Sự thật về “thần dược” gạo lứt muối mè trị bách bệnh
Nhiều người muốn giảm cân, trị bệnh tim mạch, huyết áp, mỡ máu cao đã thường xuyên ăn gạo lứt, muối mè và coi đây là thần dược chữa được bách bệnh. Tuy nhiên nhận định này hoàn toàn sai lầm.
Mù quáng ăn theo cách ăn số 7
Thời gian gần đây, xuất hiện không ít những trường hợp bệnh nhân ung thư, suy thận, tiểu đường phải nhập viện trong trạng thái cơ thể bị suy kiệt nặng, rối loạn chuyển hóa… với cùng một nguyên nhân là ăn theo chế độ 100% gạo lứt muối mè trong một thời gian dài.
Nhiều người tin rằng ăn gạo lứt muối mè trị được bách bệnh. Ảnh minh họa
Theo tìm hiểu, chế độ ăn gạo lứt muối mè còn được biết đến với tên “Cách ăn số 7″ trong phương pháp ăn uống dưỡng sinh rất nổi tiếng, có nguồn gốc từ Nhật Bản, được gọi là Thực dưỡng.
Cách ăn số 7 còn gọi là tiết thực, có nghĩa là không ăn một thứ gì thêm, ngoài sự cần thiết cho sự sống là cốc loại, vì trong thời gian ăn theo phương thức số 7, ta sẽ hết tất cả các bệnh tật và có nhiều kỳ diệu.
Có thể hiểu rằng vài ngày trong tuần ăn cơm gạo lứt muối mè chính là biện pháp giải độc an toàn cho cơ thể để qua đó gián tiếp mài nhọn sức đề kháng, chẳng hạn sau bữa tiệc rượu thịt ê hề, sau giai đoạn làm việc căng thẳng… Tuy nhiên cách ăn này thực tế liệu có hiệu quả với đa số người dân?
Một người từng áp dụng cách ăn số 7 khẳng định rằng, việc mù quáng ăn theo cách ăn số 7 sẽ mang đến cái chết thầm lặng! “Họ được tuyên truyền bởi các tay cực đoan rằng, gạo lứt là thực phẩm quân bình nhất, là thức ăn của loài người, rất giàu dinh dưỡng không sợ thiếu chất… phải ăn cho đến khi hết bệnh rồi mới ăn ra.
Bất chấp lời khuyên can của mọi người xung quanh, gia đình bạn bè và người thân… những nạn nhân vẫn cứ tin mù quáng và tiếp tục ăn đến khi teo tóp, gầy trơ xương, xanh xao, da sạm, giảm chức năng sinh dục, tắt kinh, thiếu máu, suy giảm đề kháng, lạnh tay chân, già nua, đái ra máu, táo bón kinh niên, mờ mắt, rụng răng, rụng tóc…
Chia sẻ trong một cuộc hội thảo, chuyên gia hàng đầu về thực dưỡng của Nhật Bản hiện nay, ông Masahiro Isogai cũng khuyến cáo về cách ăn số 7: “Nếu áp dụng số 7 để trị liệu hay để tăng khả năng phán đoán thì dài lắm cũng chỉ khoảng 7 ngày và thiết đặt thời gian ăn phục hồi đủ dài. Những sai lầm khi áp dụng ăn số 7 phần nhiều là ăn quá dài không phù hợp với cơ thể, và không có khái niệm ăn phục hồi.”
Video đang HOT
Những ai không nên ăn gạo lứt muối mè?
Nên ăn gạo lứt muối mè tối đa trong 7 ngày liên tục. Ảnh minh họa
Nếu áp dụng phương pháp gạo lứt muối mè một cách cường điệu và trường kỳ thì sai. Chế độ dinh dưỡng với chỉ ròng gạo lứt muối mè sau giai đoạn thông qua tác dụng giải độc cho cơ thể nên hạ mỡ trong máu, điều chỉnh lượng đường huyết, giảm axít uric…, nếu tiếp tục áp dụng đơn phương và dài hạn là nguyên nhân dẫn đến rối loạn biến dưỡng và suy yếu sức đề kháng vì gạo lứt muối mè tuy mạnh về mặt khoáng tố nhưng lại yếu về chất đạm và chất béo. Thiếu 2 chất này thì cơ thể không thể tổng hợp kháng thể, nội tiết tố…
Một số người bị dị ứng, rối loạn kinh nguyệt, thiếu máu, suy nhược trầm trọng chỉ vì lạm dụng kiểu ăn ròng gạo lứt muối mè mà thiếu thịt cá. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn nữa nếu “thực khách” do không được hướng dẫn đầy đủ nên không uống đủ nước. Khi đó, nhiều căn bệnh không mời cũng đến vì nạn nhân vừa thiếu nước vừa thiếu dưỡng chất cơ bản.
Gạo lứt muối mè đúng là một phương pháp tốt cho sức khỏe nhưng không thể áp dụng theo kiểu ai cũng như ai, cũng không thể áp dụng một cách tùy tiện thiếu hướng dẫn chặt chẽ của thầy thuốc để người bệnh hiểu rõ khi nào bắt đầu và lúc nào chấm dứt.
Không riêng gì với gạo lứt muối mè, hệ tiêu hóa đa nguyên của con người không phù hợp với bất cứ hình thức dinh dưỡng nào đơn điệu. Do đó, không nhất thiết phải cố nuốt cho trôi mỗi ngày một món nào đó.
Người bệnh không nên chỉ ăn gạo lứt và muối mè bởi cơ thể người bệnh dễ bị thiếu đạm và các vitamin giúp chuyển hóa năng lượng. Vì vậy, tốt nhất là dù ăn cơm gạo lứt nhưng người bệnh vẫn nên dùng thêm thịt, cá nạc và nhiều rau.
Những chú ý khi ăn gạo lứt, muối mè
- Ăn gạo lứt muối mè phải ăn lâu, nhai kỹ sẽ giúp quá trình chữa bệnh và thẩm thấu các thành phần có trong gạo lứt muối mè được tốt hơn. Khi nhai lâu các axit trong gạo sẽ tiết ra nhiều hơn, tạo cảm giác nhanh no cần thiết cho người bệnh.
- Khi mua gạo lứt phải chọn loại gạo mới, còn nguyên lớp cám ngoài và mầm gạo, gạo đỏ càng tốt.
- Bảo quản gạo lứt khó khăn hơn gạo thường vì lớp lipid tập trung ở lớp vỏ cám ngoài là chủ yếu, dễ gây ẩm mốc. Vì vậy, không nên mua nhiều gạo lứt rồi tích lũy ăn dần, nên mua với số lượng vừa phải, khi gạo biến chất ẩm mốc thì nên bỏ đi.
- Đối với người già yếu, bệnh nhân suy nhược cơ thể lâu ngày, những bệnh do thiếu ăn, suy dinh dưỡng cần phải thận trọng và phải tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng phương pháp ăn gạo lứt muối mè.
Hạo Nhiên
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Ăn gạo lứt, muối vừng 41 ngày, người phụ nữ Hà Nội vào viện cấp cứu
Người phụ nữ 61 tuổi áp dụng liệu trình ăn chay 49 ngày theo "bác sĩ Google", nhưng đến ngày 41 thì phải vào viện cấp cứu.
Công bố mới nhất tại Mỹ cho thấy, cứ 5 người thì có 2 người tự tra "bác sĩ Google", gây chẩn đoán sai bệnh cho bản thân, làm bệnh tình nặng hơn. Tại Việt Nam, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia cho rằng, con số này còn lớn hơn nhiều.
PGS Hùng chia sẻ, Viện vừa cấp cứu cho nữ bệnh nhân 61 tuổi ở Gia Lâm, Hà Nội. Nữ bệnh nhân này từng áp dụng chế độ ăn chay trên mạng, kéo dài 49 ngày, thuần túy ăn gạo lứt và muối vừng.
Sau 41 ngày ăn gạo lứt, muối vừng, người phụ nữ 61 tuổi phải vào BV cấp cứu
Tuy nhiên khi ăn chay được 41 ngày, bà phải vào bệnh viện gần nhà cấp cứu do ngừng tuần hoàn, rối loạn natri, kali. Ngay lập tức bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hoàn, bồi phụ điện giải. Sau đó bác sĩ phát hiện thêm biến chứng suy thận cấp, tiêu cơ vân.
Sau 15 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân xuất viện ra về. Tuy nhiên vừa về nhà được 1 ngày, bệnh nhân lại đau tim dữ dội trở lại, được chuyển vào Viện tim mạch quốc gia cấp cứu.
Qua hội chẩn, bác sĩ xác định bệnh nhân bị hẹp động mạch vành, chỉ định đặt stent.
"Đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp tự tra Google để chữa bệnh. Bản thân bệnh nhân này bị bệnh mạch vành, khi áp dụng chế độ ăn chay sẽ làm giảm điện giải trong máu, kích thích gây ngừng tim", PGS Hùng giải thích.
PGS Hùng cho biết, bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân tim mạch giảm tối đa tinh bột chế biến sẵn, thay vào đó ăn các loại hạt chế biến thô như gạo lứt nhưng chế độ ăn phải cân đối, ăn nhiều cá, rau củ qua, hạn chế mỡ động vật, phủ tạng động vật chứ không khuyên ăn chay.
Theo PGS Hùng, thông tin về các bệnh trên mạng rất đa dạng, lẫn lộn giữa thông tin khoa học hàn lâm và thông tin thường thức. Thông tin hàn lâm thường chuyên ngành, khó hiểu, thông tin thường thức dễ hiểu nhưng được viết bởi những người không có chuyên môn đầy đủ, chưa kể nhiều thông tin quảng cáo, nhiều câu chuyện giật gân nên người đọc dễ tin theo.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng
Tại Viện tim mạch quốc gia, bác sĩ thường xuyên gặp bệnh nhân tự ý bỏ thuốc theo đơn để dùng thuốc nam, thuốc bắc không rõ thành phần. Sau uống vài ngày, bệnh nhân thấy rất khoẻ nhưng lâu dần, bệnh tình nặng thêm, khi quay lại bệnh viện đã bị tắc mạch vành, kẹt van tim, suy thận nặng... có trường hợp phải đưa về vì không thể cứu chữa.
Về các bệnh tim mạch tại Việt Nam nói chung, PGS Hùng cho biết, trung bình mỗi năm tăng khoảng 15%. Trong năm 2018, Viện Tim mạch quốc gia can thiệp tim mạch cho hơn 12.300 ca - lớn nhất khu vực Đông Nam Á, trong đó trên 50% là bệnh nhân mắc bệnh mạch vành.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Có nên dùng gạo lứt thay hoàn toàn gạo trắng? Hiện nay, nhiều người đã chuyển hẳn sang ăn gạo lứt để trị bệnh, một số người lại chọn cách ăn gạo lứt vào chế độ ăn để giảm cân và cũng có nhiều người thay thế gạo trắng bằng gạo lứt. Thế nhưng, việc thay thế hoàn toàn gạo lứt trong khẩu phần ăn hàng ngày là điều vẫn còn nhiều tranh...