Những món ăn mùa hè không thể bỏ qua ở Nhật
Liệu bạn có bao giờ thắc mắc rằng người Nhật ăn gì vào mùa hè?
Nhắc đến Nhật Bản chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết đây là một quốc gia có nền ẩm thực phong phú. Vậy bạn có biết người Nhật Bản sẽ ăn gì vào mùa hè? Để làm dịu không khí của những ngày hè nóng nực, chúng mình thường tìm đến với những món ăn lành lạnh, mát mát. Ở Nhật Bản cũng vậy, và lựa chọn đầu tiên trong danh sách này, đó chính là món “mỳ lạnh”, một món ăn vô cùng phổ biến và đa dạng. Một món mỳ lạnh có mặt tại rất nhiều nhà hàng mà được thực khách yêu thích đó chính là Hiyashi Chuka, món ăn được làm từ những sợi mỳ tôm lạnh và khi ăn thì được phủ thêm nhiều nguyên liệu ở trên và kèm với một bát súp lạnh.
Somen, Hiyamugi, Hiyashi Udon lại là những món mỳ được làm từ bột mỳ nhào nguyễn trộn cùng với muối. Điều đặc biệt đó là Somen và Hiyamugi rất giống với loại mỳ sợi mà chúng ta vẫn được ăn đấy các bạn ạ! Sợi mỳ của Somen và Hiyamugi đều rất mỏng, chỉ rộng có 1mm, thế nhưng sợi mì somen thậm chí còn mỏng hơn cả hiyamugi (nhỏ hơn 1mm). Thường những sợi mỳ này được nhào tròn hoặc nhào thành hình vuông. Trong cả ba loại này thì udon là loại có sợi mỳ dày nhất. Sau khi luộc những sợi mỳ lên và để nguội chúng, thực khách sẽ ăn chúng bằng cách nhúng vào một loại nước chấm làm từ đậu nành và được gọi là men-tsuyu ở Nhật. Bạn có thể mua một chai men-tsuyu rất dễ dàng ở các cửa hàng Nhật Bản hoặc bạn cũng có thể làm chúng bằng cách trộn đậu nành cùng rượu sake, mirin, nước và muối trong một chiếc bát. Ăn mỳ không thì khá là đơn giản nên những đầu bếp ở đây thêm một số vào một số phụ gia (được gọi là yakumi ở Nhật) để trộn cùng với súp. Những phụ gia trên (gọi chung là yakumi) gồm có gừng, rong biển, wasabi, hành tươi và rất nhiều thứ khác. Khác với somen và hiyamugi chỉ có thể ăn lạnh, udon có thể ăn kể cả khi nóng hay lạnh, nhưng mỳ lạnh udon phổ biến hơn vào mùa hè.
Một loại mỳ nữa cũng khá quen thuộc, đó chính là mỳ Soba (Mỳ kiều mạch), Soba được làm từ bột kiều mạch, vì thế màu sắc của loại mì này khá đen. Cũng giống như mỳ udon, mỳ soba đều có thể ăn được lúc nóng hay lúc lạnh, và tất nhiên vào mùa hè thì chẳng ai muốn ăn một bát mỳ khói nghi ngút cả vì thế đa phần chọn soba lạnh, với hai loại mỳ soba lạnh phổ biến ở Nhật Biển là mori-soba và zaru-soba.Mỳ soba lạnh cũng được ăn bằng cách nhúng vào một bát nước chấm làm từ đậu nành và được gọi là soba-tsuyu. Thêm vào đó còn được ăn kèm rong biển, hành tươi và wasabi. Nếu như bạn ăn mỳ cùng với wasabi, cách hiệu quả nhất là cho một chút wasabi ở cạnh của bát mỳ, nhúng mỳ vào trong nước đậu nành và sau đó kéo mỳ từ trong nước chấm qua wasabi ở thành bát. Ở Nhật Bản, họ cho rằng việc bạn tạo ra âm thanh xì xụp khi đang ăn mỳ là hoàn toàn có thể vì ở đây ai cũng thế cả, thậm chí họ cho rằng việc tạo ra âm thanh đó khi ăn mỳ thì sẽ có cảm giác ăn ngon hơn. Nhưng bạn phải thật thận trọng khi mặc một chiếc áo trắng vì bạn có thể làm bẩn áo mình khi đang xì xụp đấy nhé!
Mỳ lạnh đặc biệt được yêu thích vào mùa hè, nhưng nếu bạn ghé thăm xứ sở anh đào vào những ngày nóng nực thì cũng đừng quên thưởng thức những món ăn khác cũng vô cùng hấp dẫn như món Unagi (lươn). Lươn nướng đặc biệt được yêu thích ở Nhật Bản vì cung cấp cho con người khá nhiều năng lượng trong mùa hè và được sử dụng khá nhiều ở Nhật Bản. Lươn nướng ăn kèm với nước chấm teriyaki được gọi là kabayaki, và khi ăn kabayaki ở cửa hàng thì khách hàng sẽ thường được ăn một chút cơm và trên đó được phủ kabayaki. Đây là món ăn được tiêu thụ nhiều nhất tại các nhà hàng Nhật Bản trong mùa hè đấy các bạn ạ!
Video đang HOT
Nếu ở Việt Nam, vào mùa hè, chúng mình thích thú với món tào phớ thì ở Nhật Bản, họ cũng yêu thích món Hiya-yakko, một món ăn khá giống với món tào phớ của Việt Nam, được ăn bằng cách thả đậu phụ vào trong nước đậu nành. Hiya-yakko thường được sử dụng kèm với karashi, một loại mù tạt của Nhật, gừng thái mỏng và hành tươi. Món đậu phụ còn có thể được chế biến thành salad với cà chua cũng trở thành một món ăn gọn nhẹ, mát bổ cho những ngày hè oi ả. Không chỉ vậy, với đậu phụ, các bạn còn có thể thưởng thức món Goya Champuru (khổ qua, đậu phụ xào lẫn với thịt lợn thái mỏng, và hạt tiêu), là một món ăn vô cùng nổi tiếng của vùng Okinawa.
Một món ăn được mệnh danh là vua của các loại rau mùa hè ở Nhật Bản không thể không được nhắc tới trong danh sách ngày hôm nay đó chính là món cà tím nướng. Cà tím được nướng lên và ướp lạnh, trong tiếng Nhật thường được gọi là yakinasu, là một món ăn truyền thống vào mùa hè ở nơi đây.
Ở Nhật, dường như những món ăn được làm từ nguyên liệu tự nhiên, chế biến đơn giản rất được ưa chuộng vào mùa hè, edamame (đậu nành) là một trong những món như vậy. Với hàm lượng chất khoáng, vitamin, protein, chất béo, chất xơ, rất tốt cho đường ruột, làm mịn da mặt và còn có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh về ung thư, món đậu nành này trở thành món khai vị quen thuộc của người Nhật Bản. Những trái đậu còn tươi xanh được rắc một tí muối vào rồi xóc đều và tách hạt ăn đã trở nên rất thu hút không chỉ đối với người dân xứ sở hoa anh đào mà còn cả với du khách bốn phương.
Với một nền văn hóa phong phú, đa dạng, bên cạnh những hoa anh đào, những truyện tranh đầy màu sắc, Nhật Bản còn có một nền văn hóa ẩm thực vô cùng thú vị.Và nếu có cơ hội ghé thăm Nhật Bản vào mùa hè, các bạn hãy thử thưởng thức những món ăn mà chúng tớ mách nhỏ trên đây nhé!
Theo Pháp Luật XH
Kết hợp tuyệt vời: Nha đam-xoài và mật ong
Mùa hè ăn nha đam rất tốt, giúp làn da tươi mới, thanh nhiệt cơ thể. Mời bạn thử ăn nha đam với các loại trái cây tươi xem nhé.
Nguyên liệu:
Nha đam 1 cọng to
Xoài 1 quả
Chanh
Mật ong
Muối
Nước đá
Cách làm:
Nha đam cắt bỏ ngạnh ngang, lạng đôi, gọt bỏ vỏ.
Rửa qua miếng nha đam cho hết nhớt.Cắt ngang miếng nha đam thành nhiều miếng dài nhỏ.
Cho vào tô, rắc chút muối, bóp sơ qua, nhẹ nhàng. Xả lại dưới vòi nước.
Đun nước thật sôi, cho nha đam vào chần nhanh rồi vớt ra ngâm vào nước đá
Xoài chín gọt vỏ, thái miếng tương tự nha đam.
Xếp xoài và nha đam lên đĩa xen kẽ nhau. Tưới 1 thìa mật ong và 1 thìa nước cốt chanh lên trên. Trang trí với những lát chanh tươi xung quanh. Nếu muốn bạn cũng có thể rắc chút xíu muối cho tăng vị đậm đà. Để vào tủ lạnh chừng nửa tiếng, ăn lạnh sẽ ngon hơn rất nhiềuMón tráng miệng này có vị chua thanh, thơm thơm của chanh, xoài, vị giòn giòn man mát của nha đam rất thú vị
Mách nhỏ:
- Bạn nên sơ chế nha đam cẩn thận để loại bỏ vị đắng và nhớt.
- Khi gọt vỏ nha đam nhiều nhớt nên hơi khó, bạn có thể đặt miếng nha đam trên mặt phẳng và dùng dao lạng dần
- Nếu không thích tưới mật ong và chanh lên trên thì bạn có thể pha nước chanh mật ong rồi cắt nhỏ xoài và nha đam cho vào. Nước chanh nha đam cũng tuyệt lắm.
Theo PLXH
Kem cà phê mocha Làm kem kiểu này dễ cực kỳ, lại "kinh tế" nữa vì các nguyên liệu quá đơn giản mà. Bạn thử xem nhé, ngon lắm. Để làm 8 chiếc kem thế này mình dùng số nguyên liệu sau: 3 cốc cà phê đen, khoảng 500ml 2/3 cốc sữa đặc có đường, khoảng 160ml 2 thìa bột cacao Cách làm: Cà phê đen (loại...