‘3 không’ khi ăn khoai tây, biết mà tránh kẻo hại vô cùng
Khoai tây là thực phẩm thơm ngon, giàu dinh dưỡng, tuy nhiên ăn khoai tây sai cách có thể gây hại sức khỏe.
Từ lâu khoai tây đã được biết đến là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Khoai tây có hàm lượng carb cao nhưng lại ít protein và chất béo. Chúng cũng cung cấp chất xơ và nhiều loại vitamin và khoáng chất.
Carbs là nguồn năng lượng ưa thích của cơ thể. Mặc dù điều quan trọng là phải chú ý đến khẩu phần ăn và các món ăn kèm nhưng các loại carbs như khoai tây có thể là một phần của chế độ ăn uống bổ dưỡng.
Khoai tây là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm kali, đồng, vitamin C, vitamin B6 và folate. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho sự co cơ, chức năng tim, thận và thần kinh thích hợp, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, trao đổi chất và tổng hợp DNA. Folate đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, vì nó giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh.
Khoai tây chứa tinh bột kháng, một loại tinh bột không được tiêu hóa ở ruột non. Thay vào đó, nó di chuyển đến ruột già, nơi nó được vi khuẩn đường ruột lên men để tạo ra các acid béo chuỗi ngắn có lợi. Làm nguội khoai tây sau khi nấu chín sẽ làm tăng hàm lượng tinh bột kháng.
Theo nghiên cứu, tinh bột kháng có tác dụng tích cực đối với sức khỏe, bao gồm sức khỏe đường ruột, quá trình trao đổi chất và điều hòa lượng đường trong máu.
Khoai tây là thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên, khi ăn khoai tây cũng cần lưu ý một số điều kẻo gây hại cho sức khỏe.
Không ăn vỏ khoai tây
Video đang HOT
Khi ăn khoai tây chúng ta nên gọt bỏ vỏ, gọt những chỗ có mắt mầm để tránh ngộ độc. Vỏ khoai tây có chứa một chất gọi là solanine, tuy rất nhỏ nhưng nếu tích tụ một lượng nhất định trong cơ thể cũng có thể gây ngộ độc.
Không ăn khoai tây chuyển sang màu xanh
Khi vỏ khoai tây chuyển sang màu xanh, nồng độ solanine chứa trong vỏ khoai tây sẽ rất cao. Nồng độ solanine này sẽ vượt quá ngưỡng an toàn cho người ăn và lúc này khoai tây có vị nhạt, đắng, dễ gây ngộ độc cho người, nếu ăn quá nhiều có thể gây tử vong.
Không ăn quá nhiều khoai tây
Giống như nhiều loại thực phẩm, khoai tây có thể được tiêu thụ ở mức độ vừa phải như một phần của chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên, ăn quá nhiều khoai tây có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Khoai tây là thực phẩm giàu carb, có thể làm tăng lượng đường trong máu nếu ăn với số lượng lớn, đặc biệt ở những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc kháng insulin.
Tốt nhất nên tuân thủ khẩu phần khuyến nghị của Hướng dẫn chế độ ăn uống đối với các loại rau có tinh bột hoặc phương pháp ăn theo đĩa do Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) nêu ra.
Phương pháp ăn theo bữa của ADA giúp kiểm soát lượng đường trong máu: lấp đầy một phần tư đĩa bằng các loại rau có chứa carb hoặc tinh bột như khoai tây, một nửa đĩa bằng rau không chứa tinh bột và phần còn lại là nguồn protein.
Bên cạnh đó, ăn quá nhiều khoai tây chiên giòn hoặc chứa nhiều calo như bơ, kem chua và thịt xông khói có thể dẫn đến tăng cân. Khoai tây chiên, một món ăn kèm phổ biến và ưa thích trong chế độ ăn uống của nhiều người có hàm lượng calo cao do lượng dầu được sử dụng khi chiên.
Ăn quá nhiều khoai tây có thể khiến huyết áp cao hơn. Theo đánh giá của ba nghiên cứu lớn ở Hoa Kỳ, ăn bốn hoặc nhiều khẩu phần khoai tây luộc, nướng, nghiền hoặc chiên mỗi tuần có liên quan đến việc tăng nguy cơ huyết áp cao.
Các nhà nghiên cứu tin rằng hàm lượng carb cao và tác động lên lượng đường trong máu của khoai tây có thể góp phần làm tăng huyết áp.
Các yếu tố khác, chẳng hạn như hàm lượng muối và chất béo bổ sung trong các món khoai tây, cũng có thể đóng một vai trò nào đó.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là nghiên cứu này có một số hạn chế, bao gồm cả việc những người tham gia tự báo cáo tình trạng tăng huyết áp của họ và không thu được kết quả đo huyết áp trực tiếp.
Ăn quá nhiều khoai tây hoặc quá nhiều nói chung trong bữa ăn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó chịu ở bụng, đầy hơi. Điều này đặc biệt đúng nếu bữa ăn chứa nhiều chất béo và dầu mỡ như một đĩa đầy khoai tây chiên hoặc một củ khoai tây phủ đầy bơ hoặc kem.
Tần suất ăn chuối để ngăn ngừa sỏi thận
Nếu không có bất ổn sức khỏe, bạn có thể ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ có sỏi thận.
Theo báo cáo của Mayo Clinic, cứ 10 người thì có một người sẽ phải chịu đựng tình trạng sỏi thận trong đời. Sỏi thận gây ra những cơn đau nhói và dữ dội cho người bệnh.
Đó là những tinh thể nhỏ được tạo thành từ các khoáng chất và muối. Mặc dù khó xác định chính xác nguyên nhân gây ra bất ổn này nhưng bạn có thể tìm ra manh mối bằng cách xem xét mình mắc loại sỏi nào - canxi, axit uric, struvite và cystine.
Có quá nhiều canxi oxalate hoặc canxi phốt phát trong cơ thể có thể dẫn đến sỏi canxi (chiếm đa số ca bệnh). Trong khi đó, sỏi axit uric do không đào thải hết purine khỏi cơ thể. Sỏi struvite hình thành do nhiễm khuẩn đường ruột trong khi trong khi sỏi cystine do cystine ít hòa tan nên dễ đọng lại trong thận.
Theo Health Digest, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp giảm nguy cơ sỏi thận. Một trong những thực phẩm hữu ích là chuối.
Bạn nên ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày. Ảnh minh họa: AI
Có một số lý do khiến loại trái cây phổ biến này ngăn ngừa sỏi thận. Trong thành phần của chuối có rất nhiều kali, vitamin B6 và magiê. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, một quả chuối cỡ vừa (118g) có 422mg kali, 0,433mg vitamin B6 và 31,9mg magie.
Kali có tác dụng ngăn ngừa hình thành sỏi thận. Theo nghiên cứu của Mayo Clinic, chế độ ăn ít canxi và ít kali được cho là yếu tố nguy cơ khiến sỏi thận tái phát. Ăn đủ canxi và kali thậm chí còn quan trọng hơn so với việc uống nước.
Vai trò của vitamin B6 trong ngăn ngừa sỏi thận rất đa dạng. Các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa tình trạng thiếu vitamin B6 và quá trình phát triển sỏi thận canxi oxalate. Trên thực tế, thiếu hụt vitamin B6 cũng liên quan đến tổn thương thận, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Reviews Urology.
Một số phân tích ghi nhận magie có thể ngăn chặn sự kết tinh canxi oxalate trong nước tiểu.
Ngoài ngăn ngừa sỏi thận, chuối còn chứa hàm lượng chất xơ lớn thúc đẩy quá trình tiêu hóa đồng thời bảo vệ trái tim. Nguồn chất dinh dưỡng trong chuối cung cấp năng lượng khi bạn cần phục hồi sức khỏe. Chất điện giải (kali và phốt pho) có thể hỗ trợ chức năng cơ và các quá trình khác của cơ thể.
Nếu tổn thương thận không phải là vấn đề đáng lo ngại, bạn có thể thêm chuối vào chế độ ăn uống của mình - đây là loại trái cây được dung nạp tốt. Bạn có thể ăn khoảng 1-2 quả chuối mỗi ngày.
Tuy nhiên, với người bị bệnh liên quan tới thận, ăn quá nhiều chuối sẽ không tốt. Khi thận không hoạt động như bình thường, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc đào thải lượng kali dư thừa ra khỏi hệ thống.
Điều này có thể dẫn đến một loạt các biến chứng như tim đập nhanh, buồn nôn, suy nhược, chuột rút, khó thở và đau ngực. Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh thận, người mắc nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn ăn chuối.
Loại quả đầu bảng về dinh dưỡng giúp phòng ung thư và bệnh tim mạch Bí ngô chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp tăng cường miễn dịch, thị lực, phòng chống ung thư, bệnh tim mạch. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Hà Nội), bí ngô hay còn gọi là bí đỏ là loại thực phẩm màu...