Tác dụng của bí đỏ? Ăn nhiều bí đỏ có hại gì không?
Không chỉ ngon miệng và có màu vàng đẹp mắt, bí đỏ còn có rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe mà có thể bạn chưa biết đến.
Bí đỏ hay còn gọi là bí ngô, là một loại quả vô cùng phổ biến, thường được sử dụng trong các bữa ăn của người Việt Nam. Bí đỏ thường được sử dụng như một loại rau nhưng về mặt khoa học, nó là một loại quả vì có chứa hạt. Bí đỏ có thể chế biến thành rất nhiều món ăn như canh, súp, bánh, cháo…
Ngoài hương vị thơm ngon, bí đỏ còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu bạn vẫn đang phân vân ăn bí đỏ mỗi ngày có công dụng gì thì dưới đây là câu trả lời cho bạn.
Tác dụng của bí đỏ
1. Giàu vitamin A
Trong bí đỏ có chứa rất nhiều chất bổ dưỡng, đặc biệt là vitamin A. Chỉ 245 gram bí đỏ nấu chín đã chứa:
- Lượng calo: 49
- Chất béo: 0,2 gam
- Chất đạm: 2 gam
- Carb: 12 gram
- Chất xơ: 3 gam
- Vitamin A: 245% lượng tham chiếu hàng ngày (RDI)
- Vitamin C: 19% RDI
- Kali: 16% RDI
- Đồng: 11% RDI
- Mangan: 11% RDI
- Vitamin B2: 11% RDI
- Vitamin E: 10% RDI
- Sắt: 8% RDI
- Một lượng nhỏ magiê, phốt pho, kẽm, folate và một số vitamin B.
- Rất nhiều beta-carotene, một loại carotenoid mà cơ thể chuyển hóa thành vitamin A.
Video đang HOT
Nhờ giàu vitamin A, bí đỏ có nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Tăng cường thị lực, chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, nhanh lành vết thương, hỗ trợ sức khỏe xương khớp, hỗ trợ sinh sản và phát triển…
2. Giàu chất chống oxy hóa
Các gốc tự do là các phân tử được tạo ra bởi quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn. Nếu gốc tự do sản xuất quá mức có thể tạo ra một trạng thái gọi là stress oxy hóa, là nguyên nhân dẫn đến các bệnh mãn tính, bao gồm cả bệnh tim và bệnh ung thư.
Trong khi đó, bí ngô có chứa chất chống oxy hóa, chẳng hạn như alpha-carotene, beta-carotene và beta-cryptoxanthin. Những chất này có thể vô hiệu hóa các gốc tự do, ngăn chúng làm tổn thương tế bào của bạn, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, các bệnh về mắt và các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.
3. Chứa nhiều vitamin giúp tăng cường miễn dịch
Bí ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Thứ nhất, nó chứa nhiều beta-carotene, chất mà cơ thể bạn biến thành vitamin A. Vitamin A giúp chống lại nhiễm trùng, hỗ trợ miễn dịch.
Bên cạnh đó, bí đỏ cũng chứa hàm lượng khá lớn vitamin C, được chứng minh giúp tăng sản xuất tế bào bạch cầu, giúp các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn và làm cho vết thương mau lành hơn.
Ngoài 2 loại vitamin kể trên, bí đỏ cũng có chứa vitamin E, sắt và folate – tất cả đều được chứng minh có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.
4. Bảo vệ thị lực
Như đã nói ở trên, bí đỏ rất giàu vitamin A, là một chất đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sức khỏe mắt, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về thị lực như cận thị, loạn thị, đục thủy tinh thể, mù lòa…
Ngoài ra, bí đỏ còn chứa nhiều lutein và zeaxanthin, 2 hợp chất có liên quan đến việc giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD) và đục thủy tinh thể.
Bí đỏ cũng chứa một lượng lớn vitamin C và E, có chức năng như chất chống oxy hóa và có thể ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho tế bào mắt của bạn.
5. Giảm cân
Bí đỏ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại ít calo. Trong 245 gram bí ngô chỉ chứa không đến 50 calo và khoảng 94% là nước.
Chính vì thế, bí ngô là một lựa chọn tuyệt vời và thân thiện cho những người muốn giảm cân vì có thể tiêu thụ nhiều hơn các nguồn carb khác (chẳng hạn như gạo và khoai tây) nhưng vẫn hấp thụ ít calo hơn. Bí đỏ cũng chứa nhiều chất xơ, giúp hạn chế sự thèm ăn.
6. Giảm nguy cơ ung thư
Bí ngô chứa nhiều carotenoid, là hợp chất có thể hoạt động như chất chống oxy hóa. Điều này cho phép chúng vô hiệu hóa các gốc tự do, có thể bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư.
Nghiên cứu cho thấy những người hấp thụ nhiều alpha-carotene và beta-carotene có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày thấp hơn đáng kể.
Tương tự như vậy, các nhà khoa học cũng chỉ ra những người có lượng carotenoid hấp thụ cao hơn sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ họng, tuyến tụy, ung thư vú và các bệnh ung thư khác.
7. Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Bí ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn, tiêu biểu là kali, vitamin C và chất xơ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hấp thụ lượng kali cao hơn sẽ có huyết áp thấp hơn và giảm nguy cơ đột quỵ – 2 yếu tố nguy cơ của bệnh tim.
Bí đỏ cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, bảo vệ cholesterol LDL “xấu” khỏi bị oxy hóa, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tụ máu, đông máu, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
8. Thúc đẩy làn da khỏe mạnh
Bí ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho làn da, tiêu biểu là beta-carotene. Nó có thể hoạt động như một chất chống nắng tự nhiên. Khi hấp thụ vào cơ thể, beta-carotene được vận chuyển đến nhiều cơ quan khác, bao gồm cả da. Nó sẽ giúp bảo vệ các tế bào da chống lại tác hại từ tia UV có hại.
Bí ngô cũng chứa nhiều vitamin C, rất cần thiết cho làn da khỏe mạnh. Cơ thể bạn cần loại vitamin này để tạo ra collagen, một loại protein giúp làn da của bạn luôn khỏe đẹp.
Hơn nữa, bí ngô có chứa lutein, zeaxanthin, vitamin E và nhiều chất chống oxy hóa khác, đã được chứng minh là giúp tăng cường khả năng bảo vệ da của bạn chống lại tia UV.
Tác dụng phụ của bí đỏ
Bí đỏ rất tốt cho sức khỏe và an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, có một số sai lầm khi ăn bí đỏ có thể dẫn đến phản ứng ngược, không có lợi cho cơ thể.
- Người dùng thuốc lithium: Do bí đỏ chứa rất nhiều nước nên nó có thể được coi là thuốc lợi tiểu nhẹ. Vì vậy, ăn quá nhiều bí đỏ có thể gây ra phản ứng như uống thuốc lợi tiểu, làm tăng lượng nước và muối mà cơ thể đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Việc này có thể không tốt cho những người uống thuốc như lithium, vì nó sẽ giảm khả năng loại bỏ lithium của cơ thể, gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Ăn bí đỏ quá nhiều: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần. Đó là bởi vì bí đỏ chứa nhiều vitamin A, nếu ăn quá nhiều sẽ không tiêu hóa hết và bị trữ lại dưới gan và da, từ đó gây nên tình trạng vàng da ở bàn tay, bàn chân.
- Ăn bí đỏ quá già và để lâu: Bí đỏ chứa hàm lượng đường tự nhiên khá cao, do đó nếu để lâu ngoài không khí sẽ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men và biến chất, từ đó gây hại cho sức khỏe.
12 dấu hiệu ở mắt cảnh báo bệnh nghiêm trọng
Đôi mắt là một trong những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể và cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất.
Mắt đột ngột lồi có thể là dấu hiệu của bệnh mắt tuyến giáp, đe dọa thị lực, đôi khi có thể dẫn đến mù lòa - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, không phải tất cả triệu chứng xuất hiện ở mắt đều là vấn đề về mắt, mà nó còn chỉ ra nhiều bệnh nghiêm trọng khác trong cơ thể.
Sau đây là ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về mắt đối với các triệu chứng ở mắt mà bạn không thể bỏ qua, theo Best Life.
1. Mù thoáng qua
Tiến sĩ Howard R. Krauss, bác sĩ nhãn khoa thần kinh phẫu thuật tại Trung tâm Sức khỏe Providence Saint John (Mỹ) giải thích, đây cũng có thể là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, cần được đánh giá khẩn cấp. Vì nó có thể là dấu hiệu của gián đoạn tuần hoàn đến mắt hoặc não, nên ngay cả khi thị lực đã trở lại bình thường, cần phải đi khám để ngăn chặn nguy cơ đột quỵ, tiến sĩ Krauss cho biết.
2. Mờ mắt sau khi ăn nhiều đường
Tiến sĩ Benjamin Bert, bác sĩ nhãn khoa tại Trung tâm Y tế MemorialCare Orange Coast (Mỹ), cho biết khi lượng đường dư thừa trong máu, đường có thể khiến thủy tinh thể trong mắt sưng lên, dẫn đến mờ mắt. Cần đi xét nghiệm máu để tìm bệnh tiểu đường, theo Best Life.
Nếu tình trạng sưng mắt lặp đi, lặp lại có thể dẫn đến phát triển đục thủy tinh thể.
3. Nhìn thấy một điểm cố định
Một điểm cố định trong tầm nhìn là trường hợp cấp cứu y tế không thể chờ đợi, cần điều trị gấp. Tiến sĩ Joseph Pizzimenti, tại Trường đo thị lực Rosenberg thuộc Đại học Incarnate Word in San Antonio (Mỹ), cho biết có thể có các khối u ác tính và các loại ung thư khác ở phía sau mắt, hoặc các khối u não gây ra điều này. Và bệnh nhân thường không nhận ra điều gì không ổn cho đến khi phát hiện ra một điểm cố định ở trung tâm tầm nhìn.
Khô mắt mạn tính có thể là triệu chứng của Hội chứng Sjgren (SS) là một tình trạng phá hủy khả năng tiết chất của các tuyến ngoại tiết, Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như ung thư hạch - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
4. Một mắt ngày càng yếu
Suy giảm thị lực hoặc mất hoàn toàn thị lực ở một mắt là vấn đề y tế nghiêm trọng. Điều này có thể xảy ra khi các mạch máu trong mắt bị rò rỉ hoặc bị tắc nghẽn. Cần lưu ý rằng điều này có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.
5. Mắt lé
Tiến sĩ Benjamin H.Ticho, phó giáo sư tại Bệnh viện Mắt & Tai của Đại học Illinois (Mỹ), cảnh báo tình trạng mắt lé đột ngột cũng có thể là bằng chứng của tăng áp lực nội sọ hoặc đột quỵ, theo Best Life.
6. Hoa mắt khi đứng lên đột ngột
Tiến sĩ Krauss giải thích, tình trạng mất thị lực tạm thời này cho thấy có sự mất lưu lượng máu nhất thời đến mắt, đến dây thần kinh thị giác hoặc não, có thể là dấu hiệu của huyết áp thấp, bệnh mạch máu hoặc tăng áp lực nội sọ. Cần đi khám và điều trị ngay.
7. Thị lực thay đổi bất thường
Cảm giác đang nhìn rõ mọi thứ trong một khoảnh khắc và bỗng mọi thứ trông mờ đi một giây sau. Cần đi khám mắt ngay.
Tiến sĩ Krauss lưu ý đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc các bệnh khác.
8. Đột ngột nhìn đôi
Bác sĩ đo người Úc Leigh Plowman cho biết, nhìn đôi có thể là dấu hiệu của chảy máu, khối u hoặc sưng, tất cả đều cần được chăm sóc ngay lập tức, theo Best Life.
9. Nhìn thấy những tia sáng đột ngột trong mắt
Bác sĩ nhãn khoa người Mỹ Toni Albrecht cho biết đây là triệu chứng của bong võng mạc, là tình huống khẩn cấp.
10. Khô mắt mạn tính
Khô mắt mạn tính có thể là triệu chứng của Hội chứng Sjgren (SS) là một tình trạng phá hủy khả năng tiết chất của các tuyến ngoại tiết, bác sĩ nhãn khoa người Anh Giuseppe Aragona giải thích. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như ung thư hạch.
11. Mắt bị lồi
Bác sĩ nhãn khoa Gary J. Lelli, từ Trung tâm Y tế Weill Cornell (Mỹ), cho biết mắt đột ngột lồi có thể là dấu hiệu của bệnh mắt tuyến giáp, đe dọa thị lực, đôi khi có thể dẫn đến mù lòa.
12. Căng tức trong mắt
Tiến sĩ Howard R. Krauss cho biết cảm giác căng tức trong mắt cũng có thể là do viêm sau mắt, chẳng hạn như do bệnh mắt tuyến giáp, nhiễm trùng hoặc khối u, theo Best Life.
Chăm sóc đôi mắt cho người cao tuổi Với người cao tuổi, mọi cơ quan trong cơ thể đều diễn ra quá trình lão hóa và đôi mắt cũng không nằm ngoài quy luật đó. Ở người cao tuổi, các bệnh về mắt thường gặp như bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm tuổi già, Glaucoma (bệnh thiên đầu thống), võng mạc tiểu đường, võng mạc cao huyết áp,...