Sai lầm khi ngâm rau củ trong nước muối
Rửa rau cần trải qua các bước nhất định để vừa đảm bảo sạch bụi bẩn, hóa chất song không làm mất đi vitamin tốt cho sức khỏe.
Bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào, Phó khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), cho biết trong chế độ ăn uống hàng ngày, rau, củ, quả có vai trò đặc biệt quan trọng. Chúng cung cấp nhiều vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ.
Các thao tác để sơ chế, chế biến rất quan trọng. Nhưng một số thói quen của người dân đã làm hao mòn các vitamin, chất xơ có trong rau củ. Đồng thời, sức khỏe người ăn cũng bị ảnh hưởng.
Theo bác sĩ Đào, chúng ta nên có các quy trình nhất định. Đầu tiên, chúng ta cần loại bỏ những phần hỏng, héo, úa… Với dụng cụ, chúng ta cần đảm bảo chúng được sạch sẽ, bao gồm nguồn nước, rổ đựng, chậu, thậm chí cả bàn tay. Vì khi tay bẩn đụng vào rau đã rửa, chúng sẽ nhiễm khuẩn.
Để rau sạch, người dân có thể xả dưới vòi nước sạch hoặc ngâm trong nước muối pha loãng. Một số người thường dùng các sản phẩm được khuyến cáo trên thị trường để giảm thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại trong rau củ quả.
Video đang HOT
Cách rửa rau củ cũng rất quan trọng để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất. Ảnh: S aladswithanastasia.
Chuyên gia này khuyên người dân nên rửa rau củ bằng nước thường, sau đó ngâm lại với nước muối pha loãng. Cuối cùng, chúng ta rửa lại bằng nước sạch và để khô.
Muối có tính sát trùng, giúp rửa sạch phần bẩn của rau củ. Tuy nhiên, ngâm nước sẽ có sự thẩm thấu vào rau củ. Việc ngâm quá lâu sẽ làm tăng độ úa của các loại lá.
“Trong một chậu nước khoảng 10 lít, bạn chỉ nên cho khoảng 5 gam muối để ngâm trong khoảng 5 đến 10 phút. Sau đó, bạn xả lại bằng nước sạch nhằm giảm tối đa lượng muối trong rau củ quả. Điều này giúp đảm bảo rau củ quả không bị thẩm thấu nồng độ muối quá cao”, bác sĩ Đào cho hay.
Đồng thời, chúng ta chỉ nên ngâm muối với những sản phẩm dùng ngay và không nên để quá lâu.
Theo bác sĩ Đào, nhiều người ngâm rau củ trong nước muối rất cảm tính, làm theo thói quen… Điển hình là việc bốc cả nắm muối cho vào chậu nhỏ ít nước rồi ngâm rau. Họ thường nghĩ rằng càng đậm đặc càng tốt, sau đó, vớt rau ra ăn hoặc chế biến luôn.
Đây là một sai lầm rất nhiều người đang gặp phải, vô tình khiến lượng muối đưa vào cơ thể nhiều hơn – nguyên nhân dẫn các nhiều bệnh lý không lây nhiễm như huyết áp, tim mạch.
Chuyên gia khuyến cáo cách xử trí khi uống nhầm hóa chất
Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều đau thương ập xuống, đè nặng lên nhiều gia đình, ảnh hưởng sức khỏe và đời sống khi học sinh, trẻ em uống nhầm hóa chất độc hại, dầu hỏa. Cùng với việc cứu chữa kịp thời, vấn đề phòng ngừa trở nên cấp bách đối với mỗi gia đình.
Sơ ý nhỏ, tác hại lớn
Nhiều ngày trôi qua nhưng gia đình chị Lê Thị Th. ở Tân Uyên (Bình Dương) vẫn tiếc nuối, gánh nặng như gia tăng khi con chị Th. là cháu Lê Hoàng B. nhầm cốc thuốc tẩy Javen là nước canh nên uống. Sau ít phút, cháu B. bị bỏng đường tiêu hóa, phải đi cấp cứu. Vốn làm nghề công nhân trong khu công nghiệp, gia đình chị Th. phải xoay sở đủ đường để lo cho con thoát khỏi nguy hiểm, nhưng đến nay vẫn ảnh hưởng sức khỏe.
Tương tự gia đình chị Th, cả hai vợ chồng đều làm công nhân ở Nhơn Trạch (Đồng Nai) mua thuốc tẩy màu vàng về đổ ra cốc để chuẩn bị đi tẩy thì con chị tưởng nước cam nên uống. Không lâu sau, con chị Lan nôn ra máu do xuất huyết đường tiêu hóa, phải điều trị nhiều ngày sức khỏe mới tạm ổn.
Mới nhất, 2 học sinh là L.H.P (7 tuổi) và V.N.Đ.Q (8 tuổi ở TP. Biên Hòa, Đồng Nai) trên đường đi học về thấy lọ thuốc diệt chuột màu đỏ, giống hệt thuốc siro nên nhặt lên và uống. Sau đó đến viện nhưng P. tử vong còn Q. được tích cực cứu chữa tại Bệnh viện Nhi Đồng Nai.
Đầu năm 2021, cũng vì sơ ý nhỏ, gia đình chị Trần Thị Hạnh (trú TP. Biên Hòa) cũng chao đảo, chạy vạy khắp nơi để cứu chữa cho đứa con trai 2 tuổi. Vô tình chị để lọ keo 502 trên bàn ăn nên con chị H. đã lấy xịt vào mắt, mặt. Rất may, lượng keo ra chưa nhiều nên các bác sĩ kịp thời cứu chữa.
Nhiều loại thuốc độc co vo ngoai dễ nhầm với siro.
Cẩn trọng, phòng ngừa
BS. Nguyễn Đức Phước (Trung tâm Y tế Trảng Bom, Đồng Nai) cho biết: Người bị nhiễm độc hóa chất hoặc thuốc diệt côn trùng thường có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu và đuối sức. Nếu bị ngộ độc qua da (do tiếp xúc) thì có biểu hiện ngứa, nóng rát và mẩn đỏ.
Bị ngộ độc qua đường tiêu hóa (ăn phải, nuốt phải) thường có biểu hiện nóng rát ở miệng và cổ họng, buồn nôn, đau bụng, đau đầu, chóng mặt. Bị ngộ độc qua đường hô hấp có thể biểu hiện khó thở, ho và đau ngực. Khi có bất cứ triệu chứng nào cũng nên đến cơ sở y tế ngay, điều trị càng sớm khả năng bình phục sức khỏe càng cao.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo các gia đình, các bậc phụ huynh, nếu trẻ bị rây hóa chất ra quần áo, nên thay ngay cho trẻ. Trường hợp nếu thu thập được vỏ, bao bì đựng hóa chất, thuốc diệt côn trùng, khi đưa trẻ đi cấp cứu nên mang theo để các bác sĩ chẩn đoán và có phương án điều trị chính xác, tích cực nhất.
Phụ huynh cũng nên dạy con kỹ năng không ăn, uống những thứ nhặt được. Khi ngộ độc, không móc họng trẻ hoặc cố gây nôn, không cho nạn nhân uống sữa vì sữa có thể làm tăng hấp thu của hóa chất vào cơ thể qua thành ruột, sẽ gây tác hại hơn, khó khăn cho các cơ sở y tế khi tiến hành cấp cứu.
Phòng ngừa trẻ uống nhầm hóa chất độc hại Ngày 27-3, 2 học sinh của một trường tiểu học ở TP.Biên Hòa đã uống nhầm thuốc diệt chuột đựng trong lọ giống si rô khiến một em tử vong, còn một em dù được cứu sống nhưng khả năng phải chịu nhiều di chứng về sau. Vụ việc đau lòng trên một lần nữa cảnh báo về tình trạng nguy hiểm khi...