Triều Tiên phóng vệ tinh do thám quân sự
Hãng tin Yonhap dẫn nguồn Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết tối 22/11, Triều Tiên đã phóng vật thể mà Bình Nhưỡng tuyên bố là vệ tinh do thám quân sự về phía Nam Bán đảo Triều Tiên, sớm hơn một ngày so với thông báo trước đó.
Hình ảnh do Hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA) đăng phát ngày 19/12/2022 về vụ phóng thử tên lửa mang vệ tinh thực nghiệm tại bãi phóng vệ tinh Sohae ở Tongchang-ri. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trước đó, cùng ngày 21/11, đặc phái viên về hạt nhân của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có cuộc điện đàm 3 bên liên quan đến kế hoạch phóng vệ tinh quân sự của Triều Tiên.
Thông báo nêu rõ các bên đã thảo luận cách thức cùng phối hợp về sự phản ứng chung sau khi Triều Tiên thông báo cho Nhật Bản kế hoạch phóng một vệ tinh không gian trong khoảng thời gian từ ngày 22/11 – 1/12.
Hàn Quốc ban bố khuyến cáo đi lại đối với tàu thuyền sau khi Triều Tiên thông báo kế hoạch phóng vệ tinh.
Video đang HOT
Tháng 5 và tháng 8 vừa qua, Triều Tiên đã thực hiện hai vụ phóng vệ tinh nhưng đều không thành công.
Khẳng định Triều Tiên phóng tên lửa, Nhật Bản và Hàn Quốc ngay lập tức có động thái này
Ngày 12/7, quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo tầm xa hướng vào vùng biển phía Đông, sau khi cảnh báo bắn hạ các máy bay trinh sát của Mỹ mà Bình Nhưỡng cáo buộc vi phạm không phận.
Nhật Bản và Hàn Quốc đều xác nhận Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa vào vùng biển phía Đông trong ngày 12/7. (Ảnh minh họa -Nguồn: AP)
Phản ứng trước động thái của Triều Tiêu, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết: "Trong khi tăng cường giám sát và cảnh giác, quân đội của chúng tôi đang duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu toàn diện, phối hợp chặt chẽ với Mỹ".
Bên cạnh đó, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã chỉ đạo giới chức nước này tăng cường khả năng răn đe mở rộng thông qua nhóm tham vấn hạt nhân với Mỹ.
Chủ trì cuộc họp khẩn của JCS từ Lithuania về vụ phóng tên lửa trên, ông Yoon nói, Bình Nhưỡng sẽ phải "trả giá" cho hành động này.
Theo JCS, tên lửa đạn đạo tầm xa của Triều Tiên được phóng ở một góc nghiêng, bay khoảng 1.000 km trước khi rơi xuống nước.
Về phần mình, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Matsuno Hirokazu khẳng định, Tokyo đã trao công hàm phản đối mạnh mẽ đến Bình Nhưỡng thông qua các kênh ngoại giao ở Bắc Kinh.
Trước đó, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) thông báo, tên lửa của Triều Tiên dường như đã rơi ở khu vực cách bán đảo Triều Tiên khoảng 550 km vè phía Đông vào lúc 2h13' (giờ địa phương) (tức 9h13' giờ Việt Nam).
JCG cũng cho biết thêm, tên lửa Triều Tiên có thể đã rơi bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản.
Vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên diễn ra sau khi bà Kim Yo-jong, em gái của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un khẳng định, máy bay do thám của
Mỹ đã nhiều lần xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Bình Nhưỡng, đồng thời cảnh báo về khả năng bắn hạ những máy bay này.
Hôm 10/7, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Triều Tiên thông báo, từ ngày 2-9/7, các máy bay trinh sát của Mỹ như RC-135, U-2S và RQ-4B đã bay qua không phận Biển Nhật Bản và Hoàng Hải. Khi bay trên Biển Nhật Bản, máy bay trinh sát chiến lược Mỹ đã nhiều lần xâm phạm hàng chục km không phận của Triều Tiên.
Trong khi đó, Mỹ cho biết những cáo buộc này là "vô căn cứ", và kêu gọi Bình Nhưỡng ngừng gây leo thang căng thẳng tại khu vực.
Israel xuất khẩu hệ thống phòng không cho thành viên mới của NATO Phần Lan, thành viên mới nhất của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đã trở thành quốc gia đầu tiên mua hệ thống phòng không David's Sling của Israel. Hệ thống phòng thủ tên lửa David's Sling tại căn cứ không quân Hatzor, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN Bộ Quốc phòng Israel ngày 12/11 thông báo thỏa thuận đã được ký kết...