Stress có gây đau tim không?
Mặc dù stress không thể trực tiếp gây ra cơn đau tim nhưng nó có thể tác động lớn đến sức khỏe tim mạch và thậm chí gây ra hiện tượng giống như cơn đau tim.
Stress mãn tính là một yếu tố nguy cơ bệnh tim
Stress mãn tính có thể dẫn đến huyết áp cao, là một yếu tố nguy cơ chính gây đau tim. Theo một nghiên cứu năm 2010 trên Current Hypertension Reports, stress mãn tính – bao gồm cả định kiến sắc tộc, nghèo đói hoặc những rắc rối trong mối quan hệ – góp phần gây tăng huyết áp. Khoảng 70% những người bị nhồi máu cơ tim lần đầu tiên bị tăng huyết áp.
Stress cũng làm tăng nhịp tim. Dần dần, trạng thái stress kéo dài có thể tác động xấu đến tim mạch. Ví dụ, lo âu có liên quan đến nguy cơ cao mắc nhiều loại bệnh tim: bệnh mạch vành, suy tim và các rối loạn nhịp tim như nhịp tim nhanh.
Ngoài ra, stress có thể tạo ra những thói quen không lành mạnh khi mọi người cố gắng đối phó. Những thói quen này thường bao gồm hút thuốc lá, uống nhiều rượu và ăn quá nhiều – tất cả đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tim và làm tăng nguy cơ đau tim.
Stress mãn tính và đột ngột có thể ảnh hưởng xấu đến tim
Stress đột ngột có thể gây ra “hội chứng trái tim tan vỡ”, cảm giác giống như cơn đau tim
Một trong những cách nguy hiểm nhất mà stress có thể ảnh hưởng đến tim là gây ra bệnh cơ tim takotsubo, còn được gọi là bệnh cơ tim do stress hoặc “hội chứng trái tim tan vỡ”.
“Hội chứng trái tim tan vỡ” được mô tả là giống như cơn đau tim, với các triệu chứng bao gồm đau ngực và khó thở, nhưng là một tình trạng hoàn toàn khác.
Video đang HOT
Những triệu chứng này xảy ra đột ngột, được kích hoạt bởi một sự kiện gây stress về cảm xúc, chẳng hạn như sự ra đi đột ngột của người thân. Biểu hiện của không khá rõ ràng đến mức mọi người nghĩ rằng họ đang bị đau tim.
Tuy nhiên không phải như vậy. Cơn đau tim xảy ra khi một động mạch đến tim bị tắc nghẽn. Bệnh cơ tim Takotsubo không có tắc nghẽn. Nguyên nhân chính xác vẫn còn chưa rõ, nhưng nó được cho là có liên quan đến sự tăng vọt đột ngột các hormone từ phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy” của cơ thể.
Bệnh cơ tim Takotsubo là một hiện tượng khác về cơ bản với cơn đau tim. Các động mạch hoàn toàn bình thường và việc cung cấp máu cũng hoàn toàn bình thường, nhưng đột nhiên, tim không co bóp.
Điều này có nghĩa là đột nhiên không có đủ lượng máu bơm khắp cơ thể, hay còn gọi là suy tim cấp. Mặc dù tình trạng này xảy ra đột ngột, tim có thể không bơm máu hiệu quả trong hai đến bốn tuần, nhưng hầu hết bệnh nhân sẽ trở lại chức năng tim bình thường trong vòng hai tháng. Hầu hết bệnh nhân bị bệnh cơ tim Takotsubo sẽ được điều trị bằng phác đồ điều trị suy tim, bao gồm thuốc chẹn beta và các loại thuốc khác.
Bệnh cơ tim Takotsubo phổ biến nhất ở phụ nữ từ 58 đến 75 tuổi, chiếm hơn 90% số trường hợp. Các bác sĩ không hoàn toàn chắc chắn về nguyên nhân, nhưng một nghiên cứu cho thấy phụ nữ có tỷ lệ stress cảm xúc cao hơn. Khoảng 5% phụ nữ nghĩ rằng họ đang bị đau tim thực ra là bị bệnh cơ tim do stress.
Tuy nhiên, các cơn đau tim thực sự phổ biến hơn nhiều so với bệnh cơ tim Takotsubo. Chỉ có khoảng 2% số người đến bệnh viện khám vì các triệu chứng của cơn đau tim thực sự bị bệnh cơ tim Takotsubo.
Cách quản lý stress và giảm nguy cơ đau tim
Giảm và quản lý stress thông qua chính niệm, tập thể dục và các thú vui là một phần quan trọng của sức khỏe chung và nó có thể cải thiện sức khỏe tim mạch.
Tuy nhiên, thay đổi lối sống để giảm bớt căng thẳng là điều vô cùng khó khăn đối với nhiều người. Do đó, các bác sĩ khuyên bạn hãy nhìn nhận thực tế về những tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống và điều chỉnh những gì bạn có thể làm, không cần quá lo lắng về những gì nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Người phụ nữ lên cơn đau tim 2 lần trong 3 ngày vì mắc một căn bệnh dễ chẩn đoán sai
Người phụ nữ trẻ 35 tuổi chia sẻ bệnh suy tim đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống cô.
Năm ngoái, Morgan Drutchas trở thành một người trong khoảng 6,5 triệu người Mỹ phải đối mặt với bệnh suy tim. Nói cách khác, trái tim của cô không thể bơm đủ máu đi khắp cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ một vấn đề sức khỏe không hề hiếm gặp mang tên "bóc tách động mạch vành tự phát (SCAD)". Trên thực tế, không ít các chuyên gia y khoa đã chẩn đoán sai tình trạng này.
Khi nhắc tới suy tim, các chuyên gia thường nghĩ ngay tới bệnh mạch vành, tình trạng sức khỏe khiến các mảng bám tích tụ quá nhiều trong động mạch. Những nguyên nhân khác có thể bao gồm cao huyết áp, bệnh van tim, tiểu đường và bóc tách động mạch vành tự phát. SCAD tạo ra vết rách, làm bóc tách những lớp của một hoặc nhiều động mạch cung cấp máu cho tim. Tình trạng này ngăn cản máu lưu thông, từ đó dẫn đến nhồi máu cơ tim và gây suy tim.
Với trường hợp của Drutchas, SCAD đã gây ra 2 cơn đau tim, khiến người phụ nữ này phải nhập viện vì bệnh suy tim ở tuổi 35. Theo Tiffany Joy Braley, phó giáo sư kiêm chuyên gia y khoa tại Trung tâm tư vấn sức khỏe Taubman: "Phụ nữ trẻ có thể bị đau tim do SCAD, đặc biệt là độ tuổi từ 35 đến 50. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đau tim ở phụ nữ dưới 50 tuổi, phụ nữ mang thai và các bà mẹ mới sinh con".
Trên thực tế, rất nhiều người vẫn còn quá chủ quan và cho rằng người trẻ, sở hữu khỏe tốt không thể gặp vấn đề về tim.
Cuộc sống đột ngột thay đổi
Câu chuyện của Drutchas bắt đầu vào đầu năm 2019 khi cô cảm thấy tức ngực lúc đang làm việc. Cơn đau ngày càng trở nên trầm trọng và các triệu chứng bất thường như tê tay, nhiệt độ cơ thể thay đổi từ nóng sang lạnh... bắt đầu xuất hiện. Người phụ nữ này ngay lập tức được đưa đi cấp cứu. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán cô bị nhồi máu cơ tim và cần theo dõi thêm.
Vài ngày sau, cơn đau trở lại báo hiệu cho Drutchas có một điều gì đó không ổn. Người phụ nữ này chia sẻ: "Các bác sĩ không nghi ngờ về tình trạng nguy hiểm này cho đến khi chị gái của tôi, là một bác sĩ, can thiệp. Chị ấy nhấn mạnh với họ rằng tôi bị đau tim tới hai lần dù còn trẻ và khỏe mạnh".
Sau đó, xét nghiệm điện tâm đồ (EKG) đã cho thấy tình trạng của Drutchas. Các bác sĩ thậm chí còn nhận xét họ chưa bao giờ thấy kết quả EKG tồi tệ như vậy ở một người quá trẻ và khỏe mạnh như cô.
Người phụ nữ này chia sẻ: "Bốn ngày sau, tôi thức dậy trong phòng cấp cứu với một cơ thể gắn đầy máy móc. Bác sĩ giải thích cho tôi về SCAD, thứ đã gây ra một vết rách rộng trong động mạch vành. Tôi hoàn toàn sốc khi nhìn tới dòng chữ suy tim được viết trên tờ giấy kết luận của ông ấy".
Hành trình đầy khó khăn
Theo thống kê, 90% các trường hợp mắc SCAD là phụ nữ, chủ yếu từ 30-60 tuổi.
Sau 3 tuần điều trị tại phòng cấp cứu kết hợp với thuốc và máy trợ tim, Drutchas đã được xuất viện. Dù vậy, cô vẫn cần được chăm sóc và không thể sống tự lập vì căn bệnh suy tim.
Cuộc sống người phụ nữ này chỉ xoay xung quanh việc phục hồi chức năng, vận động nhẹ và nghỉ ngơi. Theo Drutchas: "Tôi tập thể dục 5 ngày/tuần, duy trì cân nặng hợp lý và không bao giờ hút thuốc. Ngay cả bây giờ, 18 tháng sau, tôi vẫn nhận thấy việc kiểm soát căn bệnh suy tim là một cuộc đấu tranh lâu dài và không dễ dàng".
Trong khoảng thời gian này Drutchas cũng phải đối mặt với bệnh trầm cảm. Trên thực tế, tình trạng này rất phổ biến ở những người trẻ tuổi, người bị suy tim do nguyên nhân nào đó không thể kiểm soát như cô. Trầm cảm rất dễ gây mất nước, tim đập nhanh hoặc không đều, tăng cân, tức ngực, khó thở, suy nhược nếu không điều trị kịp thời. Dù vậy, không ít người đã vượt qua được căn bệnh này bằng việc dùng thuốc và tuân thủ thói quen sống lành mạnh.
Tìm kiếm niềm vui và tận hưởng cuộc sống
Dù cuộc sống đã mang đến cho Drutchas thử thách đầy bất ngờ, cô ấy vẫn tìm cách tạo cho mình niềm vui. Người phụ nữ này chia sẻ: "Tôi không thể lúc nào cũng ủ rũ, buồn bực hay tưởng tượng ra một viễn cảnh đen tối trong tương lai. Tôi tự tìm cho mình thú vui mỗi ngày, từ việc ăn món ăn mình thích đến trò chuyện với bạn bè và mua sắm các vật dụng trong nhà bếp. Hãy làm bất cứ điều gì khiến bạn hạnh phúc và mang lại niềm vui". Drutchas đã học được cách vượt qua khó khăn từ bệnh tật để tiếp tục tiến về phía trước.
Bóc tách động mạch vành tự phát là một tình trạng khẩn cấp hiếm gặp xảy ra khi một vết rách hình thành trong những mạch máu nuôi tim.
Bóc tách động mạch vành tự phát có thể làm chậm lại hoặc ngăn chặn lưu lượng máu đến tim, gây ra một cơn đau tim, nhịp tim bất thường hoặc tử vong đột ngột. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hầu hết các trường hợp xảy ra ở những người khỏe mạnh trong độ tuổi từ 30 và 50.
Nguyên nhân gây bóc tách động mạch là do động mạch vành bị rách khiến giảm lưu lượng máu đến tim dẫn đến tình trạng đột quỵ tim.
Các kiểu ăn tối sai lầm khiến bạn mắc đủ bệnh Ăn quá no dễ khiến bạn mắc tiểu đường trong khi bỏ bữa hoặc ăn muộn làm bạn bị sỏi mật, viêm loét dạ dày. Trong xã hội ngày nay, nhịp sống ngày càng nhanh hơn. Nhiều nhân viên văn phòng ăn uống tùy tiện vào bữa sáng và bữa trưa. Chỉ vào buổi tối, họ mới có thời gian chuẩn bị bữa...