7 động tác khởi động sau khi ngủ dậy tốt cho sức khỏe
Mỗi buổi sáng, sau khi thức giấc chúng ta không nên ngồi dậy ngay hoặc bật dậy đột ngột. Điều này sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi, trong khi lưu lượng máu vận chuyển ô-xy đến não còn khá chậm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe…
Theo đông y, ngủ thuộc âm, thức thuộc dương, đây là lúc chuyển đổi trạng thái mang tính chất bản lề rất cần sự từ tốn và uyển chuyển với một số động tác đơn giản đặc biệt tốt cho người mắc bệnh huyết áp thấp, người thiếu máu não, người bệnh rối loạn tiền đình, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, người trung và cao tuổi…
Một số động tác khởi động đầu tiên của cơ thể sau khi ngủ dậy
Động tác thứ nhất giúp đ ào thải thán khí và tận thu dưỡng khí: Nằm nguyên trên giường, toàn thân thả lỏng, từ từ thót bụng thở ra cho tận hết rồi từ từ hít vào phình bụng; rồi lại thót bụng thở ra, luân phiên như vậy chừng 6-8 lần.
Động tác thứ 2 g íup đầu óc tỉnh táo, kích thích sự hưng phấn của não bộ: Hai bàn tay hơi khum, các ngón tay hơi xòe ra, cào đầu từ trước ra sau gáy (các đầu ngón tay sát với da đầu) 10-12 lần.
Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ trong động tác thứ 3
Động tác thứ 3 g íup khởi động dạ dày ruột và bàng quang, sẵn sàng cho việc đào thải tận hết nước tiểu và các chất cặn bã ra bên ngoài: Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải chừng 50 vòng sao cho toàn bụng nóng lên là được.
Động tác thứ 4 k hởi động khớp gối : Hai chân duỗi thẳng, đồng thời xoay hai bàn chân theo chiều kim đồng hồ 3 vòng rồi ngược lại 3 vòng; gấp và duỗi hết cỡ khớp gối mỗi bên 5 lần; gấp khớp gối sao cho cẳng chân và đùi vuông góc rồi từ từ xoay tròn khớp háng xuôi và ngược mỗi chiều 5 vòng, làm lần lượt từng bên một. Cuối cùng hai tay bó gối, hai chân khép vào nhau rồi xoay tròn xuôi ngược mỗi chiều 5 lần.
Động tác thứ 5 k hởi động cột sống thắt lưng:Toàn thân duỗi thẳng, co chân phải vắt chéo sang chân trái rồi từ từ vặn người sao cho nửa trên cơ thể hướng sang bên phải trong khi cố đưa chân phải sang trái hết cỡ.
Vị trí huyệt phong trì trong động tác thứ 6.
Động tác thứ 6 k hởi động cột sống cổ và làm tăng lưu lượng tuần hoàn não : Luồn bàn tay phải dưới gáy bóp khối cơ cổ bên trái trong nửa phút rồi làm ngược lại dùng bàn tay trái bóp khối cơ bên phải trong nửa phút.
Tiếp đó, dùng hai ngón tay cái đặt vào hai hõm dưới đáy hộp sọ cạnh khối cơ sau gáy (huyệt Phong trì) trong khi bốn ngón còn lại xòe ra ôm chặt lấy đầu, tiến hành day ấn trong 1 phút với một lực tương đối mạnh có thể chịu được.
Động tác thứ 7 thả lỏng toàn thân rồi hít thở sâu như động tác đầu tiên, sau đó hãy ngồi dậy và hoạt động bình thường.
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não dễ gây nhầm lẫn, làm thế nào để phân biệt?
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não có thể gây nhầm lẫn vì đều có các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa.
Vậy làm thế nào để phân biệt 2 tình trạng này?
Mặc dù rối loạn tiền đình và thiếu máu não gây ra một số triệu chứng giống nhau nhưng 2 tình trạng này vẫn có những dấu hiệu điển hình, qua đó chúng ta có thể phân biệt.
1. Tìm hiểu về rối loạn tiền đình và thiếu máu não
- Rối loạn tiền đình là gì?
Video đang HOT
Rối loạn tiền đình liên quan đến các vấn đề về hệ thống tiền đình. Hệ thống tiền đình bao gồm các cấu trúc ở tai trong và não giúp bạn duy trì cảm giác cân bằng.
Một vấn đề với cấu trúc tiền đình bên trong tai trong hoặc các bộ phận của hệ thần kinh trung ương xử lý thông tin có thể dẫn đến các vấn đề về thăng bằng. Thông thường, các vấn đề về tiền đình thường gây ra các triệu chứng như chóng mặt và choáng váng.
- Thiếu máu não là gì?
Thiếu máu não hay còn được gọi là thiếu máu cục bộ mạch máu não, xảy ra khi lượng máu chảy đến não không đủ. Điều này ngăn cản oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng đến não.
Tình trạng thiếu máu cục bộ có thể ảnh hưởng đến một vùng nhỏ của não, hoặc có thể ảnh hưởng đến một vùng lớn hoặc thậm chí toàn bộ não. Thiếu máu não bao gồm thiếu máu cục bộ khu trú và thiếu máu cục bộ toàn phần, thiếu máu cục bộ thoáng qua TIA hay còn gọi là đột quỵ nhỏ.
Thiếu máu cục bộ khu trú giới hạn ở một vùng cụ thể của não. Thường xảy ra khi cục máu đông chặn động mạch não. Thiếu máu cục bộ khu trú có thể là kết quả của huyết khối hoặc thuyên tắc.
Thiếu máu cục bộ toàn bộ ảnh hưởng đến một vùng rộng hơn của não và thường xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho não bị giảm mạnh hoặc dừng lại. Điều này thường do ngừng tim gây ra.
Thiếu máu cục bộ thoáng qua TIA là tình trạng thiếu máu tạm thời ảnh hưởng đến một phần não.
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não gây ra một số triệu chứng tương tự nhau (Ảnh: Internet)
- Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây rối loạn tiền đình như lão hóa, chấn thương đầu, tiếp xúc với độc tố, viêm, các vấn đề về dịch trong tai, khối u, bệnh tự miễn, tình trạng thần kinh.
Ngoài ra, những yếu tố có thể "kích hoạt" lại các dấu hiệu rối loạn tiền đình như những thay đổi trong môi trường, chuyển đổi đầu đột ngột hoặc thay đổi tư thế, thiếu ngủ, căng thẳng, một số loại đồ uống.
- Nguyên nhân gây thiếu máu não là gì?
Thiếu máu não có liên quan đến nhiều bệnh hoặc bất thường khác nhau như:
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc các bệnh về máu khác
Bệnh tim và mạch máu bị tổn thương
Một số tình trạng sức khỏe di truyền
Khuyết tật tim bẩm sinh
Huyết áp thấp
Chấn thương sọ não
Các yếu tố như cục máu đông, xơ vữa động mạch, tiểu đường cũng như các thói quen sống không lành mạnh sẽ làm tăng nguy cơ thiếu máu não.
2. Phân biệt rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Cả rối loạn tiền đình và thiếu máu não thường gây chóng mặt và choáng váng, cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu. Tuy nhiên, mọi người có thể phân biệt 2 tình trạng này qua một số triệu chứng điển hình:
- Dấu hiệu của rối loạn tiền đình
Cảm giác chóng mặt, choáng váng giống như mọi thứ xung quanh quay cuồng, tức là cảm giác như bạn đang quay tròn hoặc căn phòng đang quay tròn xung quanh bạn. Kể cả khi nằm nghỉ ngơi người bệnh cũng có cảm giác này và thường không dám mở mắt.
Nếu trầm trọng người bệnh không thể đứng hoặc ngồi, mất thăng bằng
Mất thính lực hoặc ù tai
Mất phương hướng
Tầm nhìn mờ
Người bị rối loạn tiền đình thường cảm thấy mọi thứ đều quay tròn xung quanh mình (Ảnh: Internet)
- Triệu chứng thiếu máu não
Yếu cơ thể ở một hoặc cả hai bên cơ thể
Mất cảm giác ở một hoặc cả hai bên cơ thể
Thay đổi thị lực ở cả một hoặc hai bên mắt. Nhìn mờ hoặc nhìn đôi
Nói lắp bắp
Cứng cổ
Bất ổn về mặt cảm xúc và thay đổi tính cách
Đau đầu (thường đột ngột và dữ dội)
Mất khả năng phối hợp hoặc vụng về
Người bị thiếu máu não thường đau đầu đột ngột kèm theo yếu ở một hoặc hai bên cơ thể (Ảnh: Internet)
3. Cách điều trị rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình
Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình phụ thuộc vào tình trạng cụ thể. Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Thay đổi lối sống như giảm ăn mặn hoặc kiểm soát các tác nhân gây ra cơn chóng mặt
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có). Tùy thuộc vào nguyên nhân, bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm. Những loại thuốc này có thể điều trị nhiễm trùng tai gây ra chứng rối loạn tiền đình.
- Liệu pháp phục hồi tiền đình bằng các bài tập thể dục giúp kiểm soát tình trạng chóng mặt và choáng váng.
- Một số trường hợp cần phẫu thuật
Phương pháp điều trị thiếu máu não
Điều trị thiếu máu não nhằm mục đích phục hồi lưu lượng máu đến não, ngăn ngừa tổn thương thêm và giải quyết các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
- Thuốc làm tan cục máu đông: Thuốc làm tan huyết khối như chất hoạt hóa plasminogen mô (tPA) có thể làm tan cục máu đông và phục hồi lưu lượng máu trong cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính.
- Thuốc chống tiểu cầu: Thuốc như aspirin hoặc clopidogrel có thể được kê đơn để ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
- Thuốc chống đông máu: Những loại thuốc này, chẳng hạn như warfarin hoặc thuốc chống đông máu đường uống trực tiếp (DOAC), có thể giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông ở những người có nguy cơ cao.
- Phẫu thuật cắt bỏ mảng bám động mạch cảnh: Phẫu thuật loại bỏ mảng bám khỏi động mạch cảnh để cải thiện lưu lượng máu đến não.
- Nong mạch và đặt stent: Trong một số trường hợp, có thể thực hiện thủ thuật xâm lấn tối thiểu để mở các động mạch bị hẹp và cải thiện lưu lượng máu.
- Liệu pháp phục hồi chức năng: Vật lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và nghề nghiệp trị liệu có thể cần thiết để giúp cá nhân phục hồi chức năng đã mất và cải thiện chất lượng cuộc sống sau đột quỵ hoặc thiếu máu não.
Thiếu máu não thường dẫn tới đột quỵ, lúc này các phương pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc và phẫu thuật trong khoảng 3 giờ sau đột quỵ để tránh nguy cơ tử vong và các biến chứng của đột quỵ.
Người bị thiếu máu lên não có thể cần sử dụng thuốc làm tan cục máu đông (Ảnh: Internet)
4. Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Mặc dù không thể phòng ngừa hoàn toàn rối loạn tiền đình và thiếu máu não, nhưng mọi người có thể giảm thiểu nguy cơ bằng một số biện pháp:
- Để phòng ngừa rối loạn tiền đình, bạn nên duy trì lối sống và ăn uống lành mạnh, tránh các tác nhân kích hoạt các triệu chứng rối loạn tiền đình bằng cách giữ tinh thần lạc quan, ngủ đủ giấc, tránh thay đổi tư thế đột ngột.
- Để phòng ngừa thiếu máu lên não, mọi người nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát tình trạng bệnh mãn tính, kiểm soát cân nặng, bỏ rượu bia và thuốc lá, theo dõi sức khỏe tim mạch.
Rối loạn tiền đình ở người trẻ phải làm gì? Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng ở các quốc gia trên toàn thế giới. Ước tính có khoảng 35% người trên 40 tuổi ghi nhận tình trạng rối loạn tiền đình và con số này đang có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình Tiền đình là một hệ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

4 lầm tưởng phổ biến về chăm sóc da

Hôi miệng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Phẫu thuật cứu bệnh nhân ung thư vú trải qua 16 đợt hóa trị

Không thể chủ quan với bệnh sởi

9 'thủ phạm' gây đau thắt lưng nguy hiểm cần đặc biệt chú ý

Cao Bằng: Các ca nghi mắc sởi chủ yếu là trẻ em chưa được tiêm chủng

Phẫu thuật thành công lấy que cấy tránh thai di chuyển sâu vào cơ cánh tay

Hội chứng nghiện giật tóc: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Tài xế đột quỵ khi đang lái xe thoát chết nhờ hành động này

Ô nhiễm không khí: Mối đe dọa vô hình đến sức khỏe tinh thần

6 lợi ích khi uống nước hạt chia vào buổi tối

5 lợi ích bất ngờ khi đi bộ 10 phút sau bữa tối
Có thể bạn quan tâm

Xét xử 28 giang hồ bảo kê, hỗn chiến giành đất tại Phú Quốc
Pháp luật
23:17:04 18/03/2025
Cuộc chiến Ukraine có thể chấm dứt sau lệnh ngừng bắn 30 ngày?
Thế giới
23:13:45 18/03/2025
Con suối phun nước nóng quanh năm, có thể luộc chín trứng gà ở Bình Định
Lạ vui
23:09:59 18/03/2025
Xem phim Sex Education, khán giả như đón "luồng gió mới", rút ra 3 bài học cực quan trọng về giới tính
Hậu trường phim
23:08:39 18/03/2025
Tài xế có nồng độ cồn tông vào chân cán bộ CSGT tại vòng xoay ở TPHCM
Tin nổi bật
23:04:32 18/03/2025
Lưu Diệc Phi xuất hiện trong Bắc Thượng, netizen khen nức nở: Chỉn chu đến từng chi tiết
Phim châu á
22:56:14 18/03/2025
3 giây chớp nhoáng của em út BTS lấn lướt cả Jennie lẫn 2 thành viên hot nhất nhóm đại mỹ nhân
Nhạc quốc tế
22:51:11 18/03/2025
Náo loạn Hawaii với sự trở lại của 'báo' Stitch
Phim âu mỹ
22:44:54 18/03/2025
Ben Affleck giải thích vì sao là ngôi sao ít bạn bè nhất Hollywood
Sao âu mỹ
22:40:34 18/03/2025
Giá vé fan meeting của Jisoo tại Hà Nội
Sao châu á
22:37:29 18/03/2025