Nga sẽ khó thay đổi chính sách sản lượng tại cuộc họp sắp tới của OPEC+
Khi các nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới cân nhắc cắt giảm nguồn cung sâu hơn nữa, dường như Nga có rất ít động lực để thực hiện một sự thay đổi đáng kể bởi doanh thu từ năng lượng của nước này lớn, trong khi giá dầu tăng cao hơn dự báo và thâm hụt ngân sách đang thu hẹp.
Công nhân kiểm tra các hoạt động bơm dầu tại giếng dầu Gremikhinskoye ở Izhevsk, vùng Ural, Nga. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Các bộ trưởng của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là Nhóm OPEC , sẽ nhóm họp vào ngày 26/11 tới tại Vienna (Áo).
OPEC dự kiến sẽ xem xét liệu có nên cắt giảm thêm nguồn cung dầu hay không, giữa bối cảnh giá dầu đã giảm 16% kể từ cuối tháng 9/2023, do sản lượng dầu thô ở Mỹ duy trì ở mức cao kỷ lục, trong khi thị trường lo ngại về nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt là từ Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Video đang HOT
Saudi Arabia, Nga và các thành viên khác của OPEC đã cam kết cắt giảm sản lượng dầu 5,16 triệu thùng mỗi ngày, tương đương khoảng 5% nhu cầu hàng ngày trên toàn cầu, trong một loạt các nỗ lực nhằm hạn chế nguồn cung để nâng giá dầu bắt đầu từ cuối năm 2022.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nói rằng, Nga “không chỉ sống sót mà còn thịnh vượng” bất chấp việc phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt nhất đối với một nền kinh tế lớn, bao gồm cả việc áp mức trần giá dầu của Nga là 60 USD/thùng.
Theo dự báo của Nga, sau khi suy thoái vào năm 2022, nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay, vượt cả Mỹ và Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Nga đã dự kiến giá Urals, loại dầu hàng đầu của nước này, đạt mức trung bình 4.788 ruble (53,36 USD)/thùng trong năm nay.
Thâm hụt ngân sách của Nga đã thu hẹp hơn nữa trong tháng 10 vừa qua, nhờ giá dầu cao hơn, tỷ giá đồng ruble thấp hơn và dòng tiền nộp thuế hàng quý gia tăng.
Thâm hụt ngân sách của Nga trong 10 tháng kể từ đầu năm nay ở mức 1.240 tỷ ruble (13,45 tỷ USD), tương đương 0,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Con số này khả quan hơn nhiều so với dự tính ban đầu về mức thâm hụt 2.930 tỷ ruble, tương đương 2% GDP cho cả năm 2023.
Doanh thu từ dầu khí trong tháng 10/2023 của Nga tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù tính chung cả 10 tháng kể từ đầu năm giảm 26,3%. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu từ năng lượng trong số tiền thu được của ngân sách liên bang – vốn từng vượt 50% tổng thu ngân sách Nga – đã giảm mạnh.
OPEC không thay đổi dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2023 và năm 2024 do nền kinh tế thế giới tăng trưởng vững từ đầu năm đến nay và dự kiến nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng ở Trung Quốc.
Giàn khoan dầu tại thị trấn al-Qahtaniyah, tỉnh Hasakah, Syria. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo hàng tháng OPEC cho biết, nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 2,25 triệu thùng/ngày trong năm 2024, thấp hơn so với mức tăng 2,44 triệu thùng/ngày trong năm 2023.
OPEC nhận định rằng sang năm 2024, tăng trưởng kinh tế toàn cầu vững chắc, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tiếp tục được cải thiện, dự kiến sẽ thúc đẩy hơn nữa mức tiêu thụ dầu.
OPEC và các đồng minh, được gọi là OPEC , bắt đầu hạn chế nguồn cung từ năm 2022 để hỗ trợ giá dầu.
Báo cáo cũng cho biết nhu cầu trong thời gian còn lại của năm nay và năm tới có thể bị ảnh hưởng ở một số nơi trên thế giới, đồng thời cắt giảm dự báo về tổng nhu cầu thế giới trong quý hiện nay và ba tháng đầu năm 2024.
Báo cáo cũng cho biết sản lượng dầu của OPEC tăng trong tháng 9/2023 bất chấp cam kết cắt giảm nguồn cung của OPEC , do sản lượng tăng ở Nigeria, Saudi Arabia và Kuwait.
Xuất khẩu dầu của Nga giảm mạnh trong tháng 6/2023 Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã công bố báo cáo cho thấy xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ từ Nga trong tháng 6/2023 đã giảm tới 600.000 thùng/ngày và xuống còn 7,3 triệu thùng/ngày. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Một giàn khoan dầu tại khu vực Almetyevsk, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN Ngoài ra, doanh thu...