Những ai không nên uống nước lá ổi?
Trong y học cổ truyền lá ổi được xem là loại lá có nhiều đặc tính chữa bệnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vì thế hiện nay có rất nhiều người sử dụng lá ổi đun nước uống hàng ngày.
Tuy nhiên, dù là tốt nhưng sử dụng nước lá ổi như thế nào và ai nên uống nước lá ổi hàng ngày có thể bạn chưa biết. Bài viết này sẽ giúp bạn biết rõ hơn.
Thành phần dinh dưỡng trong lá ổi
Cũng giống như quả ổi, lá ổi được cho là chứa rất nhiều vitamin C, ngoài ra lá ổi chứa cả vitamin A và vitamin B6. Vitamin C giúp tăng cường khả năng đề kháng, miễn dịch cho cơ thể. Vitamin A tăng cường bảo vệ mắt, sáng mắt và làm đẹp da. Bên cạnh đó, lá ổi có rất nhiều các khoáng chất thiết yếu như Kali giúp cho hệ tim mạch và giúp ổn định, kiểm soát huyết áp. Đặc biệt hơn trong lá ổi có chất chống oxy hóa rất mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chất có hại như gọi là gốc tự do như: Superoxide, peroxy lipid, ozone, hydrogen peroxide và hydroxyl radical…Những chất này gây ra tổn thương cho tế bào cơ thể của cơ thể.
Những tác dụng của lá ổi
Chữa tiêu chảy: Trong lá ổi non có chứa rất nhiều chất tanin có tính kháng khuẩn, và ức chế hoạt động của vi khuẩn tụ cầu vàng và vi khuẩn E.coli. Ngoài ra, trong lá ổi có chứa rất nhiều chất xơ có thể giúp là giảm các triệu chứng tiêu chảy.
Ngăn ngừa các gốc tự do chống stress oxy hóa: Lá ổi có chứa chất chống oxy hóa mạnh giúp làm giảm sự hình thành các gốc tự do đây là trong những nguyên nhân hình thành tế bào ung thư. Đặc biệt, các nghiên cứu bước đầu chỉ ra rằng trong lá ổi có chất lycopene có hiệu quả ngăn ngừa và phòng chống trong việc điều trị bệnh ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Giảm cân: Lá ổi có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất làm giảm quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Ngoài ra, còn thúc đẩy quá trình đốt cháy calo trong cơ thể, đây là quá trình cải thiện vóc dáng rất hiểu quả.
Tăng khả năng miễn dịch, sáng mắt: Tronglá ổi chứa rất nhiều vitamin C, A và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lại bệnh tật, tăng cường thể lực, giúp sáng mắt và chống lại các bệnh liên quan đến mắt.
Giảm stress: Trong lá ổi có đặc tính làm dịu hệ thần kinh, làm giảm căng thẳng, từ đó giúp cải thiện, ổn định giấc ngủ.
Giúp phụ nữ giảm đau khi đến tháng: Uống nước lá ổi có khả năng làm giảm sự khó chịu và đau bụng khi đến tháng, giúp cho chu kỳ kinh nguyệt diễn ra dễ dàng, kiểm soát hơn.
Tăng cường sức khỏe răng miệng: Trong lá ổi có chất làm se, tác dụng làm săn chắc chân răng, làm giảm tình trạng viêm và nhiễm trùng, giảm đau ở nướu.
Làm giảm các triệu chứng dị ứng: Lá ổi có khả năng làm ứng chế và ngăn chặn sự giải phòng của histamine. Từ đó làm giảm các tình trạng dị ứng.
Lá ổi có tác dụng tốt với sức khỏe.
Video đang HOT
Ai không nên uống nước lá ổi?
Những người có cơ địa mẫn cảm với một chất nào đó trong lá ổi, dùng lá ổi có thể gây ra tác dụng phụ và dị ứng.
Những trường hợp có bệnh lý về tim mạch, xương khớp và các bệnh liên quan đến thận nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng nước lá ổi.
Người mắc bệnh chàm (một loại bệnh da liễu) không nên sử dụng lá ổi, vì trong lá ổi có chất gây kích ứng da, sẽ làm tổn thương da đối với trường hợp này.
Những người đang sử dụng thuốc tây do bác sĩ kê đơn thì không nên sử dụng nước lá ổi.
Phụ nữ cho con bú không nên sử dụng nước lá ổi, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ.
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng lá ổi, vì dùng lá ổi có thể dẫn đến co bóp, làm sạch tử cung. Ảnh hưởng đến thai nhi.
Những người có vấn đề về tiêu hóa khi sử dụng lá ổi cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Như đã nói lá ổi tốt cho đường tiêu hóa nhưng như vậy không có nghĩa là có thể uống nước lá ổi một cách tùy ý. Bởi nếu uống quá nhiều nước lá ổi, uống thường xuyên trong một thời gian dài lại sẽ làm mất cân bằng enzyme trong tiêu hóa, gây ra rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón.
Uống nước lá ổi có tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có một số người không nên sử dụng.
Những bệnh nhân đái tháo đường nên thận trọng khi dùng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, vì nếu không biết mà dùng liều lượng cao dẫn đến làm giảm lượng đường trong máu gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Tóm lại: Cũng giống như các vị thuốc dân gian khác khi dùng bất cứ sản phẩm nào cũng cần phải sử dụng đúng liều lượng phù hợp với cơ thể. Đừng nghĩ thuốc nam, thuốc bắc sẽ an toàn không có tác dụng phụ mà sử dụng một cách tùy tiện không có liều lượng, gia giảm. Bởi, ngay cả nhân sâm, bào ngư, hay tổ yến được xem là những “bảo vật” quý cho sức khỏe cũng cần phải sử dụng có thang, có liều cho từng đối tượng cụ thể. Vì vậy, nếu muốn dùng lá ổi tốt nhất tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để sử dụng một cách an toàn.
Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?
Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải quyết các vấn đề hiện tại mà còn giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn khi trẻ lớn lên.
Vậy thời điểm nào nên bắt đầu cho trẻ chỉnh nha, những lưu ý trong quá trình chỉnh nha cho trẻ là gì?
Tầm quan trọng của việc kiểm tra tình trạng răng miệng sớm cho trẻ
Các chuyên gia của hiệp hội chỉnh nha hoa kỳ (AAO) khuyên rằng, khi trẻ được 7 tuổi, nên cho trẻ khám ở bác sĩ chuyên sâu chỉnh nha để được thăm khám và lập kế hoạch điều trị. Việc thăm khám có thể có sự kết hợp giữa bác sĩ chuyên sâu chỉnh nha và chuyên sâu nha khoa trẻ em. Vào tuổi này, các răng hàm lớn thứ nhất thường đã mọc, các răng cửa giữa cũng đã mọc. Sự tồn tại của bộ răng hỗn hợp (bao gồm cả răng sữa và răng vĩnh viễn) sẽ giúp bác sĩ nhận ra được những bất thường sớm về răng, khớp cắn, từ đó bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị toàn diện cho trẻ.
Đây cũng là thời điểm cần phải đánh giá nguy cơ sâu răng và tiến hành dự phòng sâu răng cho các răng hàm lớn thứ nhất mới mọc - răng hàm rất quan trọng trên cung hàm, chìa khóa để phân loại khớp cắn.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khi gặp những dấu hiệu sau cần cho trẻ đi khám chỉnh nha ngay, kể cả khi trẻ chưa được 7 tuổi:
Răng không thẳng hàng, lệch lạc hoặc chen chúc;
Trẻ mất răng sữa sớm hoặc mọc muộn hơn bình thường;
Trẻ ăn nhai gặp vấn đề khó khăn;
Khớp cắn ngược, răng trên mọc ra sau răng dưới;
Những tiếng kêu khớp bất thường khi trẻ ăn nhai. Khuôn mặt lệch lạc;
Trẻ có các thói quen xấu như thói quen mút ngón tay, thói quen cắn môi, thói quen đẩy lưỡi khi nuốt, thói quen thở miệng...
Khi trẻ được 7 tuổi, nên cho trẻ khám ở bác sĩ nha khoa để được thăm khám và lập kế hoạch điều trị.
Độ tuổi thích hợp cho trẻ chỉnh nha
Trong hầu hết các trường hợp, độ tuổi lý tưởng để trẻ có thể hợp tác tốt để chỉnh nha là khoảng từ 9 tuổi. Việc di chuyển và điều chỉnh sự thẳng hàng của bộ răng tuân theo cùng một quy trình ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng ở độ tuổi trưởng thành, phần lớn bệnh nhân còn gặp các vấn đề bất thường về xương, sọ mặt, nha chu. Do đó, đa phần những lệch lạc, bất thường về khớp cắn yêu cầu phức tạp hơn, có thể cần cả phẫu thuật phối hợp và phối hợp với nhiều chuyên ngành khác nhau như phục hình, nha chu, implant...
Can thiệp chỉnh nha giai đoạn sớm ở trẻ (từ 7 đến 10 tuổi) có thể giúp trẻ tránh phải chỉnh nha thêm trong tương lai. Khi trẻ lớn lên, xương của trẻ sẽ cứng lại. Việc chờ đợi đến độ tuổi trưởng thành để điều trị chỉnh nha có thể dẫn đến yêu cầu các thủ thuật phức tạp hơn (như phẫu thuật) để khắc phục các vấn đề và cũng tốn kém hơn. Nếu đã được điều trị chỉnh nha giai đoạn sớm, trẻ có thể không cần điều trị chỉnh nha phức tạp khi trưởng thành. Chỉnh răng sớm giúp hướng dẫn răng vĩnh viễn mọc vào đúng vị trí. Điều này cũng tạo một môi trường thuận lợi hỗ trợ cho sự phát triển bình thường về xương hàm và khoang miệng ở trẻ.
Các điều trị ở giai đoạn sớm của trẻ có thể chỉ bao gồm việc nong hàm tạo khoảng để giảm tình trạng chen chúc hay điều trị loại bỏ các thói quen xấu để tái lập lại các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cung răng và khớp cắn. Tuy nhiên, việc chỉnh nha sớm không phải lúc nào cũng cần thiết cho từng trẻ, mà cần có sự thăm khám chuyên sâu để đưa ra lời khuyên hợp lý.
Các lựa chọn điều trị chỉnh nha
Hiện nay có rất nhiều khí cụ niềng răng khác nhau, có thể chia thành 2 nhóm chính đó là khí cụ tháo lắp và khí cụ cố định, trong nhóm khí cụ tháo lắp có loại khí cụ mới là khay trong suốt, đây là một xu hướng mới hiện nay ngày càng được ưa thích. Mỗi một loại khí cụ khác nhau điều có những ưu và nhược điểm khác nhau, chỉ định khác nhau. Vì vậy tùy vào trường hợp cụ thể, theo loại bất thường mà trẻ mắc phải, theo sự hợp tác của trẻ, kinh nghiệm của bác sĩ và theo điều kiện tài chính của gia đình để có sự lựa chọn phù hợp.
Với khí cụ tiền chỉnh, có những loại hàm có chỉ định cho trẻ từ lúc 3 tuổi để điều trị các thói quen xấu và điều chỉnh một số sai khớp cắn nhẹ ở bộ răng sữa. Khí cụ khay trong suốt nhiều hãng đã có những loại có thể chỉ định cho trẻ đeo từ lúc trẻ 7 tuổi, khi đã có các răng hàm lớn thứ nhất và răng cửa giữa vĩnh viễn mọc.
Đưa trẻ đi thăm khám nha khoa định kỳ thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ.
Những vấn đề cần lưu ý khi chỉnh nha
Một trong những vấn đề chính là việc chỉnh răng chắc chắn không hề thú vị, trẻ nhỏ có thể cảm thấy bực bội và khó chịu khi có các khí cụ như mắc cài hay máng trong miệng.
Trẻ cũng có thể cảm thấy không thể thưởng thức đồ ăn nhiều như trước, điều này có thể dẫn đến tình trạng ăn uống không điều độ hay không tuân thủ điều trị.
Ngoài ra, việc có thêm các khí cụ ở trong miệng, trên bề mặt răng sẽ gây khó khăn cho quá trình vệ sinh răng miệng ở trẻ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm lợi nghiêm trọng ở trẻ. Các dấu hiệu thường gặp đó là các đốm trắng trên bề mặt răng, tình trạng sưng lợi, chảy máu lợi khi chải răng.. Do vậy, bác sĩ và gia đình cần phải kiểm soát tốt tình trạng vệ sinh răng miệng của trẻ tại nhà đúng cách và hiệu quả
Phương pháp ngăn ngừa sâu răng, viêm lợi ở trẻ đang chỉnh nha
Hướng dẫn và kiểm soát cho trẻ chải răng đúng cách.
Lựa chọn loại bàn chải với kích thước và đầu bàn chải thích hợp với trẻ.
Sử dụng kem đánh răng có chứa nồng độ fluor, canxi, phosphate... thích hợp với lứa tuổi.
Sử dụng chỉ tơ nha khoa để vệ sinh kẽ răng.
Sử dụng các bộ vệ sinh khay trong suốt hoặc các khí cụ tháo lắp để đảm bảo khí cụ được sạch, không có mùi hôi.
Đưa trẻ đi thăm khám nha khoa định kỳ thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ.
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho trẻ.
Đừng chỉ ăn quả, lá của cây này mọc um tùm được mệnh danh là 'siêu thực phẩm' hàng đầu Một loại cây không chỉ quả của nó giàu vitamin C mà lá cũng có thể dùng làm trà. Loại lá này được mệnh danh là 'siêu thực phẩm' và được coi là một trong những thực phẩm chống oxy hóa hàng đầu. Những lợi ích đáng ngạc nhiên của lá ổi đối với sức khỏe Mọi người thường mua quả ổi vì...