Ngỡ ngàng với 4 thực phẩm ‘bổ dưỡng gấp đôi’ khi mọc mầm không phải ai cũng biết
Nhiều người thường vứt bỏ thực phẩm khi chúng bắt đầu mọc mầm, cho rằng chúng đã hỏng và không ăn được.
Tuy nhiên, sự thật là nhiều loại thực phẩm khi nảy mầm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần so với trạng thái ban đầu.
Một số loại đậu là món ăn bổ dưỡng
Giá đỗ, mầm đậu nành hay giá đỗ xanh là những món ăn quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Ít ai biết rằng, quá trình nảy mầm đã làm tăng đáng kể giá trị dinh dưỡng của hạt đậu nành hoặc đậu xanh. Cụ thể, hàm lượng vitamin C, vitamin E, canxi và chất xơ tăng lên gấp nhiều lần so với hạt đậu ban đầu.
Isoflavone, một hợp chất có hoạt tính estrogen thực vật cũng sẽ đạt đỉnh điểm sau khi đậu nành nảy mầm, rất tốt cho sức khỏe tim mạch và nội tiết tố nữ. Trong khi đó, đậu lăng nảy mầm giàu protein, chất xơ, sắt và folate. Chúng đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai và người ăn chay.
Nhiều thực phẩm sẽ gấp đôi dinh dưỡng khi nảy mầm. Ảnh: Getty Images
Gạo lứt
Video đang HOT
Gạo lứt nảy mầm là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Quá trình nảy mầm giúp tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Gạo lứt nảy mầm chứa hàm lượng GABA (gamma-aminobutyric acid) cao, một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện giấc ngủ.
Quá trình nảy mầm cũng làm tăng oryzanol trong gạo lứt. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa ung thư. Gạo lứt nảy mầm cũng dễ tiêu hóa hơn gạo lứt thông thường do quá trình nảy mầm đã phân giải một phần tinh bột.
Tỏi
Tỏi mọc mầm thường bị nhiều người bỏ đi vì cho rằng có độc. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học đã chứng minh điều ngược lại. Tỏi mọc mầm không những an toàn mà còn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn tỏi tươi.
Hàm lượng các chất chống oxy hóa như allicin và các hợp chất sulfur hữu cơ tăng cao, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư và lão hóa. Ngoài ra, allicin trong mầm tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và tăng cường hệ miễn dịch. Mầm tỏi giúp giảm cholesterol xấu, hạ huyết áp và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Hạt lạc (đậu phộng) là thực phẩm bổ dưỡng
Hạt lạc nảy mầm, còn được gọi là “lộc trường sinh”, chứa nhiều dưỡng chất quý giá, đặc biệt là resveratrol, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Hàm lượng resveratrol trong hạt lạc nảy mầm cao gấp nhiều lần so với hạt lạc thông thường, có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ tim mạch và kéo dài tuổ.i thọ.
Hạt lạc nảy mầm giàu vitamin E, vitamin B, folate, sắt, kẽm và magie.Chất xơ trong hạt lạc nảy mầm giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Hạt lạc nảy mầm có thể ăn sống, rang hoặc làm sữa hạt. Tuy nhiên, nên chọn những hạt lạc nảy mầm còn tươi, không bị hỏng hay mốc.
Nghiên cứu Havard: 'Quá liều' món ăn giàu sắt này, dễ tiểu đường
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm hiểu mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường type 2 và một trong 2 nhóm sắt phổ biến từ thực phẩm.
Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Trường Y tế công cộng Havard T.H. Chan cho thấy tuy việc bổ sung sắt đầy đủ là cần thiết cho sức khỏe, nhưng nếu quá dư thừa, vi chất này có thể "phản chủ", như làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2.
Loại sắt gây rắc rối đó gọi là sắt heme.
Bổ sung đầy đủ sắt qua thực phẩm là cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên quá dư thừa có thể dẫn đến nguy cơ tiểu đường - Ảnh AI: Anh Thư
Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Metabolism, các tác giả đã đán.h giá mối liên hệ giữa sắt và tiểu đường type 2 dựa trên dữ liệu của hơn 206.000 người.
Trong đó, lượng sắt mà mỗi người nạp vào trong thực phẩm được xem xét dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm tổng lượng sắt, sắt heme và non-heme; sau đó đối chiếu với tình hình sức khỏe và các yếu tố lối sống khác.
Hơn 37.000 người trong số đó cũng được xem xét cụ thể các dấu ấn sinh học chuyển hóa huyết tương, liên quan đến nồng độ insulin, đường huyết, mỡ má.u, tình trạng viêm và quá trình chuyển hóa sắt.
Hồ sơ chuyển hóa của hơn 9.000 người cũng được đán.h giá ở cấp độ phân tử.
Kết quả cho thấy có một mối liên hệ đáng kể giữa việc nạp quá nhiều sắt heme với bệnh tiểu đường: Những người nạp nhiều dạng vi chất này nhất có nguy cơ tiểu đường type 2 tăng tới 26% so với những người ít nhất.
Trái lại, không có mối liên hệ nào giữa sắt non-heme và nguy cơ tiểu đường.
Thật ra, sắt heme là một thứ rất cần thiết cho sức khỏe. Đó là là loại sắt chứa hemoglobin và được tìm thấy trong các loại thịt, nhất là thịt đỏ và có khả năng hấp thụ cao gấp nhiều lần so với sắt non-heme, là loại sắt chủ yếu có trong thực vật.
Việc bổ sung đầy đủ loại sắt này thông qua chế độ ăn - hoặc thuố.c bổ đối với một số đối tượng đặc biệt - sẽ giúp ngăn ngừa thiếu má.u do thiếu sắt, cần thiết để có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chức năng nhận thức tốt.
Tuy nhiên từ lâu, các bác sĩ luôn nhấn mạnh cái gì quá cũng không tốt. Việc tự ý dùng thuố.c bổ chứa sắt là không nên. Ngoài ra, ăn quá nhiều loại thực phẩm giàu loại sắt này nhất - thịt đỏ - cũng đã được chứng minh là không tốt.
Các kết quả nghiên cứu mới đã làm rõ thêm một số nghiên cứu dạng quan sát trước đây cho thấy việc ăn quá nhiều thịt đỏ liên quan tới nguy cơ tiểu đường type 2 gia tăng.
Điều này một lần nữa nhấn mạnh để có sức khỏe tốt, thứ bạn cần là ăn đa dạng, đủ các thành phần theo tháp dinh dưỡng chứ không nên quá tập trung vào một loại thực phẩm.
Vượt mặt thịt bò về hàm lượng sắt, những thực phẩm này vẫn bị người Việt ngó lơ Thịt bò từ lâu đã được xem là nguồn cung cấp sắt dồi dào hàng đầu. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, có rất nhiều thực phẩm khác xung quanh chúng ta còn chứa lượng sắt cao hơn nhiều so với loại thịt này. Đậu lăng cung cấp lượng sắt dồi dào Trong 100g đậu lăng khô có khoảng 8mg sắt, trong khi...