Nhiều người khuyên không vào đại học, Kim Thanh Sản vượt khó trở thành thủ khoa
“Phối hợp các phương pháp khác nhau một cách linh hoạt tùy từng thời điểm, hoàn cảnh và môn học để có được kết quả tốt”, Kim Thanh Sản chia sẻ.
Dành sự tận tâm cho công việc
Chuẩn bị tâm lý, kiến thức vững vàng nhất là những việc quan trọng các bạn học sinh cần làm khi chuẩn bị bước vào các kỳ thi mang tính quyết định.
Tuy nhiên, việc chọn lựa ngành học và làm thế nào để đạt kết quả tốt trong những năm tháng học tập tại trường đại học là băn khoăn của không ít bạn trẻ.
Kim Thanh Sản, thủ khoa đầu ra Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội. (NVCC)
Trải qua bốn năm học tại trường đại học với những nỗ lực và thành tích đáng nể, chia sẻ với Tạp chí điện từ Giáo dục Việt Nam, Kim Thanh Sản, thủ khoa đầu ra Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội cho biết: “Bộ môn Tôn giáo học là một ngành học tương đối mới, mặc dù tìm hiểu và muốn khám phá thế giới của ngành học mang lại nhưng khi bắt đầu em cũng mơ hồ và gặp nhiều thử thách.
Môi trường đại học là một môi trường mới, khác hẳn với môi trường phổ thông trước đó. Chính vì thế bản thân em mất khá nhiều thời gian để thích nghi với ngành học và cách học của một môi trường hoàn toàn mới lạ”.
Thanh Sản mất thời gian một kỳ học đầu tiên để thích nghi và làm quen, sau đó thay đổi dần phương pháp học tập và tâm lý để cải thiện chất lượng học tập của bản thân và điều đó có hiệu quả ngay từ lúc thay đổi.
Kết thúc năm học thứ nhất, Thanh Sản rút ra được rằng, nếu mình tận tâm như thế nào cho một công việc thì sẽ có hồi đáp xứng đáng và việc học cũng vậy.
Theo Kim Thanh Sản rút ra trong qúa trình học tập của bản thân, phối kết hợp các phương pháp khác nhau một cách linh hoạt tùy từng thời điểm, hoàn cảnh và môn học để có được kết quả tốt.
“Môi trường đại học có rất nhiều môn học khác nhau và ngành học của em có nhiều môn mang tính đặc thù, cách giảng dạy của giảng viên cũng khác nhau nên cần xem xét để chọn phương pháp học cho từng thời điểm”, Thanh Sản kể.
Video đang HOT
Trong quá trình học tập, Thanh Sản vận dụng và phát huy nhiều qua hình thức học nhóm, vì phương pháp tạo ra những trao đổi tương tác trực tiếp, tranh luận, gợi mở kiến thức, tốt cho bản thân mình và các bạn học cùng.
Thanh Sản chia sẻ: “Kỳ đầu tiên ở trường đại học, em dành nhiều thời gian làm quen và thích nghi môi trường mà quên chú trọng vào việc học tập khiến kết quả không được như ý thì em và một số bạn quyết định lập một nhóm học tập.
Tại đó, chúng em trao đổi với nhau, làm đề cương rồi tự kiểm tra cho nhau. Nhóm phát huy tác dụng đến cả khi bảo vệ khóa luận, chúng em cũng cùng nhau tập duyệt và phản biện lẫn nhau tăng phản xạ trước kỳ khóa luận”.
Theo Thanh Sản, nếu lập nhóm học tập thì trong nhóm nên có một bạn trưởng nhóm và bạn ấy nên hiểu thế mạnh của các thành viên để phân công công việc phù hợp. Phương pháp này tương đối hiệu quả vì khi tốt nghiệp thì đa số các bạn trong nhóm của Thanh Sản đều loại giỏi.
Ngoài ra, để lấy được nhiều kiến thức và có nhiều kinh nghiệm về các kỹ năng mềm thì sinh viên nên đi thực tế trong quá trình học tập tại trường.
Theo Thanh Sản những chuyến đi thực tế không chỉ mang lại cho chúng em kiến thức mà còn tạo tâm lý hào hứng trong học tập. (NVCC)
“Những chuyến đi thực tế không chỉ mang lại cho chúng em kiến thức mà còn mang lại tâm lý hào hứng trong học tập.
Thú thật nếu chỉ có lý thuyết thì nội dung các môn học sẽ khô khan, sáo rỗng nhưng nếu kết hợp với những chuyến đi thực tế thì sẽ cho chúng ta nhiều trải nghiệm, kiến thức sống động hơn sách vở rất nhiều”, Thanh Sản tâm sự.
Bên cạnh đó, Sản nhận thấy một điều khi ngôi trong lớp học các bạn thường thiếu sự tập trung, rất ít ghi chép và quan sát. Một trong những thứ có thể giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức trong mỗi kỳ thi là cố gắng tập trung quan sát và ghi chép trên lớp học bởi nếu làm được điều đó thì đã học được 60-70% bài vở trên lớp.
Đại học là môi trường mang lại nhiều điều tích cực
Đối với chàng trai Thanh Sản, môi trường đại học là một nơi mang lại nhiều điều tích cực, đó là nơi tạo ra ước mơ, nghị lực và những kinh nghiệm tương lai.
Trong tương lai, Thanh Sản mong muốn trở thành một giảng viên, một nhà nghiên cứu để có thể đem ngành Tôn giáo học. (NVCC)
Kim Thanh Sản kể: “Trước khi em quyết định đi học đại đọc, ở quê có rất nhiều ý kiến của mọi người cho rằng không nên học đại học vì sợ rằng sau khi ra trường không có việc làm. Thay vào đó là em nên kiếm một trường dạy nghề hoặc hãy đi xuất khẩu lao động để mang lại nguồn tài chính.
Tuy nhiên, sau khi trải qua quá trình học đại học đã giúp em có thêm và hoàn thiện rất nhiều kỹ năng mềm khác nhau như tự tin nói trước đám đông, thuyết trình, khả năng tư duy logic, khả năng ứng xử, tiếp cận với nhiều tư tưởng mới.
Đặc biệt với một ngành đặc thù về tôn giáo thì em cũng đươc tiếp cận một số phương pháp nhằm cân bằng cuộc sống từ thầy cô mình”.
Sau rất nhiều những kiến thức, kỹ năng học trên giảng đường đại học và sự trải nghiệm của bản thân thì Sản thấy đó là tất cả những điều giúp cho bản thân em hoàn thiện, trưởng thành hơn khi bước vào xã hội, là môi trường lớn hơn trường học.
Hiện tại, Kim Thanh Sản tiếp tục học cao học và làm việc tại Viện Nghiên cứu Tôn giáo. Trong tương lai, em mong muốn trở thành một giảng viên, một nhà nghiên cứu để có thể đem ngành Tôn giáo học không còn là một ngành học xa lạ, mới mẻ mà trở thành một ngành học lý thú, lâu bền đap ứng được nhiều nhu cầu của xã hội.
Để đạt điểm 9 cộng ở các môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT như thủ khoa
Trong chương trình tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức tại tỉnh Bình Dương hôm qua (24.4), các thủ khoa đã 'bật mí' bí quyết độc đáo để đạt được điểm 9 cộng cho các môn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Các thủ khoa chia sẻ phương pháp học tập để đạt điểm cao - PHẠM HỮU
Tại chương trình, một học sinh (HS) Trường THPT Nguyễn Trãi đặt câu hỏi cho Trần Đức Lương, thủ khoa đầu vào Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM năm 2019: "Học ngành công nghệ thông tin thì có cần biết viết code hay phần mềm gì trước không? Và ngành này có phù hợp với con gái hay không?". Lương cho rằng khi ở trường THPT các bạn có thể học trước về viết code nhưng chỉ ở mức độ nhập môn với các ngôn ngữ như C, C ... Nhưng bên cạnh đó các bạn cũng nên đầu tư nhiều cho môn toán, đặc biệt là toán logic.
Theo Lương, trong thời buổi hiện nay thì vấn đề giới tính không còn quan trọng vì cả hai đều có thế mạnh để học tốt ngành này. Tuy nhiên, Lương cho rằng ngành thương mại điện tử và hệ thống thông tin hiện nay các bạn nữ theo học rất nhiều.
Hoàn thành kiến thức lớp 12 trong hè lớp 11
Một HS đặt câu hỏi cho các thủ khoa: "Đang học lớp 11, tụi em cần chuẩn bị như thế nào để bước vào học lớp 12 thật tốt?". Từ kinh nghiệm của mình, Trần Ngọc Đoan, thủ khoa đầu vào Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, khuyên HS lớp 11 từ bây giờ nên đọc sách giáo khoa lớp 12, tự tìm hiểu kiến thức để học trước, vì tự học trước chừng nào thì tốt chừng đó.
"Các bạn nên đặt ra lộ trình hoàn thành hết chương trình 12 trong một thời gian nhất định nào đó, để thời gian còn lại luyện đề cho thật tốt. Với bản thân mình thì từ hè năm lớp 11 đã chuẩn bị kiến thức để giải các đề luyện thi tốt nghiệp THPT, vì chúng ta biết đề thi tốt nghiệp THPT phổ kiến thức rất rộng nên cần thời gian rất dài để ôn luyện. Chính vì thế, hoàn thành các kiến thức cơ bản càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong hè lớp 11", Đoan chia sẻ.
Học sinh tham gia đặt câu hỏi tại buổi tư vấn - PHẠM HỮU
Bên cạnh đó, để thi được các môn ở điểm trên 9, HS phải tư duy sao trong thời gian ngắn nhất có thể làm được câu đề yêu cầu. "Khi bạn cố gắng giải đến cùng cho các câu khó thì khả năng tư duy sẽ tăng rất nhiều, từ đó dù khác dạng đề hay khác hoàn toàn cũng không là vấn đề của chúng ta", Đoan gửi gắm.
Nhiều HS thắc mắc nên trau dồi môn tiếng Anh như thế nào để thi tốt nghiệp THPT. Là thủ khoa khối A1 (toán, lý, tiếng Anh), Trần Đức Lương khuyên nếu HS đang học lớp 11 thì đây là thời điểm thích hợp để trau dồi môn tiếng Anh. Lương khuyên các bạn nên dành thời gian học tiếng Anh trong hè, và nên thi một chứng chỉ nào đó. "Mình được 9,6 điểm môn tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng việc ôn luyện rất đơn giản vì mình đã chuẩn bị nền tảng tốt từ trước, đó là lý do mình khuyên các bạn nên chuẩn bị từ sớm. Và với bất cứ môn nào các bạn cũng cần nắm rõ được ma trận đề. Các bạn có thể tìm hiểu các đề tham khảo hoặc đề minh họa của Bộ GD-ĐT", Lương chia sẻ.
Theo đuổi đam mê để có động lực cố gắng
Chia sẻ về bí quyết học khối B, Quang Trọng Minh, thủ khoa đầu ra Trường ĐH Mở TP.HCM, cho rằng học khối B là học những môn mang tính chất không thể thay đổi được, mang tính chất phạm trù, nên cách học vẫn phải là học thuộc. Từ kinh nghiệm của mình, Minh khuyên: "Một số cách có thể ứng dụng để học tốt hơn. Chẳng hạn theo tâm lý học của não bộ, có các cách học qua thị giác, thính giác và vận động. Về thính giác thì có thể ghi âm bài giảng và về nghe lại nhiều lần.
Đối với thị giác thì có thể dùng sơ đồ hóa, hình ảnh hóa, biểu đồ hóa và sử dụng các màu sắc để giúp mình nhớ hơn việc chỉ học trên một trang giấy trắng. Học qua vận động thì đối với một số người không thể ngồi yên được mà phải di chuyển hay nói chuyện, tương tác với đám đông thì nên bổ sung những khoảng ngắn nghỉ để vận động giúp cho việc học tốt hơn. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng công cụ như một trái banh để bóp bàn tay trái giúp kích thích trí nhớ trước khi học. Học xong rồi bóp bàn tay phải vì theo nghiên cứu cho thấy rằng khi bóp bàn tay trái sẽ gợi nhớ những kiến thức sau khi thi".
Đỗ Nhật Thịnh, thủ khoa đầu ra Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM, trao đổi với các học sinh bên lề buổi tư vấn Hành trang tương lai - PHẠM HỮU
Một HS Trường THPT Bến Cát đặt vấn đề nếu theo đuổi đam mê mà không quan tâm đến vấn đề kinh tế thì có được không. Đỗ Nhật Thịnh, thủ khoa đầu ra Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM, khẳng định ngành mà Thịnh trở thành thủ khoa đầu ra bắt nguồn từ niềm đam mê "siêu to, khổng lồ" của mình, vì lúc đầu bản thân Thịnh dành suốt 3 năm THPT để luyện thi y, do lúc đó mẹ đau ốm nên muốn theo học bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ. Không những thế, lúc đó Thịnh còn nghe đồn học y sẽ có nhiều tiền, gia đình lại đang khó khăn nên Thịnh quyết tâm luyện thi y và hơn nữa Thịnh cũng học tốt ở khối này.
"Thế nhưng, mình có một đam mê từ nhỏ là hội họa nên 2 tháng cuối cùng khi sắp đến kỳ thi, mình tự dành riêng cho bản thân, ngồi và suy nghĩ về những ngày tháng đã trải qua. Mình lớn lên trong gia đình hộ nghèo, tự kiếm tiền nuôi sống bản thân và mua giấy bút để học vẽ bằng các công việc như lên rừng hái rau má về bán kiếm tiền ăn học... Khi nhìn lại như thế, mình quyết tâm theo đam mê. Và mình nhận ra khi theo đam mê thì chúng ta sẽ được là chính mình, khi làm được điều mình yêu thích thì mới có động lực để làm hết mình, từ đó sẽ có được kết quả như ý muốn", Đỗ Nhật Thịnh, thủ khoa đầu ra, khuyên từ câu chuyện của mình.
Thủ khoa khối A đạt điểm GPA tuyệt đối trong học kỳ đầu ở ĐH Bách khoa Hà Nội Nguyễn Trung Hải, thủ khoa khối A toàn quốc năm 2020 đạt điểm trung bình tích lũy học tập tuyệt đối 4.0/4.0 ở học kỳ đầu tiên năm nhất và giành học bổng khuyến khích học tập của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Theo thông tin từ Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Nguyễn Trung Hải, sinh viên lớp Khoa học máy...