Trung Quốc dự kiến cấp 137 tỷ USD các khoản vay mới để vực dậy bất động sản
Trung Quốc dự kiến cấp ít nhất là 1.000 tỷ nhân dân tệ (137,22 tỷ USD) các khoản vay lãi suất thấp cho việc cải tạo các ngôi làng ở đô thị và các chương trình nhà ở giá rẻ, trong nỗ lực mới nhất nhằm vực dậy thị trường bất động sản.
Các tòa nhà do Tập đoàn bất động sản Evergrande xây dựng tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 8/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương) sẽ bơm vốn theo giai đoạn thông qua các ngân hàng chính sách để các gia đình có nguồn tài chính cho việc mua nhà.
Các quan chức đang cân nhắc các lựa chọn, bao gồm các khoản vay đặc biệt và cho vay bổ sung theo cam kết (PSL), với bước đi đầu tiên có thể ngay trong tháng này.
Kế hoạch trên nằm trong sáng kiến mới của Phó Thủ tướng Hà Lập Phong, đánh dấu nỗ lực của các nhà chức trách trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ của lĩnh vực bất động sản vốn đã khiến tăng trưởng kinh tế và lòng tin tiêu dùng giảm sút. Những lo ngại trên thị trường về tình hình tài chính của các công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc đang gia tăng, khi một số đã vỡ nợ.
Video đang HOT
PSL tại Trung Quốc hiện ở mức 2.900 tỷ nhân dân tệ tính đến tháng 10/2023.1.000 tỷ nhân dân tệ PSL ròng đã được cấp sẽ vượt kỷ lục trước đó được ghi nhận vào năm 2019.
PSL cho phép PBoC cấp các khoản vay lãi suất thấp thông qua các ngân hàng thương mại và chính sách cho các công ty thầu các dự án cải tạo các khu nhà tồi tàn. Các công ty này sau đó dùng nguồn vốn vay để 30mua đất từ các chính quyền địa phương, trong khi các chính quyền địa phương hỗ trợ tiền mặt cho những gia đình mà nhà cũ của họ bị phá dỡ, để họ có thể mua các căn hộ hiện có hoặc được xây mới, từ đó làm tăng nhu cầu.
Các công ty bất động sản như China Resources Land Ltd. là những công ty được hưởng lợi nhất từ việc mở rộng các dự án nhà ở giá rẻ trước đó.
Kế hoạch mới nhất được đưa ra khi Trung Quốc thông báo các biện pháp kích thích trong tháng trước, trong đó có việc tăng thâm hụt ngân sách khi phát hành thêm 1.000 tỷ nhân dân tệ trái phiếu chính phủ.
Áp lực với đồng USD thúc đẩy Mỹ hàn gắn quan hệ với Trung Quốc?
Các nhà phân tích cho rằng Ngoại trưởng Antony Blinken có thể đã tìm cách cải thiện quan hệ với Bắc Kinh vì Washington đang cảm thấy áp lực từ việc Trung Quốc rút hỗ trợ đồng USD và Chính phủ Mỹ đang đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách khổng lồ.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP
Theo đài Sputnik (Nga) trong hai ngày 18 và 19/6, Ngoại trưởng Blinken đã đến Trung Quốc để hội kiến với Chủ tịch Tập Cận Bình, làm việc với Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị, và các quan chức cấp cao khác. Trong chuyến thăm, ông Blinken đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các kênh liên lạc mở, khẳng định "Mỹ sẽ quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm để mối quan hệ không dẫn đến xung đột".
Ông Alex Krainer, người sáng lập Krainer Analytics, nhận định Mỹ đang cảm thấy áp lực và có lẽ cần phải xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc. Ông lập luận rằng giờ đây, Trung Quốc và Nga đang thúc đẩy chuyển sang sử dụng đồng nội tệ trong thương mại và điều này có thể dẫn đến việc nhiều quốc gia khác từ bỏ đồng USD, gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính lớn ở Mỹ.
"Nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá trái phiếu kho bạc Mỹ, họ có thể khiến trái phiếu giảm giá, đẩy lãi suất lên cao hơn và gây ra làn sóng bán tháo ở các quốc gia khác. Đây là một trong những rủi ro lớn nhất mà Mỹ đang phải đối mặt", ông Krainer nói.
Theo ông Ivan Eland, Giám đốc Trung tâm hòa bình và tự do thuộc Viện Độc lập có trụ sở tại Mỹ, chuyến thăm Trung Quốc của ông Blinken nhằm ngăn chặn mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh xấu đi hơn nữa.
"Chính quyền của Tổng thống Joe Biden lo ngại quan hệ của Mỹ với Trung Quốc đang chìm xuống mức nguy hiểm. Cuộc gặp của ông Blinken với Chủ tịch Tập Cận Bình rất đáng chú ý, dù không tạo ra nhiều đột phá hữu hình, nhưng dường như nó đã ngăn chặn sự rơi tự do trong quan hệ song phương", ông Ivan nhận định .
Ông Eland cảnh báo mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tan băng nhẹ, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy đột phá lớn trong việc xoa dịu các "nguyên nhân gốc rễ" khiến quan hệ hai bên đi xuống.
"Hiện tại có khả năng quan hệ kinh tế Mỹ - Trung sẽ cải thiện hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa có thỏa thuận nào của Trung Quốc về việc cải thiện quan hệ giữa quân đội với quân đội - bao gồm cả việc giảm xung đột trong các hoạt động quân sự", ông Eland bình luận.
Nhà xuất bản Tạp chí Nghiên cứu Xu hướng và cựu Giám đốc Quỹ phòng hộ Phố Wall Gerald Celente cho biết Mỹ phải xuống thang trước áp lực của Trung Quốc vì họ cho rằng kinh doanh quan trọng hơn là "đẩy mạnh xung đột".
Về tương lai, ông Michael Brenner, Giáo sư chuyên nghiên cứu các vấn đề quốc tế thuộc trường Đại học Pittsburgh, tin rằng sẽ không có cuộc đối thoại nghiêm túc nào nếu Mỹ tiếp tục "cuộc chiến" kinh tế chống lại Trung Quốc. Song ông Brenner cho hay dù nỗ lực đó đòi hỏi Mỹ phải có cách tiếp cận mới, phe diều hâu trong Quốc hội và Nhà Trắng sẽ tiếp tục đi theo đường lối cũ.
Lỗ hổng lớn nhất trong các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây "Vũ khí trừng phạt" của phương Tây đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine đang có sai sót? EU và Mỹ đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt Nga do cuộc xung đột ở Ukraine. Ảnh: AFP Theo tờ Washington Post (Mỹ), các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang gây tổn thương nhưng chưa thể...