Mùa đông thủ sẵn trong bếp 3 “liều thuốc quý” giá vài ngàn này, khi cần lôi ra trị bệnh còn hiệu nghiệm hơn thần dược bạc triệu
Ngay trong gian bếp của nhà bạn cũng đang chứa các “ thần dược”, chỉ có điều bạn chưa biết áp dụng đúng cách để chúng phát huy hiệu quả mà thôi.
Đối với nhiều người, thời tiết lạnh là khoảng thời gian vô cùng tốt đẹp để cùng nhau thưởng thức những món ăn ấm cúng, ngọt ngào. Thế nhưng dù muốn hay không, chúng ta cũng phải thú nhận rằng mùa đông là thời điểm dễ ốm nhất trong năm. Cảm lạnh, viêm họng hay đau khớp là những căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải khi thời tiết mưa phùn, ẩm ướt và lạnh giá.
Để nâng cao sức đề kháng và trị bệnh triệt để, hẳn các gia đình sẽ phải bỏ ra những số tiền không nhỏ để mua thuốc bổ, thuộc trị bệnh. Nhưng có lẽ bạn không biết, ngay trong gian bếp của nhà bạn cũng đang chứa các “thần dược”, chỉ có điều bạn chưa biết áp dụng đúng cách để chúng phát huy hiệu quả mà thôi.
Dưới đây, lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) sẽ chỉ cho bạn 3 “loại thuốc quý” rẻ bèo, giá vài ngàn có sẵn trong bếp và cách sử dụng đúng nhất.
1. Hành lá
Theo Đông y, hành có vị cay, tính nóng, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, sát trùng… Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, bạn có thể áp dụng các bài thuốc từ hành để trị một số bệnh vặt dễ dàng, như sau:
- Trị cảm mạo, nhức đầu, nghẹt mũi: Chuẩn bị 30g hành trắng, 10g gừng tươi, 20g tía tô. Đem những nguyên liệu trên đi sơ chế sạch rồi sắc uống.
- Chữa phong hàn: Hành lá 10g, lá tía tô 10g đem đi thái nhỏ, lòng đỏ trứng 2 quả. Nấu cháo trắng rồi cho hành hoa và tía tô, trứng vào đánh đều lên, ăn khi cháo còn nóng. Bài thuốc này có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi.
Hành là gia vị của rất nhiều món ăn ngon.
- Chữa đau thần kinh sườn: Củ hành tươi 100g, gừng sống 2 củ, củ cải trắng 2 miếng. Tất cả giã nát, sao nóng bọc vào túi vải hơ nóng đắp vào chỗ đau.
- Trị bí tiểu tiện: Đem 4 khóm hành đi giã nát, sao nóng, chườm ở bụng dưới hễ nguội thay gói khác là thông ngay, ngoài ra bạn cũng nên kết hợp điều trị bằng việc uống nước râu ngô.
Cháo hành là thực phẩm trị phong hàn.
Lưu ý: Hành có tính phát tán, không nên dùng quá nhiều kẻo hại mắt. Không ăn hành với đường, mật, thịt chó.
2. Củ gừng
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, trong Đông y gừng tươi còn có tên gọi là Sinh Khương, có vị cay, tính ấm. Có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Các cách sử dụng gừng để trị bệnh mùa đông như sau:
- Chữa cảm nóng, cảm lạnh, cảm gió hoặc sốt: Dùng 7 lát gừng tươi, 7 củ hành, một bát nước sắc, uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.
- Trị cảm, ho, khó thở: 7 lát gừng tươi, một thìa trà tầu, một quả chanh tươi, một thìa rượu mạnh, một thìa mật ong sắc uống.
Video đang HOT
- Đau bụng, trướng bụng: Gừng tươi sắc nước uống.
- Trị sốt rét, ho có đờm: Gừng nướng kỹ, gọt sạch, thái nuốt, ngậm nuốt nước.
- Gừng tươi giã đắp chữa chấn thương, đau ngực.
Để tránh bị gió độc khi đi làm sáng sớm, lương y Sáng khuyên trước khi ra ngoài nên dùng gừng một miếng, nhai ngậm nuốt dần.
Từ gừng, bạn có thể chế biến biết bao thực phẩm hấp dẫn.
Lưu ý: Không nên gọt vỏ củ gừng mà chỉ nên rửa sạch dưới nước kẻo làm mất tác dụng quý báu của nó. Người bị huyết áp cao, phụ nữ đang mang thai, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, người nóng trong… không nên dùng nhiều gừng.
3. Củ tỏi
Theo Đông y tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế. Đông y sử dụng tỏi làm thuốc theo những cách sau:
Đông y sử dụng tỏi làm thuốc theo nhiều cách.
- Tránh cảm mạo, cảm cúm: Giã tỏi vắt lấy nước cốt, pha thêm nước sôi để nguội, tỷ lệ bằng nhau. Dùng dịch tỏi này nhỏ mũi.
- Trị cảm lạnh, ho, viêm họng, sổ mũi, ho hen: Giã tỏi nát rồi sau đó xoa ngực cho nóng lên. Ngày làm 2-3 lần.
- Điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang: Giã tỏi vắt lấy nước cốt trộn với dầu vừng hoặc mật ong nửa nọ, nửa kia, rửa mũi bằng nước muối, lau sạch, lấy bông thấm thuốc nhét vào mũi.
- Trị ho lâu ngày, viêm khí quản mạn: Lấy 500g tỏi bóc vỏ rồi sau đó cho 50g muối để muối tỏi. Sau 3 ngày lấy ra hong khô, ngâm với giấm ăn, cho một ít đường, ngâm 2-3 ngày thì ăn được. Sáng sớm và tối trước khi đi ngủ ăn 1-2 tép tỏi và uống một ít giấm tỏi. Ăn 15 ngày nghỉ 3 ngày lại ăn tiếp để điều trị bệnh.
- Chữa viêm khớp, đau khớp: Đem lượng tỏi vừa đủ và lá lốt đun sôi để xông. Sau đó ngâm khớp tay chân đau. Nếu đau lưng, đầu gối thì lấy khăn nhúng nước thuốc nóng để chườm. Ngày làm 2 lần sáng và tối.
Tỏi cũng là một gia vị thơm ngon.
Lưu ý: Người bệnh gan, bị huyết áp thấp, bệnh nhân tiêu chảy… không nên dùng tỏi.
Tìm hiểu phương pháp điều trị và ngăn ngừa tình trạng khô mắt vào mùa đông
Tình trạng khô mắt vào mùa đông xuất hiện rất nhiều. Những thay đổi theo mùa như độ ẩm trong nhà, gió, thời tiết hanh, khô đều có thể dẫn đến tình trạng khô mắt và khiến mắt khó chịu.
Thực tế, con người không thể thay đổi thời tiết. Vì vậy, bạn chỉ có tìm cách thích nghi với sự thay đổi của thời tiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Tìm hiểu các phương pháp điều trị cũng như biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt vào mùa đông hiệu quả qua bài viết dưới đây!
1. Điều trị khô mắt vào mùa đông bằng cách nào?
Có nhiều biện pháp có tác dụng có thể hỗ trợ và điều trị triệu chứng khô mắt vào mùa đông hiệu quả cũng như đem lại kết quả tốt nhất. Một vài biện pháp điều trị khô mắt dưới đây:
1.1. Sử dụng nước mắt nhân tạo
Sử dụng nước mắt nhân tạo được xem là một phương pháp có tác dụng hiệu quả trong việc phục hồi độ ẩm tự nhiên cho đôi mắt. Ngoài ra, biện pháp sử dụng nước mắt nhân tạo không cần kê đơn và hầu hết tại các hiệu thuốc đều có bán. Tuy nhiên, nếu bạn đeo kính áp tròng cần lựa chọn loại nước mắt nhân tạo phù hợp.
Lưu ý, khi sử dụng nước mắt nhân tạo, chỉ dùng tối đa 6 lần trong 1 ngày. Cần đọc kỹ nhãn thuốc nhỏ mắt và nếu trong thuốc nhỏ mắt có chứa chất bảo quản thì việc bôi thuốc thường xuyên hơn cũng có thể gây tình trạng kích ứng mắt.
Một vài trường hợp cảm thấy cần sử dụng nước mắt nhân tạo nhiều hơn 6 lần một ngày, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ về phương pháp điều trị theo toa cho bệnh khô mắt của mình.
Sử dụng nước mắt nhân tạo có tác dụng hiệu quả trong việc phục hồi độ ẩm tự nhiên cho đôi mắt - Ảnh health.clevelandclinic
1.2. Điều trị khô mắt bằng thuốc mỡ tra mắt
Sử dụng thuốc mỡ tra mắt không kê đơn cũng đem lại tác dụng điều trị khô mắt hiệu quả. Bạn có thể sử dụng bằng cách thoa chúng lên hàng mi dưới dưới bên trong mắt. Chỉ nên bôi thuốc mỡ tra mắt trước khi đi ngủ vì chúng dày hơn vì nếu bôi thuốc mỡ tra mắt ban ngày có thể làm mờ và giảm tầm nhìn của bạn.
Những loại thuốc mỡ tra mắt đều được bày bán ở hiệu thuốc, bạn có thể hỏi rõ hơn với người bán hàng trước khi mua.
1.3. Máy tạo ẩm trong nhà
Máy tạo ẩm trong nhà có tác dụng đem lại hiệu quả trong việc bảo vệ mắt vào mùa đông. Sử dụng máy tạo ẩm trong nhà có tác dụng khôi phục một số độ ẩm trong không khí vào mùa đông lạnh.
Ngoài ra, máy tạo độ ẩm trong nhà còn giúp thu hút nấm mốc và vi khuẩn một cách tự nhiên. Điều này cũng có thể biến máy tạo độ ẩm hữu ích thành nơi sinh sôi bệnh tật. Do đó, khi sử dụng máy tạo ẩm cần làm sạch máy thường xuyên.
Chú ý nếu sử dụng máy tạo độ ẩm cần tránh xa trẻ nhỏ vì máy được làm nóng và có khả năng gây thương tích, bỏng cho trẻ nếu vô tình chạm vào, rơi hoặc với tay tới máy. Nên đảm bảo máy được đặt ở một vị trí an toàn trong nhà.
Máy tạo ẩm trong nhà có tác dụng đem lại hiệu quả trong việc bảo vệ mắt vào mùa đông - Ảnh kellysthoughtsonthings
1.4. Sử dụng gạc ấm
Khi mắt bị khô vào mùa đông, sử dụng gạc để chườm ấm có tác dụng giúp giảm đỏ, khó chịu. Nhúng khăn vào nước ấm sau đó đắp lên mắt bị khô khoảng 10 phút có tác dụng làm dịu mắt và giúp mắt nghỉ ngơi.
2. Ngăn ngừa khô mắt vào mùa đông
Tình trạng khô mắt vào mùa đông xảy ra thường xuyên. Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng một số biện pháp như:
- Hạn chế tối đa việc sử dụng máy sấy tóc, đặc biệt khi để máy sấy thổi trực tiếp vào mắt gây hại cho mắt.
- Nên giữ nhà mát mẻ và giảm sử dụng máy sưởi làm ấm trong mùa đông khi không thật sự cần thiết.
- Bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm chứa axit béo omega-3 vào chế độ ăn uống. Có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng nếu cần thiết. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng.
- Đeo kính khi ra ngoài, kính có tác dụng bảo vệ mắt khỏi bị gió làm khô mắt vào mùa đông.
- Thuốc kháng histamine có thể gây ra tình trạng khô mắt. Vì thế, nếu mắc cảm lạnh, cần sử dụng thuốc thì bạn nên sử dụng thêm thuốc nhỏ mắt để tránh khô mắt.
Nếu gặp phải một số tình trạng nghiêm trọng hơn khi bị khô mắt thì nên sử dụng thuốc để chữa bệnh khô mắt và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nếu gặp phải một số tình trạng nghiêm trọng hơn khi bị khô mắt vào mùa đông thì nên sử dụng thuốc để chữa bệnh khô mắt và tham khảo ý kiến của bác sĩ - Ảnh vspdirect
Khi nào khô mắt vào mùa đông cần gặp bác sĩ?
Thực tế, những trường hợp bị khô mắt thỉnh thoảng do thay đổi thời tiết thông thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn có thể nhận ra sự thay đổi rõ rệt ở bên ngoài hoặc trong phòng quá nóng chứng tỏ tình trạng khô mắt đang xảy ra nghiêm trọng.
Đối với những trường hợp sử dụng các phương pháp điều trị và phòng ngừa khô mắt nhưng triệu chứng khô mắt vào mùa đông không tuyên giảm, cải thiện thì bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám.
Ngoài ra, còn nhiều tình trạng bệnh lý tiềm ẩn có thể gây ra tình trạng khô mắt như:
- Hội chứng Sjogren
- Rối loạn chức năng tuyến meibomian
- Thiếu vitamin A
- Nhiễm trùng mắt
Sau khi thăm khám và kiểm tra bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ mạnh hơn. Một vài trường hợp nặng bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp can thiệp để khôi phục độ ẩm cho mắt.
Khô mắt vào mùa đông không phải là tình trạng hiếm gặp, đối với nhiệt độ lạnh, gió, độ ẩm thấp và sử dụng hệ thống sưởi trong nhà có thể gây ra tình trạng khô mắt.
Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng nếu bị khô mắt vì hầu hết các triệu chứng này đều có thể giải quyết bằng các phương pháp điều trị tại nhà để phục hồi độ ẩm cho mắt.
11 quy tắc ăn uống giúp bạn giữ sức khỏe vào mùa đông Thời tiết lạnh giá dễ khiến ta ngại vận động, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số mẹo ăn uống đơn giản giúp bạn giữ sức khỏe vào mùa đông. Bổ sung vitamin C: Vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C như cam,...