Ba trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổi
Hệ thống Y tế Medlatec ghi nhận 3 trường hợp nhiễm cúm A là 3 chị em trong một gia đình ở Hà Nội với các triệu chứng: sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, ho khan nhiều, đau tức ngực trái, nhiều dịch mũi.
Các triệu chứng xuất hiện đột ngột, diễn biến cấp tính tăng dần.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc khám cho bệnh nhi. (Ảnh: minh họa)
Ba trẻ trong một gia đình cùng mắc cúm A
Xét nghiệm test nhanh cúm cho kết quả dương tính với cúm A ở cả 3 trẻ. Trong đó, 2 bé gái có tình trạng nặng hơn, được chỉ định nhập viện do biến chứng viêm phổi, với các bilan viêm tăng cao, bao gồm bạch cầu (BC) tăng và CRP cao. Chụp CT phổi có hình ảnh tổn thương viêm phổi.
Riêng bé trai do triệu chứng nhẹ hơn, được kê đơn thuốc điều trị và theo dõi tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hai bệnh nhi nhập viện được điều trị tích cực theo phác đồ, bao gồm kháng sinh, thuốc hạ sốt, chăm sóc hỗ trợ hô hấp và theo dõi sát tình trạng viêm phổi. Sau 7 ngày điều trị nội trú tình trạng sức khỏe của các bé đã ổn định. Hình ảnh chụp CT phổi sau điều trị không còn tổn thương, chức năng hô hấp cải thiện tốt, sức khỏe gần như hồi phục hoàn toàn.
Virus cúm có thể sống sót trên các bề mặt tiếp xúc đến 48 giờ
Video đang HOT
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc, chuyên khoa Nhi, Phòng khám đa khoa Medlatec số 2, cúm A là loại cúm mùa phổ biến nhất, chiếm tới 75% các trường hợp nhiễm cúm ở người. Các chủng virus cúm A thường gặp bao gồm: H1N1, H3N2, H5N1, H7N9, trong đó, H5N1 và H7N9 xuất hiện ở gia cầm nhưng có khả năng lây sang người, dẫn đến nguy cơ bùng phát thành đại dịch.
Virus cúm A có thể lây từ gia cầm mắc bệnh sang người khi có tiếp xúc gần, tuy nhiên, phổ biến hơn cả là lây lan từ người sang người qua đường hô hấp. Khi nói chuyện, hắt hơi hoặc ho, virus trong cơ thể sẽ phát tán ra ngoài theo tuyến nước bọt với phạm vi lên tới 2m. Người khỏe mạnh khi tiếp xúc gần, hoặc trò chuyện trực tiếp với người bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.
Ngoài ra, virus cúm A còn tồn tại trên các bề mặt như tay nắm cửa, quần áo, điện thoại, bát đũa và các vật dụng hằng ngày. Thói quen dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Virus cúm có thể sống sót trên các bề mặt này đến 48 giờ, tạo điều kiện cho sự lây lan trong cộng đồng.
Người mắc cúm A sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như: sốt cao, sốt kéo dài, đau họng, viêm họng, ho nhiều và kéo dài, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi, chảy nước mắt khi ra ngoài sáng. Trẻ em nhiễm bệnh rất dễ gặp tình trạng nôn mửa, hoặc tiêu chảy.
Bác sĩ Ngọc cảnh báo, phần lớn bệnh nhân mắc cúm A có thể hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm nguy cơ cao (trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh lý nền) có nguy cơ gặp phải các biến chứng như: viêm phổi nặng, viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu, phù não, tổn thương gan, thậm chí là sảy thai.
Nếu mẹ bầu nhiễm cúm ở 3 tháng đầu trong thai kỳ có thể gây ra những dị tật thai nhi như sứt môi, hay bệnh lý van tim. Một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể tiến triển nặng với các triệu chứng sốt cao, khó thở, suy đa tạng và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Một trong những điều quan trọng nhất khi đối phó với bệnh dịch do virus cúm là chẩn đoán nhanh chóng và kịp thời. Khi xuất hiện các triệu chứng cấp tính nghi ngờ nhiễm cúm, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám, xác định bệnh và can thiệp điều trị phù hợp. Đồng thời, cần theo dõi sát diễn biến lâm sàng nhằm phát hiện sớm và xử trí kịp thời các biến chứng nguy hiểm do cúm gây ra.
Năm điều nhất định phải nhớ để phòng ngừa bệnh cúm A
Theo Bộ Y tế, năm 2024 ghi nhận 289.876 ca cúm mùa, 8 ca tử vong. Số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), nhưng số ca tử vong tăng 5 trường hợp.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo nhiều quốc gia Bắc bán cầu đang gia tăng ca bệnh hô hấp cấp do cúm mùa, RSV, hMPV, mycoplasma pneumoniae vào cuối năm.
Hệ thống giám sát của Bộ Y tế ghi nhận cúm mùa bùng phát mạnh tại Nhật Bản. Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản cho biết, từ 2/9/2024-26/1/2025, nước này có khoảng 9,5 triệu ca cúm, riêng tuần cuối năm 2024 hơn 317.000 ca. Tokyo, Hokkaido, Osaka, Fukuoka bị ảnh hưởng nặng nhất. Chủ yếu do cúm A gây ra nhưng nguy cơ bùng phát cúm B vẫn tồn tại.
Bác sĩ Ngọc khuyến cáo, trẻ nhỏ, người có bệnh nền, cao tuổi, suy giảm miễn dịch cần đặc biệt cẩn trọng trước nguy cơ nhiễm cúm.
Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng
Nhiều người chủ quan không đi khám, bị mắc cúm A diễn biến nặng, khiến phổi tổn thương tới 50%.
Được đưa tới Bệnh viện Hữu nghị đã 3 ngày nay, bà Hoàng Thị Chiến (78 tuổi, ở huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã tỉnh táo, tiến triển bệnh tốt hơn, nhưng vẫn đang phải thở oxy hỗ trợ.
Bà Chiến xuất hiện tình trạng ho, khó thở từ trước Tết Nguyên đán, nhưng chủ quan cho rằng chỉ bị cảm cúm thông thường, nên tự mua thuốc điều trị tại nhà.
Bệnh nhân cúm nặng đang điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị.
Anh Nguyễn Trung Dũng, người nhà bệnh nhân chia sẻ: "Thấy tình trạng mẹ tôi nặng hơn, đưa mẹ tới viện khám, bác sĩ đã chỉ định phải nhập viện gấp. Trước đó, mẹ tôi tự điều trị cúm tại nhà khoảng 1 tuần, những không những không đỡ, ho ngày càng nhiều, tình trạng khó thở nặng hơn, gia đình đã đưa đến cơ sở y tế thăm khám và được phát hiện mắc cúm A...".
Tình trạng nặng lên kèm với có nhiều bệnh nền, cụ bà được đưa tới Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị để tiếp tục điều trị.
Chia sẻ về tình trạng của bệnh nhân cúm nặng, BSCKI Nguyễn Thị Thủy, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: "Bệnh nhân có các tiền sử bệnh lý nền như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, xơ vữa động mạch, viêm phổi kẽ nhiều năm. Trước khi người bệnh nhập viện tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị, bà đã được người nhà cho đến các cơ sở y tế khác để thăm khám và đã được xét nghiệm, chẩn đoán mắc cúm A, nấm phổi và vi khuẩn đa kháng".
Theo BSCKI. Nguyễn Thị Thủy, bệnh nhân này phải thở oxy cao dòng, tình trạng suy hô hấp nặng. Kết quả chụp phim cho thấy tình trạng viêm phổi đã lan tỏa 2 bên. Khi nhập viện tại Bệnh viện Hữu nghị, các bác sĩ đã phát hiện phổi của bệnh nhân bị tổn thương tới 50%. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh tích cực, thuốc kháng nấm, thở oxy, chăm sóc hô hấp.
Hiện tại, bệnh nhân đã có tiến triển tốt lên, không bị sốt, tình trạng ho và khó thở được cải thiện, đã giảm được mức oxy, đã dừng oxy để thở ngắt quãng... Bệnh nhân có tổn thương phổi rộng, mặc dù điều trị tích cực, nhưng đây là trường hợp bệnh nặng, cần phải theo dõi sát để có hướng xử trí kịp thời.
Ngoài ca bệnh trên, tại Bệnh viện Hữu nghị cũng rải rác ghi nhận các ca bệnh cúm phải nhập viện. Bệnh viện đã tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp và nhiều bệnh nhân mắc cúm A với biến chứng viêm phổi. Các bệnh nhân cúm gia tăng trong những tháng gần đây với hàng chục ca mắc cúm; số bệnh nhân mắc cúm đến khám ngoại cũng cũng khá đông.
Theo BSCKI. Nguyễn Thị Thủy, thời tiết Đông Xuân là điều kiện cho dịch bệnh về đường hô hấp phát triển, đặc biệt là cúm A. Vì vậy, khi người dân có dấu hiệu mắc cúm cần được thăm khám kịp thời. Nhất là với những đối tượng nguy cơ diễn biến nặng khi mắc cúm như: Người trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, trẻ em...
Đặc biệt, nếu đến những nơi có yếu tố dịch tễ, tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh, người dân cần đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm. Với những người nghi ngờ mắc cúm cần chủ động cách ly để tránh lây lan ra cộng đồng. Bác sĩ cũng khuyến cáo, người dân, nhất là những người có nguy cơ, nên tiêm phòng cúm hàng năm để phòng bệnh và giảm nguy cơ diễn biến nặng khi mắc cúm, nhất là cúm A.
Cần cảnh giác viêm phổi, suy hô hấp do cúm A Thông thường, người bị cúm A sẽ hồi phục sau vài ngày và khỏi bệnh sau một tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số người có thể gặp biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như viêm phổi, suy hô hấp. Các chủng cúm A và sự nguy hiểm Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hỏng thận vì thói quen của nhiều người Việt vào buổi tối

Loại nước được ví như 'thuốc bổ' tự nhiên, người Việt uống mỗi ngày mà chưa biết

Nghịch lý phòng đột quỵ của người trẻ

6 câu hỏi thường gặp liên quan hội chứng chân không nghỉ

Cự ly thích hợp nhất cho người mới chạy bộ

Bài tập tốt cho người sau chấn thương lách

7 món ăn vặt tốt cho nhân viên văn phòng mà không lo tăng cân

Cặp vợ chồng tử vong sau ăn canh nấm hái trong rừng

Chế độ dinh dưỡng cho người hạ huyết áp tư thế đứng

Trải nghiệm làm cha mẹ có thể giúp bộ não trẻ trung hơn

Phòng, chống đột quỵ ở người trẻ

Yên Bái ứng phó kịp thời, không để diễn biến phức tạp
Có thể bạn quan tâm

Ra tối hậu thư đầu hàng ở Kursk, ông Putin tung nước cờ chiến lược
Thế giới
18:53:50 15/03/2025
Kim Soo Hyun muốn gặp mẹ Kim Sae Ron, mục đích thật là gì?
Sao châu á
18:50:12 15/03/2025
Người phụ nữ bật khóc nhận lại số tiền vừa vay ngân hàng bị đánh rơi
Tin nổi bật
18:47:10 15/03/2025
Hot nhất Weibo: Jeon Ji Hyun cạch mặt Kim Soo Hyun suốt 12 năm qua?
Hậu trường phim
18:22:32 15/03/2025
SOOBIN - Thanh Thủy thành đôi theo cách này, nhà gái có hành động nóng "vượt mức pickleball"
Nhạc việt
18:19:23 15/03/2025
Tình hình hoảng loạn của Thùy Tiên sau lùm xùm quảng cáo kẹo rau, đến mức mất ngủ và sợ hãi
Sao việt
18:16:32 15/03/2025
Người đàn ông để lại tài sản cho thư ký, vợ nộp đơn kiện đòi thừa kế, tòa án tuyên bố: "Mẹ con chị không nhận được đồng nào"
Lạ vui
18:01:32 15/03/2025
Guardiola lên tiếng về pha 'chạm bóng hai lần' của Julian Alvarez
Sao thể thao
17:25:09 15/03/2025
Top cung hoàng đạo mê tín nhất, thầy bói nói gì tin nấy
Trắc nghiệm
16:36:08 15/03/2025
Bố chồng tỷ phú gửi cho con dâu gốc Hà Nội 1 thứ quý giá, đem khoe lập tức được hỏi cách dùng
Netizen
16:08:40 15/03/2025