Ngọt bùi cháo tà lục tà lào
“Lần ni lên A Lưới để anh mời o món cháo tà lục tà lào ăn thử coi món ăn của người vùng cao có hút hồn người Kinh không nghe?”. Lời mời của chồng bạn vừa thân thiện, vừa thách đố, khiến tôi thấy tò mò.
Mỗi lần lên thăm, lại được vợ chồng bạn đãi một món ăn khác nhau, nhưng thú thật đã hơn một lần tôi không thể ăn được đặc sản vùng cao nên cái tên tà lục tà lào nói theo tiếng bản địa cũng khiến tôi thấy thiếu tự tin. Biết tôi còn phân vân, bạn giải thích thêm, món cháo này cần nhiều nguyên liệu nên mới có cái tên lạ vậy, nhưng toàn những rau quả quen nên dễ ăn.
Nguyên liệu nấu cháo tà lục tà lào
Để cháo có độ sánh, ngoài gạo người bản còn dùng thêm sắn; cá suối một nắng hoặc gác bếp là nguyên liệu chính tạo đặc trưng riêng cho món ăn vùng, miền; thịt ba chỉ cần có để tăng vị ngọt; củ kiệu, măng (khô hoặc tươi đều được) để khử mùi tanh của cá; còn lại thì tùy vào sở thích, lòng mến khách người chế biến tăng giảm các loại nguyên liệu, như: nấm, môn, đọt bí, đọt bầu, quả bí đỏ, bí xanh…
Trong lúc anh Chinh đi chợ, Ngoan lấy cá dự trữ sẵn ra cùng tôi sơ chế. Bạn cho biết, thực ra thì cá gì cũng được miễn là cá suối, nhưng người dân A Lưới thường trữ cá xanh để nấu món ăn này nên hôm nào ra chợ thấy cá xanh nhiều là bạn mua về, trời nắng to mới phơi còn đa số là sấy trên giàn bếp. Không khó để tách phần xương cá, lấy phần thịt um thấm trước với những gia vị có sẵn trong nhà bếp. Vừa nấu cháo, anh Chinh giải thích, môn thì phải chọn đúng môn mùng, gạo nấu cháo phải là gạo ra dư của A Lưới thì mới tạo được đặc trưng riêng. Các loại nguyên liệu khác có càng nhiều càng đậm đà, nên khách càng quý chủ nhà càng phải tìm nhiều nguyên liệu cho nồi cháo.
Video đang HOT
Tôi hỏi nhỏ bạn: “Chồng bà là người dân tộc Tà Ôi, tôi mới được thưởng thức món này. Vậy người khác lên đây thì làm sao để được ăn món cháo tà lục tà lào?”. Ngoan trả lời rất nhanh: “Muốn ăn phải đặt trước, nếu chủ nhà hàng là người Kinh thì phải mời đầu bếp người vùng bản ra chế biến!”.
Câu chuyện kết thúc cũng là lúc món cháo hoàn thiện. Nói là cháo, nhưng vì nấu đặc sánh nên không dùng tô hay bát, anh Chinh vừa múc cháo vào những chiếc mẹt bên trên lót lá chuối đã hơ sẵn để có độ dai, tránh bị rách khi ăn, anh vừa giải thích: “Phong tục ngàn đời rồi, bày cháo theo cách này mới thể hiện đúng món ăn của vùng miền”.
Món cháo tà lục tà lào hôm đó vợ chồng bạn đãi tôi có khá nhiều nguyên liệu. Gạo vừa sôi thì cho sắn, cá và thịt ba chỉ vào ninh kỹ nên tất cả hòa quyện, thêm bí đỏ tạo thành màu vàng nhạt rất bắt mắt. Anh Chinh lại cố ý trang trí đẹp mắt như để tạo thêm sự hấp dẫn nên cảm giác lo lắng như lần đầu ăn cà lèng không còn nữa. Thế rồi, tôi cũng không khỏi trầm trồ sau khi đã đưa vài thìa cháo vào miệng và ngậm khá lâu để cảm nhận được hương vị của món ăn.
Tất cả những nguyên liệu tôi được chứng kiến rất quen thuộc, dễ mua thế mà người đàn ông người Tà Ôi này vẫn chế biến ra được hương vị độc đáo cho món cháo tà lục tà lào. Mùi tanh được khử hoàn toàn nên mùi thơm của cá nướng vẫn tạo được nét chủ đạo; vị ngọt của cá, thịt ba chỉ thấm đậm vào các nguyên liệu khác: gạo ra dư, sắn, các loại rau thì tạo nên vị ngọt bùi hòa cùng vị đắng nhẹ của măng, kiệu khiến người thưởng thức càng ăn càng ghiền.
Trên đường về nhà hôm đó, món ăn vùng cao cứ theo tôi suốt chặng đường. Thu hút tôi không phải sự hấp dẫn của hương vị lạ mà còn là tình cảm nồng ấm thể hiện lòng mến khách của vợ chồng bạn.
Loại cây dại tưởng không ăn được, đem nấu canh lại rất ngon
Có những loại cây dại mà chúng ta tưởng không ăn được nhưng nếu biết cách chế biến sẽ tạo nên một món ăn ngon.
Đối với người Việt, trừ những gì có độc ra thì bất kỳ cái gì cũng có thể trở thành nguyên liệu để tạo ra những món ăn ngon. Chẳng thế mà xơ mít cũng có thể kho thịt, cây xuyến chi cũng có thể xào rau... Mới đây, một cô gái đã chia sẻ hình ảnh bát canh được nấu với một loại cây dại lên mạng xã hội khiến nhiều người ngạc nhiên. Những tưởng là loại cây không ăn được nhưng không ngờ lại có thể nấu canh.
Được biết, đây là cây bông mã đề - là một loại cây thân thảo sống lâu năm, thân ngắn thường mọc hoang ở nhiều nơi. Ven đường, trong vườn nhà,... đều có thể có sự xuất hiện của loại cây này.
Ít ai biết loại cây này khi nấu canh thì ăn rất ngon, mát và vào cơm, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức. Lá mã đề hái từ vườn về rửa sạch, bạn chú ý hái ở những nơi sạch sẽ. Đảo thịt lợn băm với chút hành khô rồi thêm nước vào, thêm mã đề vào sau cùng rồi nấu chín kỹ là ăn được. Canh bông mã đề ăn rất mát, có vị ngọt bùi dễ ăn.
Bát canh mã đề trông cũng rất hấp dẫn
Cây bông mã đề thường mọc hoang và được trồng để sử dụng như rau sống ăn kèm ở nhiều nơi. Mã đề được trồng bằng hạt, ưa nơi ẩm ướt và đất thịt, mềm. Cây thường được trồng vào mùa thu và mùa xuân, tuy nhiên phát triển tốt nhất vào mùa thu.
Loại cây này thường được thấy trong vườn nhà
Không chỉ ăn rất ngon mà cây bông mã đề còn có tác dụng tốt cho sức khỏe trong mùa nắng nóng. Mã đề có vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, làm thông thoáng mồ hôi, sáng mắt, làm sạch phong nhiệt ở phổi và làm tiêu tắc nghẽn.
Cây bông mã đề còn được trồng để làm dược liệu
Cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm an toàn, ngon miệng Các món cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm theo truyền thống nên được chú ý về lượng ăn, độ thô nhuyễn, hương vị, thực phẩm dễ tiêu... để bé hứng thú với việc ăn uống. Hiện nay các mẹ có nhiều lựa chọn về phương pháp và thực đơn cho trẻ bắt đầu bước vào tuổi ăn...