Theo các nguồn tin từ Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC , cuộc họp của nhóm này vào ngày 30/11 về chính sách năm 2024 sẽ khó khăn, khiến thỏa thuận hiện nay có thể sẽ tiếp tục được thực hiện, thay vì quyết định cắt giảm sản lượng mạnh hơn.
Công nhân làm việc tại một cơ sở lọc dầu ở Kirkuk, Iraq. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cuộc họp sắp tới của OPEC bị hoãn lại từ ngày dự kiến ban đầu là ngày 26/11, do bất đồng về mức sản lượng của các nước sản xuất ở châu Phi, dù nhóm sau đó đã tiến gần hơn đến sự nhượng bộ trong vấn đề này.
Cuộc họp trước đó của OPEC vào tháng 6/2023 đã quyết định tiếp tục cắt giảm sản lượng đến năm 2024.
Saudi Arabia, Nga và các nước thành viên khác của OPEC đã cam kết cắt giảm sản lượng tổng cộng khoảng 5 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 5% nhu cầu hàng ngày của toàn cầu, một trong số các biện pháp bắt đầu được thực hiện từ cuối năm 2022.
Lượng cắt giảm trên bao gồm 1 triệu thùng/ngày mà Saudi Arabia tự nguyện cắt giảm đến cuối tháng 12/2023 và mức cắt giảm xuất khẩu 300.000 thùng/ngày đến cuối năm nay của Nga.
Giá dầu thế giới giảm trước thềm cuộc họp của OPEC+
Giá dầu thế giới đã giảm trong phiên giao dịch ngày 2/12, trước thềm cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC ).
Một cơ sở lọc dầu của Iran trên đảo Khark, ngoài khơi Vùng Vịnh. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ WTI giao tháng 1 giảm 1,24 USD (1,5%) xuống 79,98 USD/thùng. Tại thị trường London, giá dầu Brent biển Bắc giao tháng 2 giảm 1,31 USD (1,5%) xuống 85,57 USD/thùng.
Dự kiến, OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 4/12. Hồi tháng 10, OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ toàn cầu ở mức 2 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 11 để hỗ trợ giá dầu mỏ. Giới chuyên gia cho rằng tổ chức này nhiều khả năng sẽ giữ nguyên sản lượng trong cuộc họp sắp tới.
Chuyên gia Barbara Lambrecht thuộc Commerzbank Research cho rằng do có nhiều bất ổn trên thị trường nên khó có khả năng thực hiện thêm bất kỳ biện pháp nào khác tại cuộc họp của OPEC .
Một yếu tố khác được cho là cũng có thể ảnh hưởng tới giá dầu là việc Liên minh châu Âu (EU) nhất trí áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga, dự kiến có hiệu lực từ ngày 5/12 tới.
Theo thông báo ngày 2/12 của Đại sứ Ba Lan tại EU Andrzej Sados, nước này đã nhất trí với thỏa thuận của khối áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga vận chuyển bằng đường biển ở mức 60 USD/thùng, qua đó cho phép EU hướng tới mục tiêu chính thức thông qua thỏa thuận vào cuối tuần này.
Trong tuyên bố chung cùng ngày, Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Australia cũng cho biết đã đạt đồng thuận về việc áp giá trần 60 USD/thùng đối với dầu của Nga.
Nga sẽ khó thay đổi chính sách sản lượng tại cuộc họp sắp tới của OPEC+ Khi các nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới cân nhắc cắt giảm nguồn cung sâu hơn nữa, dường như Nga có rất ít động lực để thực hiện một sự thay đổi đáng kể bởi doanh thu từ năng lượng của nước này lớn, trong khi giá dầu tăng cao hơn dự báo và thâm hụt ngân sách đang thu hẹp....
Tin mới nhất
Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố đợt ân xá lớn nhất trong lịch sử
16:24:54 13/12/2024
Ngoài ra, ông Biden cũng đang cân nhắc ân xá cho những người tiến hành điều tra Tổng thống đắc cử Donald Trump trong âm mưu lật ngược kết quả bầu cử năm 2020.
Lý do Moldova tuyên bố tình trạng khẩn cấp liên quan đến Ukraine
15:05:23 13/12/2024
Quốc hội Moldova đã thông qua sắc lệnh do Thủ tướng nước này Dorin Recean đề xuất do tình trạng bất ổn của dòng khí đốt Nga vận chuyển qua Ukraine.
Vòng xoáy biến động ở châu Âu
15:03:27 13/12/2024
Trong bức tranh ảm đạm này, sự trỗi dậy mạnh mẽ của lực lượng cực hữu trên khắp châu Âu càng làm nổi bật thêm những khó khăn và mâu thuẫn nội tại của Lục địa Già .
Mỹ công bố gói viện trợ quân sự cho Ukraine trị giá 500 triệu USD
15:00:26 13/12/2024
Trong một diễn biến liên quan, lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine dự kiến là một trong những vấn đề mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk thảo luận trong cuộc họp cùng ngày tại thủ đô Vácsava của Ba Lan.
Thực hư việc Nga vội rút quân khỏi Syria khi chính quyền Assad bị lật đổ
11:58:05 13/12/2024
Quân đội Nga được cho là vẫn đồn trú tại các căn cứ ở Syria sau khi chính quyền Tổng thống Syria Bashar Assad sụp đổ. Các nhà phân tích cho biết một cuộc di tản sẽ dễ dàng phát hiện.
Ukraine đối mặt với mùa đông khắc nghiệt: Sức ép từ Nga và sự chần chừ của NATO
09:48:24 13/12/2024
Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ cho Moskva. Các lực lượng Nga sẽ sớm gặp phải những vị trí phòng thủ kiên cố hơn của Ukraine.
Cơn sốt mùa Đông' trên quê hương ông già Tuyết
09:46:17 13/12/2024
Đối với nhiều người, chuyến đi này không chỉ đơn thuần là du lịch, mà còn là sự kỳ vọng về một mùa Giáng sinh tuyệt vời với tuyết trắng bao phủ và những kỷ niệm khó quên.
Đắm chìm trong khu giải trí Donkey Kong đầu tiên trên thế giới
09:01:21 13/12/2024
Theo Hiệp hội Giải trí theo chủ đề của Mỹ, năm 2023, công viên Universal Studios xếp thứ 3 toàn cầu về lượng khách đến công viên giải trí, với 16 triệu lượt khách, vượt qua công viên Disneyland ở Tokyo.
Trung Quốc và Australia thúc đẩy cải thiện quan hệ thương mại song phương
09:00:16 13/12/2024
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Hà Á Đông (He Yadong) cho biết, Trung Quốc hy vọng hai bên sẽ đạt được các giải pháp hợp lý trong việc xuất khẩu tôm hùm của Australia sang Trung Quốc.
Iran gửi thông điệp tới đồng minh và đối thủ sau khi chính phủ Assad ở Syria sụp đổ
07:53:12 13/12/2024
Tuy nhiên, ông bày tỏ hy vọng rằng người dân Syria sẽ rút ra bài học từ những đau thương của đất nước và các thanh niên yêu nước sẽ tìm thấy con đường khôi phục phẩm giá dân tộc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden dọa phủ quyết dự luật bổ nhiệm thêm chánh án
07:45:15 13/12/2024
Ông Robert Conrad, Chánh án liên bang kiêm Giám đốc Văn phòng Hành chính Tòa án Mỹ, tuyên bố cần có dự luật này để giải quyết tình trạng chậm trễ do số lượng đơn kiện tăng 30% trong giai đoạn từ năm 1990 tới nay.
Cách Nga vẫn nhận được vũ khí từ phương Tây bất chấp trừng phạt
06:29:17 13/12/2024
Sự tăng trưởng nguồn cung cho các nước láng giềng của Nga từ EU, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ là rất đáng chú ý. Theo dữ liệu của UN Comtrade được phân tích bởi The Insider, các quốc gia này nhận được hàng chục nghìn đơn vị vũ khí mỗi năm.