Một người cần bao nhiêu vitamin B6 mỗi ngày?
Theo NIH, tùy vào độ tuổi, giới tính, mỗi người sẽ cần lượng vitamin B6 khác nhau.
Vitamin B6 (có nhiều trong yến mạch, thịt gà, đậu nành, đậu phộng, cải bó xôi…) là một trong 8 loại vitamin B, có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, thúc đẩy chức năng não, duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và ngừa bệnh thiếu máu…, theo Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH).
Thực phẩm cung cấp vitamin B6 – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, vitamin B6 lại dễ hòa tan trong nước nên thường bị đào thải khỏi cơ thể và mất mát trong quá trình sơ chế thực phẩm. Do đó, mọi người cần lưu ý bổ sung loại vitamin này hằng ngày thông qua chế độ ăn uống.
Theo NIH, tùy vào độ tuổi, giới tính, mỗi người sẽ cần lượng vitamin B6 khác nhau.
Trẻ từ 0 – 1 tuổi, cần khoảng 0,1 – 0,3 mg/ngày;
Trẻ từ 1 – 8 tuổi, cần khoảng 0,5 – 0,6 mg/ngày;
Video đang HOT
Trẻ từ 9 – 13 tuổi, cần khoảng 1 mg/ngày;
Nữ từ 14 – 18 tuổi, cần khoảng 1,2 mg/ngày;
Nam từ 14 – 50 tuổi, cần khoảng 1,3 mg/ngày;
Nữ từ 19 – 50 tuổi, cần khoảng 1,3 mg/ngày;
Nữ trên 50 tuổi, cần khoảng 1,5 mg/ngày;
Nam trên 50 tuổi, cần khoảng 1,7 mg/ngày;
Đặc biệt, phụ nữ trong thai kỳ hay đang cho con bú, cần từ 1,9 – 2 mg/ngày.
Vì sao ăn khoai lang tốt cho sức khỏe hơn khoai tây?
Khoai lang và khoai tây là hai thực phẩm được rất nhiều gia đình sử dụng. Dù cùng họ khoai nhưng tác dụng của khoai tây và khoai lang khác nhau.
Giá trị dinh dưỡng
Theo TS Phạm Việt Hoàng - nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội, khoai có nhiều công dụng trong cuộc sống, không chỉ đơn giản là thực phẩm mà nó còn có thể trở thành thuốc.
BS Hoàng cho biết thành phần dinh dưỡng của khoai tây và khoai lang đều giàu chất dinh dưỡng như nhau; đều là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, song so với khoai tây, khoai lang nói chung tốt cho sức khỏe hơn.
Trong một củ khoai bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau. Cả hai có hàm lượng calo, carbohydrate và protein tương đương nhau, đều là nguồn cung cấp vitamin B6, các chất như magie và kali dồi dào, khoai cũng là thực phẩm chứa tinh bột và khác với loại tinh bột thông thường. Tinh bột của khoai chuyển hóa chậm hơn các loại tinh bột từ ngũ cốc như cơm, bún, phở.
Đối với khoai tây, bác sĩ Hoàng cho biết, rất giàu carbohydrate và hàm lượng protein cao. Nhiều người lo ngại ăn nhiều khoai tây sẽ tăng cholesterol trong máu. Tuy nhiên, bác sĩ Hoàng cho rằng khoai tây không chứa cholesteron nhưng cách chế biến của người đầu bếp vô tình "bổ sung" cholesterol vào khoai tây.
Ví dụ như khoai tây chiên, nếu thường xuyên ăn khoai tây chiên là tăng cholesterol sẽ không tốt cho sức khỏe. Cholesterol là loại chất béo cần thiết cho sự phát triển các tế bào khỏe mạnh nhưng quá nhiều cholesterol lại có thể gây xơ vữa động mạch, đau tim... Nên ăn khoai tây luộc, nướng hoặc nghiền thông thường thay vì chiên rán nhiều.
Ảnh khoai lang và khoai tây có tác dụng với sức khỏe.
Khoai lang tốt hơn khoai tây, vì sao?
Bác sĩ Hoàng cho biết lợi ích sức khỏe của khoai lang đã được nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại chỉ ra.
Trong khoai lang chứa loại protein độc đáo có khả năng chống oxy hóa (antioxidant) đáng kể. Nghiên cứu cho thấy các protein có khoảng 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione - một trong những sản phẩm quan trọng của cơ thể có vai trò trong việc tạo các chất chống oxy hóa trong cơ thể. Mặc dù còn cần nhiều nghiên cứu trong tương lai nhưng những protein này đã giúp giải thích về những đặc tính chữa bệnh của khoai lang.
Khoai lang có chỉ số đường huyết thấp hơn. Đối với người béo phì, người bị bệnh rối loạn chuyển hóa thì việc ăn khoai lang rất tốt. Theo thang điểm từ 0 đến 100 đánh giá mức độ nhanh chóng chuyển hóa của một loại thực phẩm sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn tăng lên.
Khoai tây chuyển hóa thành đường trong cơ thể nhanh hơn khoai lang vì vậy nếu ăn nhiều khoai tây sẽ dẫn tới dư đường và lượng đường chuyển hóa thành mỡ tích tụ trong cơ thể. Khoai lang chuyển hóa đường chậm hơn khoai tây. Sự chuyển hóa chậm này giúp cơ thể tránh được quá trình tạo mỡ hơn.
Mặc dù có vị ngọt, nhưng khoai lang trên thực tế là thức ăn tốt cho những người bệnh đái tháo đường, các nghiên cứu cho thấy nó hỗ trợ cho sự ổn định nồng độ đường trong máu và làm giảm sức kháng insulin.
Lượng đường huyết của khoai tây khoảng 70 mg nhưng của khoai lang chỉ có 63 mg. BS Hoàng cho biết nếu ăn khoai lang thì đường huyết thấp hơn có thể giúp giảm lượng đường trong máu và kiểm soát cân nặng. Chính vì vậy, trong các thực đơn ăn uống lành mạnh các chuyên gia đều khuyên người ăn nên thay thế tinh bột của cơm, cháo, xôi chuyển sang tinh bột bằng khoai lang để giúp quá trình chuyển hóa bột đường chậm hơn, phòng được đái tháo đường, béo phì.
Hạn chế của khoai lang, bác sĩ Hoàng cho biết, khi ăn khoai lang người ăn thường cảm thấy nóng ruột, cảm giác nóng ở cổ họng. Vì thế, khi ăn khoai lang cũng không nên ăn nhiều. Những người thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.
Ăn gì để cảm thấy hạnh phúc? Một số loại thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng thông qua việc cung cấp chất dinh dưỡng và thúc đẩy các chất khiến não cảm thấy tốt hơn, theo trang tin Insider. Nấm sữa kefir - SHUTTERSTOCK Sau đây là 5 loại thực phẩm sẽ giúp ích khi bạn... "không được vui cho lắm". 1. A xít béo omega-3 Chuyên gia Lisa...