Thâm hụt ngân sách của Israel tăng mạnh do xung đột
Ngày 8/11, Bộ Tài chính Israel cho biết thâm hụt ngân sách trong một năm qua (tính đến tháng 10/2023) đã tăng lên 47,2 tỷ shekel (12,28 tỷ USD), tương đương 2,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Đồng tiền mệnh giá 200 shekel của Israel. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Mức thâm hụt trên chịu tác động lớn của cuộc xung đột giữa Israel với Phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza bùng phát hồi đầu tháng 10 vừa qua. Số tiền này cao hơn nhiều so với mức thâm hụt 27,4 tỷ shekel tính đến tháng 9. Chiều hướng thâm hụt trong một năm qua hoàn toàn trái ngược so mức thặng dư ngân sách 8 tỷ shekel ghi nhận trong giai đoạn từ tháng 11/2021 đến tháng 10/2022.
Chỉ riêng trong tháng 10 năm nay, chi ngân sách hằng tháng của Israel lên tới 54,9 tỷ shekel, tăng 32,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nguồn thu giảm 16,4% xuống 32 tỷ shekel. Thâm hụt ghi nhận ở mức 22,9 tỷ shekel, tăng hơn 7 lần so với tháng 10 năm ngoái.
Theo Bộ Tài chính Israel, chi tiêu ngân sách tăng do chi phí quốc phòng tăng cùng với các khoản trả trước cho các nhà cung cấp, chính quyền địa phương và cá nhân để hỗ trợ nền kinh tế Israel trong giai đoạn xung đột.
Bên cạnh đó, thu từ thuế sụt giảm, một phần là do chính phủ nước này cho phép hoãn nộp thuế nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp và hộ gia đình trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Xung đột Hamas-Israel: Israel có thể tiêu tốn tới hơn 50 tỷ USD
Ngày 5/11, tờ Calcalist - tờ báo tài chính hàng đầu của Israel dẫn ước tính sơ bộ của Bộ Tài chính nước này cho biết cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza có thể khiến Israel tiêu tốn tới 200 tỷ shekel (khoảng 51 tỷ USD).
Đoàn xe quân sự của quân đội Israel vượt qua giới tuyến và tiến vào Dải Gaza trong động thái mở rộng chiến dịch tấn công trên bộ, ngày 29/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Calcalist, mức chi phí trên tương đương 10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Israel, được tính toán dựa trên giả định cuộc xung đột kéo dài từ 8 đến 12 tháng, chỉ giới hạn ở Gaza, không có sự tham gia của bên ngoài và khoảng 350.000 quân nhân dự bị của Israel sẽ sớm trở lại làm việc.
Tờ báo đánh giá con số trên là ước tính "lạc quan". Khoảng 50% số tiền trên sẽ được chi cho quốc phòng, khoảng 1 tỷ shekel/ngày, trong khi Israel sẽ mất khoảng 40 - 60 tỷ shekel doanh thu và mất 17 - 20 tỷ shekel để bù đắp cho các doanh nghiệp, cũng như phải dành từ 10 - 20 tỷ shekel để tái thiết.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich cho biết chính phủ nước này đang chuẩn bị gói hỗ trợ kinh tế cho những người bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột.
Gói hỗ trợ này sẽ lớn và có quy mô rộng hơn gói hỗ trợ đại dịch COVID-19. Ngày 26/10, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng cam kết sẽ hỗ trợ tất cả những người bị ảnh hưởng, song không nêu con số cụ thể.
Xung đột bùng phát từ ngày 7/10 sau khi lực lượng Hamas bất ngờ tấn công và xâm nhập lãnh thổ Israel khiến hơn 1.400 người thiệt mạng và bắt cóc hơn 200 người. Israel đã tấn công đáp trả nhằm vào Dải Gaza, nơi Hamas kiểm soát, khiến hơn 9.000 người thiệt mạng, phong tỏa hoàn toàn dải đất này, khiến các hoạt động cứu trợ gặp nhiều trở ngại. Trước tình hình trên, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P đã hạ dự báo triển vọng kinh tế của Israel từ mức "ổn định" xuống "tiêu cực", trong khi Moody's và Fitch cũng đang xem xét có thể hạ mức xếp hạng của quốc gia Trung Đông này.
Chi phí chiến tranh đè nặng lên con đường tăng trưởng kinh tế của Israel Trong khi Israel đang chuẩn bị cho chiến dịch trên bộ gây tranh cãi suốt nhiều ngày qua ở Dải Gaza, các nhà phân tích đã chú ý đến tình hình kinh tế của đất nước này. Xe tăng quân sự Israel được triển khai gần biên giới với Liban, ngày 15/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Nhật báo Izvestia của Nga lưu ý nền kinh...