6 loại vitamin cần bổ sung cho thời kỳ mãn kinh
Khi bước vào giai đoạn mãn kinh , người phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi , căng thẳng , mất tự tin. Việc bổ sung vitamin đúng cách sẽ giúp họ bước qua thời kỳ này một cách dễ dàng.
Phụ nữ tuổi mãn kinh nên bổ sung Vitamin A
Ảnh minh họa
Trong thời kỳ tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều, có thể kèm theo đau bụng, chuột rút. Vitamin A giúp giữ lớp niêm mạc tử cung khỏe hơn để kích thích quá trình đào thải máu kinh nguyệt ra ngoài. Một số nghiên cứu cũng cho thấy những phụ nữ sau khi uống vitamin A đã giảm đau bụng khi đến tháng.
Vitamin này được tìm thấy trong pho mát, trứng và sữa chua…
Phụ nữ mãn kinh nên bổ sung Vitamin B-6
Ảnh minh họa
Thời kì mãn kinh, phụ nữ rất dễ gặp các rối loạn tâm trạng, đặc biệt là trầm cảm . Điều này xảy ra thường là do mức độ serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm truyền tín hiệu của não sang các bộ phận khác của cơ thể) dao động. Uống vitamin B-6 trong và sau mãn kinh có thể làm giảm các triệu chứng gây ra bởi mức serotonin thấp, bởi vitamin B-6 còn gọi là pyridoxine, có khả năng làm tăng mức độ serotonin trong não.
Bổ sung Vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B có nhiều vai trò quan trọng với cơ thể, đặc biệt là giúp kích thích dòng máu khỏe mạnh. Để ngăn ngừa rối loạn kinh nguyệt, vitamin B6 , B9, và B12 sẽ mang lại hiệu quả.
Ảnh minh họa
Vitamin B6 được tìm thấy trong cá, rau, và ngũ cốc, giúp khôi phục sự mất cân bằng hormone và giúp điều chỉnh sự lưu thông máu. Vitamin B9 hoặc acid folic làm giảm đau bụng kinh, kết hợp với vitamin B12 sẽ tăng chức năng của các tế bào máu. Vitamin B12 là một trong những vitamin quan trọng nhất trong cơ thể chống lại sự mệt mỏi , sản xuất hồng cầu. Vitamin B12 được tìm thấy trong pho mát, sữa và cá.
Tuổi mãn kinh nên bổ sung Vitamin D và Canxi
Vitamin D và canxi thường đi đôi với nhau vì vitamin D cần thiết cho sự hấp thu tối ưu canxi.
Ảnh minh họa
Canxi có xu hướng giảm dần theo độ tuổi. Thiếu vitamin D làm tăng guy cơ gãy xương, đau xương và loãng xương. Phụ nữ tiếp cận và trong thời kỳ mãn kinh đặc biệt dễ bị mất mật độ xương. Thực tế, phụ nữ có thể mất tới 20% mật độ xương trong vòng 5 đến 7 năm sau khi mãn kinh. Răng cũng có thể bị đau trong thời kỳ mãn kinh. Vì thế việc bổ sung canxi đặc biệt quan trọng ở phụ nữ sau mãn kinh.
Phụ nữ trong độ tuổi từ 19 đến 50 nên nhắm đến 15 mcg (600 IU) vitamin D mỗi ngày; phụ nữ trên 50 nên bổ sung 20 mcg (800 IU). RDA cho canxi cho phụ nữ trưởng thành là 700mg một ngày.
Tuổi mãn kinh nên bổ sung Vitamin E
Ảnh minh họa
Vitamin E giúp giảm thiểu các cơn đau bụng kinh, chuột rút cơ bắp trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đây cũng là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào gây hại và tăng cường hệ miễn dịch.
Vitamin E được tìm thấy trong dầu thực vật, ngũ cốc nguyên hạt và trứng.
Bổ sung Vitamin K
Thiếu vitamin K có thể gây ra máu kinh nguyệt nhiều và bất thường trong suốt thời kỳ tiền mãn kinh. Bổ sung vitamin K có tác dụng làm giảm lượng máu kinh, giảm thiểu sự xuất hiện của các cục máu đông trong kinh nguyệt. Vitamin K có nhiều trong rau xanh.
Hơn 20.000 phụ nữ Việt Nam mắc ung thư vú trong năm 2020
Năm 2020, Việt Nam ghi nhận 21.555 ca mắc mới ung thư vú. Đây là bệnh đứng đầu trong nhóm ung thư phổ biến nhất ở nữ giới.
Theo thống kê từ Globocan một dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agence on Cancer Research - IACR) trực thuộc Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), 5 căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới tại Việt Nam là ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan (chiếm khoảng 59,4%). Trong đó, ung thư vú chiếm 25,8% với 21.555 ca mắc mới và 9.345 trường hợp tử vong.
Số liệu thống kê của Globocan về tỷ lệ các bệnh ung thư tại Việt Nam. (Nguồn:Sưu tầm)
So với thống kê năm 2018 của Globocan, tỷ lệ phần trăm nữ giới mắc ung thư vú tăng 5 % (năm 2018, tỷ lệ này ở mức 20,8%). Đáng chú ý, không chỉ xuất hiện ở tầng lớp trung niên, căn bệnh ung thư vú đã xuất hiện ở những phụ nữ trẻ, chưa lập gia đình.
Nguyên nhân
Một số yếu tố nguy cơ tồn tại làm tăng tỷ lệ ung thư vú của nữ giới bao gồm:
- Phụ nữ lớn tuổi (trên 50 tuổi), phụ nữ chưa có con hoặc sinh con sau 30 tuổi cũng có khả năng cao.
- Do di truyền, nếu trong nhà có mẹ hoặc chị mắc bệnh trước thời kỳ mãn kinh thì nguy cơ các cặp gen kết hợp lại với nhau gây ra ung thư vú cao hơn.
- Có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi).
- Một số nghiên cứu cho hay phụ nữ có thói quen hút thuốc, uống rượu bia trong vòng 5 năm kể từ khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt có đến 70% phát triển ung thư trước tuổi 50 cao hơn so với những người không hút.
- Phụ nữ có mô vú dày, điều trị xạ trị ở ngực trước tuổi 30, người béo phì.
- Hormone thay thế trị liệu (HRT; estrogen cộng với progesterone) làm tăng nguy cơ ung thư vú nhẹ sau 5 năm điều trị.
- Thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ một chút nếu được sử dụng trong nhiều năm.
Triệu chứng
Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Khoảng 10% bệnh nhân không bị đau, không thấy khối u hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Tuy nhiên, nếu khối u vú phát triển, bệnh nhân có thể cảm nhận được các triệu chứng sau:
- Vú bị sưng, biến dạng hay kích ứng da vùng vú hoặc vùng dưới cánh tay
- Xuất hiện khối u cứng ở vú
- Vú bị thay đổi kích thước hoặc hình dạng
- Quầng vú hoặc núm vú có sự thay đổi màu sắc hay các thay đổi khác, chẳng hạn như xuất hiện nếp nhăn hoặc đóng vảy
- Vú tiết dịch, bị thụt vào trong hoặc có cảm giác đau.
Triệu chứng rõ rệt nhất là các dấu hiệu cảm nhận được từ bên ngoài như đau, sưng,.. (Ảnh minh hoạ)
Các giai đoạn bệnh và cách điều trị
Ung thư vú chia làm 05 giai đoạn. (Ảnh minh hoạ)
- Ung thư vú giai đoạn 0 (Giai đoạn đầu): Ở giai đoạn đầu này, các tế bào ung thư vú được bác sĩ phát hiện ra trong các ống dẫn sữa. Thời điểm này, ung thư vú không xâm lấn, có nghĩa là ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ. Bệnh nhân sẽ được điều trị bệnh ung thư vú để ngăn chặn sự di căn của bệnh. Thường thì bệnh nhân chỉ cần cắt bỏ khối u và sử dụng thêm phương pháp xạ trị.
- Ung thư vú giai đoạn 1: Ở giai đoạn 1A, khối u vẫn có kích thước nhỏ từ 2cm và các hạch bạch huyết chưa bị ảnh hưởng. Còn khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 1B sẽ không chỉ có khối u ở vú mà còn tìm thấy khối u tại các hạch bạch huyết ở nách. Ở cả 2 giai đoạn này, nếu được phát hiện bệnh sớm, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp một số liệu pháp để điều trị bệnh.
- Ung thư vú giai đoạn 2: Ở giai đoạn 2, các khối u có kích thước từ 2 - 5cm và có thể chưa lây lan sang các hạch bạch huyết hoặc sang các hạch nách. Giai đoạn này được chia là 2 giai đoạn nhỏ: 2A và 2B.
Giai đoạn 2A: Chưa xuất hiện u nguyên phát và chưa đến 4 hạch bạch huyết. Kích thước khối u nhỏ hơn 2cm và chưa đến 4 hạch bạch huyết; Khối u từ 2-4cm và chưa lan tới hạch bạch huyết và hạch dưới cánh tay.
Giai đoạn 2B: Khối u đã phát triển và có kích thước từ 2 đến 4cm, đã tìm thấy các cụm tế bào ung thư trong hạch bạch huyết, từ 1-3 hạch bạch huyết ở nách hoặc gần xương ức. Cũng có những trường hợp, kích thước khối u lớn hơn 5cm và chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết.
Bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn 2 nên kết hợp các liệu pháp điều trị phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và kích thích tố sẽ đem lại khả năng thành công tốt nhất.
- Ung thư vú giai đoạn 3: Khi bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn 3, thì các khối u trong cơ thể đã lan rộng 4 - 9 hạch bạch huyết ở nách hoặc phù các hạch bạch huyết bên trong vú. Ở giai đoạn này, liệu pháp điều trị cho bệnh nhân cũng giống với giai đoạn 2. Nếu bác sĩ phát hiện ra có khối u nguyên phát lớn, thì bệnh nhân sẽ phải dùng thêm biện pháp hóa trị để làm nhỏ khối u trước khi tiến hành phẫu thuật.
- Ung thư vú giai đoạn 4 (giai đoạn cuối): Giai đoạn này được xem là giai đoạn cuối của bệnh ung thư. Tế bào ung thư đã lan rộng và di căn đến nhiều cơ quan trong cơ thể người bệnh. Ung thư vú thường di căn đến xương, não, phổi và gan. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn điều trị toàn thân tích cực, đây là phương pháp phổ biến đối với bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư vú giai đoạn cuối.
Với bệnh ung thư vú, nếu phát hiện sớm, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy, phụ nữ cần chủ động theo dõi bản thân, thường xuyên áp dụng các cách kiểm tra vùng ngực tại nhà. Nếu xuất hiện bất thường, cần đi khám ở các bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra.
Mẹo giúp xương chắc khỏe một cách tự nhiên Ngày càng có nhiều người, kể cả người trẻ, mắc bệnh loãng xương hay giòn xương. Dưới đây là những thói quen nên có để xương chắc khỏe một cách tự nhiên. Tập thể dục: Phụ nữ sau mãn kinh nên tập các bài thể dục cường độ thấp hai đến ba lần mỗi tuần. Bạn có thể chọn các bài tập như...