Tản mạn về việc ăn chay
Ăn chay hiện được xem là một xu hướng toàn cầu hóa. Không chỉ dân châu Á mà ngay cả người dân phương Tây cũng bắt đầu ăn chay.
Tuy nhiên, không phải ai ăn chay cũng hiểu rõ nguồn gốc của việc ăn chay, ý nghĩa và tất cả các vấn đề liên quan đến việc này. Theo tác phẩm “Trung Quốc Phật giáo sử”, nguồn gốc của việc ăn chay có thể bắt nguồn từ Vua Lương Võ Đế (502 – 536). Ông Vua này là một người rất tín ngưỡng Phật giáo và đã có công kiến tạo nhiều ngôi chùa đồ sộ ở Trung Quốc lập đàn tràng trai tăng chẩn tế và thay mặt Tăng già giảng kinh nói pháp, chú giải kinh điển. Ông đã từng ban ra tổng cộng 4 sắc lệnh với nội dung bắt Tăng Ni phải triệt để ăn chay. Từ đó, Tăng Ni Phật giáo Trung Quốc bắt đầu ăn chay theo kiểu này. Một số nước chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc như Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản cũng đều ăn chay, không ăn mặn.
Việc ăn chay có thể do nhiều lý do khác nhau như đạo đức, y tế, tôn giáo, chính trị, môi trường, văn hóa, thẩm mỹ, kinh tế… và có nhiều hình thức ăn chay như:
- Ăn chay theo Phật giáo: không ăn tất cả các sản phẩm từ động vật cũng như một số loại rau trong chi Hành (có mùi thơm đặc trưng của hành và tỏi), có thể tương ứng với các loại cây hành, hẹ, tỏi, nén và kiệu gọi chung là ngũ tân.
- Ăn chay có trứng (ovo): có thể ăn trứng nhưng không ăn các sản phẩm từ sữa.
Video đang HOT
- Ăn chay có sữa (lacto): có thể ăn các sản phẩm từ sữa nhưng không ăn trứng.
- Ăn chay có cả sữa và trứng (ovo-lacto): có thể ăn một số sản phẩm từ động vật hoặc từ sữa như trứng, sữa và mật ong.
- Ăn chay hoàn toàn không sử dụng bất cứ thứ gì từ động vật (thuần chay – vegan): không dùng tất cả các loại thịt động vật và sản phẩm từ động vật bao gồm cả sữa, mật ong và trứng cũng có thể loại trừ bất kỳ sản phẩm nào được thử nghiệm trên động vật hoặc sử dụng các trang phục có nguồn gốc từ động vật.
- Ăn chay sống hay là ăn chay tươi (Raw foodism): chỉ ăn các loại trái cây tươi và chưa nấu chín, các loại hạt và rau củ. Rau củ có thể chỉ được nấu chín lên đến một nhiệt độ nhất định.
- Ăn chay theo Kỳ Na giáo: có bao gồm sữa nhưng không ăn trứng, mật ong và các loại củ hay rễ cây.
- Ăn chay theo kiểu chỉ cho phép ăn các loại trái cây, các loại hạt, hạt giống và thực vật khác nếu việc thu hoạch những thực phẩm này không gây hại đến cây trồng.
- Ăn chay theo chế độ thực dưỡng: chủ yếu ăn các loại ngũ cốc nguyên cám và đậu hoặc theo phương pháp dưỡng sinh của Ohsawa (chế độ ăn gạo lức muối mè).
Albert Einstein (1879 – 1955), nhà bác học nổi danh của thế kỷ thứ 20 đã nói “Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay”. Nhà danh họa và điêu khắc gia người Italy – Léonard Da Vinci (1452 – 1519) đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng thế giới thì quan niệmăn chay là đạo đức của con người và tránh được những tội ác về sát sinh. Ông còn nhấn mạnh những ai không biết quý trọng sự sống của những sinh vật khác là những kẻ không đáng sống. Trong nhật ký, ông thường viết những câu danh ngôn về lòng từ bi bác ái và luôn có những hành động thể hiện lòng yêu quý với các loài sinh vật khác.
Nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Quốc – Mạnh Tử – cũng từng nói: “Kiến kỳ sinh bất nhẫn kiến kỳ tử, văn kỳ thanh bất nhẫn thực kỳ nhục, dĩ quân tử viễn trù giả” (Khi chúng ta thấy động vật lúc còn sống thì chúng ta không thể nào nhẫn tâm mà giết chúng, khi nghe tiếng kêu thảm thiết của chúng thì chúng ta không nhẫn tâm ăn thịt chúng, nếu là quân tử hãy tránh xa nhà bếp).
Cẩm Ly
Theo ngôi sao
Hạ độ mặn cho các món ăn
Phong vị ẩm thực của người Việt đậm đà, đó là nói theo góc độ văn hóa. Còn với cái nhìn của y học, nhiều người đang tự đẩy sức khỏe của mình theo chiều hướng xấu đi bởi thói quen ăn mặn.
Có thể nói, khẩu hiệu "ăn mặn có hại cho sức khỏe" đã nhập tâm nhiều người, nhưng từ ý thức đi đến hành động vẫn còn một khoảng cách khá xa. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là thói quen ưa "nuông chiều" vị giác của nhiều người.
Trong đời sống công nghiệp, các bà nội trợ cũng dùng nhiều thực phẩm chế biến sẵn. Thế nên, việc xem kỹ hàm lượng muối được in trên bao bì sản phẩm là điều cần thiết. Nếu hai sản phẩm có độ ngon như nhau, tất nhiên, chọn loại sản phẩm có hàm lượng muối thấp hơn là một lựa chọn có lợi rõ ràng. Ngoài ra, các đầu bếp gia đình cũng cần khéo léo thay đổi các món ăn của cả nhà, ưu tiên những món ít dùng muối như rau trộn, gỏi...
Nhưng có thể thấy, khó nhất là làm sao hạ được độ mặn của chén nước chấm đậm đặc vốn "ngự trị" trên hầu hết bàn ăn của gia đình Việt. Nếu giảm được lượng muối ở các món ăn, mà người dùng lại chấm món ăn đó đẫm nước chấm mặn, thì cũng "xôi hỏng bỏng không".
Bếp Vàng là loại nước chấm có quy trình sản xuất hiện đại cùng công nghệ tiên tiến, tạo nên bước đột phá với việc tách giảm hàm lượng muối không cần thiết. Hàm lượng muối của loại nước chấm này chỉ còn trung bình 170-210g một lít nhưng vẫn cho hương vị thơm ngon, đậm đà. Với đặc tính không đổi màu sắc, chất lượng trong quá trình sử dụng, sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Theo VNE
Nhà hàng Liên Hoa Chay Trong cuộc sống hiện đại, con người đang phải đối mặt với những căn bệnh như ung thư, tim mạch, tai biến...vv thì việc ăn chay dần trở thành một trào lưu trên thế giới, vì rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn chay rất có lợi cho sức khoẻ do sử dụng nhiều rau quả chứa ít chất béo và...