp lý.
Có lợi cho đường ruột
Đường ruột chịu trách nhiệm tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Một trong những món ăn giúp đường ruột hoạt động trơn tru là sữa chua.
Probiotic là những vi khuẩn có lợi được sử dụng trong quá trình sản xuất sữa chua. Những vi khuẩn này duy trì một hệ đường ruột khỏe mạnh, rất quan trọng trong việc tiêu hóa chất xơ thành các axit béo chuỗi ngắn và tổng hợp vitamin. Hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh có thể làm giảm viêm.
Tốt cho xương
Các sản phẩm từ sữa, bao gồm sữa chua, là nguồn cung cấp canxi - khoáng chất chính trong xương. Chuyên gia sức khỏe Amber O'Brien cho biết sữa chua có lợi cho những người bị loãng xương.
Sữa chua giúp bạn duy trì sức khỏe của xương nhờ những chất dinh dưỡng quan trọng trong thực phẩm này. Tiêu thụ thực phẩm từ sữa bảo vệ khối lượng xương của những người bị loãng xương.
Cải thiện tâm trạng
Giãn cách trong dịch Covid-19, căng thẳng trong công việc có thể khiến nhiều người suy sụp. Có một số cách để cải thiện tâm trạng như tập thể dục, ngủ nhiều hơn, hoạt động tình nguyện. Ăn sữa chua cũng là một cách dễ dàng thực hiện.
Chuyên gia dinh dưỡng Hiba Batool giải thích: "Ăn sữa chua vào bữa sáng giúp tâm trạng tốt hơn vì sữa chua duy trì hệ vi sinh vật gửi các tín hiệu tốt đến não".
Cải thiện hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch tốt sẽ chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Một trong những cách để tăng cường hệ miễn dịch là ăn sữa chua.
Sữa chua chứa men vi sinh probiotic, là vi khuẩn cải thiện sức khỏe đường ruột. Bằng cách ăn sữa chua mỗi ngày, bạn tiếp tục cung cấp vi khuẩn lành mạnh cho đường tiêu hóa. Những vi khuẩn này ngăn vi khuẩn xấu xâm nhập, cải thiện sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch.
Những người có hệ miễn dịch đã suy yếu, bao gồm bệnh nhân đã được cấy ghép nội tạng hoặc nhiễm HIV, có thể phản ứng bất lợi với sữa chua. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi họ tiêu thụ một lượng lớn sữa chua.
Gây ra các vấn đề về dạ dày
Sữa chua có lợi cho sức khỏe đường ruột nhưng không thích hợp với những người bị bệnh dạ dày. Ngoài ra, nếu bạn gặp vấn đề với lactose hãy tránh xa sữa chua và lựa chọn các sản phẩm đặc biệt dành riêng cho mình.
Theo bác sĩ trị liệu Melanie Keller, sữa chua cũng có nguy cơ góp phần gây ra tình trạng phát triển quá mức vi khuẩn trong ruột non.
Ăn quá nhiều đường
Một trong những nhược điểm của sữa chua mua ở cửa hàng là không ít nhãn hiệu có chứa đường hoặc hương liệu, siro.
Tiến sĩ Amy Lee, giám đốc y tế của hơn 30 phòng khám dinh dưỡng, khuyên: "Bạn hãy luôn mua sữa chua nguyên chất và thêm trái cây để giảm thiểu nguy cơ hấp thụ đường tiềm ẩn".
10 điều cần làm khi bị ngộ độc thực phẩm Ngộ độc thực phẩm là tình trạng rất dễ gặp phải vào mùa hè nóng nực. Dưới đây là những điều bạn cần làm khi bị ngộ độc do thức ăn. Để cơ thể tự chống chọi: Nhiều chuyên gia y tế đã đồng ý rằng cách tốt nhất để đối phó với cơn ngộ độc thực phẩm là để cơ thể tự...