Những lo lắng không cần thiết khiến bạn rơi vào khủng hoảng “ăn gì cũng sợ”
Trước các thông tin về ung thư, bệnh tật “từ miệng mà vào”, nhiều người ngày càng kiêng khem quá mức. Quả thực, các nghiên cứu chỉ ra rằng thực phẩm là tác nhân gây ra 1/3 số bệnh ung thư nhưng không phải thực phẩm nào cũng gây ung thư.
Thịt đỏ
Ăn thị đỏ có làm tăng nguy cơ ung thư hay không? Quả thực là có những nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa thịt đỏ và nguy cơ mắc ung thư. Tuy nhiên, để có sự đồng thuận với các kết luận này là chưa.
Bởi trong thịt đỏ có hàm lượng chất sắt cao, vốn rất cần cho trẻ em nữ ở tuổi trưởng thành và phụ nữ mang thai. Thịt đỏ cũng cung cấp Vitamin B12 – chất giúp tạo ra vật chất di truyền DNA và giữ cho hệ thần kinh và các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, và kẽm – chất giữ cho hệ miễn dịch hoạt động tốt.
Theo đó, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học bang Georgia Rosenbloom, khuyến cáo, chúng ta chỉ cần chọn đúng loại thịt và chú ý đến tổng lượng thịt mà chúng ta cần. Chúng ta không cần phải kiêng hoàn toàn thịt đỏ vì sợ bệnh ung thư.
Nhiều người cho rằng ăn trứng 3 quả mỗi tuần sẽ hại cho gan.Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, về nguyên tắc chúng ta có thể ăn trứng thoải mái. Tuy nhiên, có một số đối tượng mắc các bệnh về mỡ máu cần những lưu ý nhất định khi sử dụng.
Trứng rất giàu protein cùng các acid béo không bão hòa đơn, vitamin A, vitamin B1, canxi, kẽm và nhiều chất dinh dưỡng khác. Do đó, trẻ em, phụ nữ mang thai, người già, người ốm… vẫn hay ăn trứng gà để bồi bổ. Với những người sức khỏe bình thường, ăn trứng không có hại. Nhưng nếu ăn quá nhiều có thể đầy bụng, khó tiêu.
Ngay cả với trẻ nhỏ, việc ăn mỗi ngày một quả trứng cũng không vấn đề gì. Do đó, không cần quá lo lắng nếu bạn thích ăn nhiều trứng.
Video đang HOT
Là món ăn truyền thống bao đời của người Việt nhưng gần đây món ăn này cũng bị “đồn thổi” gây ung thư. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về công nghệ thực phẩm cần xem xét vấn đề này một cách cặn kẽ, khách quan.
Dưa muối có được là nhờ lên men lactic. Quá trình lên men này cần một số loại vi khuẩn lactic, nhưng đồng thời làm xuất hiện nhiều loại vi khuẩn không mời mà tới. Những vi khuẩn không có lợi này biến nitrate có trong rau thành nitrite. Nitrite có thể chuyển hóa thành nitrosamin gây ung thư. Suy ra, ăn dưa chua có nguy cơ bị ung thư. Tuy nhiên đây chỉ là về mặt lý thuyết suy diễn.
Về mặt kiểm nghiệm thực tế, khi lên men lactic thì tạo ra acid lactic. Chính acid này làm giảm độ pH của dưa (tạo ra vị chua) làm các vi khuẩn “có hại” không sống nổi, nên nitrite tạo ra không đáng kể.
Đồng thời, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định dưa chua có liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, các chuyên gia công nghệ thực phẩm cũng lưu ý mọi người không nên ăn dưa cà muối xổi vì đây là lúc pH hạ thấp cỡ 3,5 – 4 có thể gây ngộ độc cho người sử dụng.
Nhiều người cho rằng, mì ăn liền là món ăn không có dưỡng chất và không tốt cho sức khỏe nên cần hạn chế ăn. Tuy nhiên, PGS.TS Lê Bạch Mai cho biết, theo phân nhóm thực phẩm, mì ăn liền cũng thuộc nhóm ngũ cốc và sản phẩm chế biến, cùng nhóm với gạo/cơm, cháo, bún, phở, bánh mì… được coi là thực phẩm cơ bản trong bữa ăn. Trung bình, một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa 40g-50g chất bột đường, 13g-17g chất béo và thường không ít hơn 6,8g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300-350Kcal (tương đương 15%-17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành).
PGS.TS Lê Bạch Mai cũng cho biết thêm, về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm thì không có một loại thực phẩm nào là tốt nhất và càng không thể là duy nhất để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể; nghĩa là chỉ cần ăn 1 loại thực phẩm đó, cơ thể chúng ta sẽ được cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng. Vì thế, chúng ta cũng nên ăn mì ăn liền phối hợp với các thực phẩm khác để tạo nên bữa ăn cung cấp đủ cả về số lượng lẫn cân đối các chất dinh dưỡng.
Trước câu hỏi mì ăn liền có tốt không? PGS.TS Lê Bạch Mai cho biết, thực tế không có thực phẩm xấu mà chỉ có bữa ăn xấu, ăn sai cách thì sẽ trở thành không tốt. Ngay cả một thực phẩm dù rất giàu dinh dưỡng mà sử dụng quá mức hoặc không phối hợp với các thực phẩm khác cũng gây những ảnh hưởng bất lợi cho cơ thể. Vì vậy, mì ăn liền không phải là thực phẩm gây hại cho sức khoẻ mà quan trọng là chúng ta sử dụng nó như thế nào.
Xét dưới góc độ an toàn thực phẩm PGS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm cho biết: “Công nghệ sản xuất mì ăn liền hiện nay đã cho phép chủ động kiểm soát hoàn toàn từng công đoạn trong suốt quy trình. Trong đó, việc kiểm soát chất lượng dầu dùng để chiên, nhiệt độ chiên, kiểm soát hàm lượng transfat trong nguồn nguyên liệu dầu đầu vào và thành phẩm mì ăn liền đầu ra… đều được đảm bảo nhằm hạn chế các mối nguy gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng”. Theo đó, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn và sử dụng sản phẩm mì ăn liền được cấp phép bởi cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Hà Linh
Theo Dân trí
10 loại vắcxin người trưởng thành cần tiêm
Tiêm ngừa cúm mỗi năm một lần, phòng uốn ván nhắc lại sau 10 năm, vắcxin ngừa HPV ung thư cổ tử cung cho người từ 19 đến 26 tuổi.
Có thể bạn đã được tiêm đầy đủ vắcxin khi còn nhỏ nhưng một số loại cần được tiêm nhắc lại khi ở tuổi trưởng thành để duy trì khả năng miễn dịch. Có vắcxin phải tiêm định kỳ mỗi năm một lần như cúm. Một số loại mới được phát triển và khuyến cáo cho người trưởng thành.
Ảnh: medicalnewstoday
Các loại vắcxin
Hệ miễn dịch nhận diện vắcxin là vật lạ nên hủy diệt và ghi nhớ chúng. Về sau khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh một cách nhanh chóng và hữu hiệu.
Vắcxin bất hoạt là các vi sinh vật độc hại bị gây chết bằng hóa chất hoặc bằng nhiệt. Hầu hết vắcxin loại này chỉ gây đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn, cần phải tiêm nhắc nhiều lần.
Vắcxin sống, giảm độc lực là các vi sinh vật được nuôi cấy dưới những điều kiện đặc biệt nhằm làm giảm đặc tính độc hại của chúng. Vắcxin điển hình loại này thường đáp ứng miễn dịch dài hạn.
10 loại vắcxin cho người lớn từ 19 tuổi trở lên theo khuyến cáo của Ủy ban tư vấn về thực hành tiêm chủng Mỹ, được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ phê duyệt:
Cúm: Tiêm mỗi năm một lần.
Uốn ván: Một liều, nhắc lại sau 10 năm.
Bệnh dại: Tiêm cho người bị chó, mèo cắn hoặc cào cấu làm trầy xước da... Tiêm huyết thanh kháng dại và vắcxin phòng chống bệnh dại.
Sởi - quai bị - rubella: Tiêm một liều duy nhất.
Thủy đậu: Tiêm hai liều cách nhau một tháng.
Viêm gan siêu vi B: Tiêm 3 liều, liều thứ 2 cách liều đầu một tháng, liều thứ 3 cách liều đầu 6 tháng.
Viêm gan siêu vi A: Tiêm 2 liều cách nhau 6 tháng.
HPV ung thư cổ tử cung: Chỉ tiêm cho người 19-26 tuổi, tiêm 3 liều gồm liều thứ nhất vào thời điểm được chỉ định, liều thứ 2 cách liều đầu một tháng, liều thứ 3 cách liều đầu 6 tháng.
Viêm màng não, viêm phổi do phế cầu: Tiêm một liều duy nhất.
Viêm màng não mũ do não mô cầu: Tiêm một liều cơ bản, sau đó nhắc lại mỗi 3 năm.
Bác sĩ Lê Nguyễn Khánh Duy
Theo VNE
Bị ung thư dạ dày chết do ăn mì gói mỗi ngày suốt nhiều năm Một sinh viên 18 tuổi ở Đài Loan (Trung Quốc) vừa tử vong vì ung thư dạ dày. Cậu có thói quen mỗi ngày ăn một gói mì ăn liền từ thời trung học đến khi vào đại học. Chàng trai qua đời vì ung thư dạ dày sau nhiều năm ăn mỗi ngày một gói mì - SHUTTERSTOCK Chàng sinh viên này...