Mỗi ngày uống 1 cốc trà sữa trân châu, sau 8 năm, cô gái 34 tuổi được chẩn đoán ung thư buồng trứng
Do áp lực công việc và không có thời gian để ăn, một cô gái ở Đài Loan mỗi ngày uống ít nhất 1 cốc trà sữa và nhai trân châu để thư giãn. Ai ngờ, sau 8 năm duy trì thói quen này, cô bàng hoàng nhận kết quả chẩn đoán ung thư buồng trứng.
Trong thời tiết nắng nóng, các cô gái thường thích uống nước lạnh hoặc các đồ uống mát như trà sữa để giải khát và hạ nhiệt nhưng hãy cẩn thận với hàm lượng đường cao có trong trà sữa, nó không chỉ gây ra các vấn đề về béo phì mà còn dẫn đến các bệnh phụ khoa.
Mới đây, một nhân viên điều dưỡng tên Lihua (34 tuổi, Đài Loan) đã chia sẻ trong chương trình “ Sức khỏe 2.0″ câu chuyện của mình. Do chịu áp lực công việc và không có thời gian để dành cho bữa ăn một cách đều đặn, Lihua đã uống ít nhất 1 cốc trà sữa trân châu mỗi ngày để bổ sung calo, giảm bớt cơn đói, đặc biệt việc nhai trân châu giúp cô cảm thấy giảm áp lực đi rất nhiều.
Thói quen này của Lihua cứ thế kéo dài gần 8 năm. Sau đó, cô bắt đầu phát hiện ra bụng mình ngày càng to hơn và bị đau dữ dội trong một thời gian dài. Sau khi tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng.
Bác sĩ sản khoa Chen Baoren giải thích các loại đồ uống như trà sữa trân châu có hàm lượng đường cao, đường là nguồn chuyển hóa chất béo quan trọng và nội tiết tố có nguồn gốc từ chất béo. Do đó, cơ thể càng hấp thụ nhiều đường thì nội tiết tố càng được sản xuất nhiều hơn, từ đó gây nên nhiều bệnh tật khác nhau trong cơ thể nữ giới, ở trường hợp của Lihua là bệnh ung thư buồng trứng.
Triệu chứng sớm của ung thư buồng trứng không rõ ràng
Trường hợp của Lhua hay những phụ nữ bị thừa cân, vì lượng mỡ và đường trong cơ thể ảnh hưởng đến việc tiết hormone, làm tăng nguy cơ ung thư, phụ nữ béo phì (chỉ số BMI trên 30) và người có chế độ ăn uống nhiều đường nên chú ý hơn.
Ngoài nguyên nhân này, Huang Lishan, một chuyên gia về ung thư lâm sàng tại Trung tâm Ung thư toàn diện Hồng Kông cho biết nguyên nhân gây ung thư buồng vẫn chưa thực sự được biết rõ, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ trên 45 tuổi mà chưa từng sinh con có tỷ lệ rủi ro cao hơn. Bên cạnh đó, việc dùng estrogen trong thời kỳ mãn kinh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phụ khoa như ung thư buồng trứng, ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung..
Video đang HOT
Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư buồng trứng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn. Những phụ nữ đã trải qua quá trình thụ thai nhân tạo hoặc liệu pháp thay đổi hormone cũng có thể dễ bị ung thư buồng trứng hơn.
4 triệu chứng phổ biến của ung thư buồng trứng
Bác sĩ Lishan cũng nhắc nhở rằng các triệu chứng ban đầu của ung thư buồng trứng là không rõ ràng, nhưng nếu có các triệu chứng này, bạn nên cảnh giác.
- Đầy hơi thường xuyên.
- Đau ở xương chậu hoặc bụng.
- Dễ đi tiểu, đi tiểu thường xuyên.
- Khó ăn hoặc cảm thấy no nhanh.
Trước khi phụ nữ bị ung thư buồng trứng, cơ thể sẽ đưa ra 2 báo hiệu này
Đối với phụ nữ, sức khỏe của tử cung và buồng trứng là rất quan trọng. Chúng là cơ quan giúp phụ nữ sinh sản. Phụ nữ trước khi bị ung thư buồng trứng sẽ có thể nhận thấy 2 biểu hiện này ở cơ thể.
Nhiều phụ nữ cũng rất chú ý tới hoạt động của buồng trứng dựa trên việc chu kỳ kinh nguyệt có đều không, có hiện tượng gì lạ khi đến kỳ không nhưng lại thường bỏ qua việc kiểm tra xem buồng trứng có thể bị ung thư hay không. Do buồng trứng phát bệnh có tính tiềm ẩn cao, giai đoạn đầu khó chẩn đoán, tỉ lệ tử vong lớn, các ca tử vong do ung thư buồng trứng đứng đầu trong các khối u ác tính phụ khoa.
Do đó, việc kiểm tra buồng trứng, tử cung để phòng ngừa phát bệnh là việc làm rất quan trọng.
Những người dễ mắc ung thư buồng trứng nhất?
1. Phụ nữ béo phì
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh được đăng trên tạp chí Cancer, những phụ nữ thừa cân trong độ tuổi 50-71 có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những phụ nữ cùng tuổi có cân nặng bình thường đến 80%. Phụ nữ có cơ thể quá béo có khả năng gây rối loạn nội tiết, quá trình tiết estrogen diễn ra bất thường, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe buồng trứng, gây ra các bệnh về buồng trứng, thậm chí là ung thư.
2. Phụ nữ ít vận động
Theo dữ liệu liên quan, những phụ nữ thường xuyên ngồi trong thời gian dài có nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng. Chủ yếu là do không hoạt động, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe buồng trứng, gây suy gảm khả năng miễn dịch, dễ mắc các bệnh phụ khoa, nếu không kịp thời điều trị thì sẽ dẫn đến ung thư.
3. Phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai nếu lạm dụng quá nhiều có thể gây bất lợi đối với sức khỏe của phụ nữ. Nếu phụ nữ quá lạm dụng thuốc tránh thai sẽ gây rối loạn bài tiết estrogen và ảnh hưởng nghiêm trọng đến buồng trứng. Do đó, phụ nữ nên chú ý đến việc sử dụng các phương pháp tránh thai đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Trước khi bị ung thư buồng trứng, 2 bộ phận này sẽ phát tín hiệu
1. Đau bụng và vùng xương chậu
Xuất hiện những cơn đau nhói và kéo dài dai dẳng ở vùng bụng hay vùng chậu, khác với cơn đau của chứng khó tiêu. Hơn nữa, nếu phụ nữ không trong chu kỳ kinh nguyệt, thì đó có thể là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bạn sắp phải đối mặt với căn bệnh ung thư buồng trứng.
Khi các tế bào ung thư phát triển, nó có thể tác động đến các cơ quan, bộ phận khác xung quanh vùng có khối u, thường gặp nhất là vùng bụng và vùng xương chậu, từ đó gây nên triệu chứng đau bụng. Rất nhiều người nghĩ rằng đó là bệnh đường tiêu hóa, nên không chú ý, kết quả khi phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn cuối.
2. Kinh nguyệt không đều
Mặc dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kinh nguyệt không đều, và nó có mối liên hệ không thể tách rời với chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng ngoài sự khó chịu ở đường ruột, một số bệnh nhân còn xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt không đều.
Trên thực tế, đa số bệnh nhân ung thư buồng trứng kinh nguyệt cơ bản bình thường, không có dấu hiệu bất thường. Điều này cho thấy các triệu chứng ban đầu của ung thư buồng trứng và các đặc điểm có tính tiềm ẩn. Do vậy, bác sĩ nhắc nhở chị em phụ nữ, mỗi năm nhất định phải đi kiểm tra định kỳ để phòng ngừa trước khi bệnh tái phát.
Hà Vũ (dịch theo Sohu)
Theo khampha
7 loại "ung thư gia đình": Nếu trong nhà đang có người mắc thì con cái, họ hàng cần phải đi khám sớm Ung thư không phải là căn bệnh lây nhiễm qua tiếp xúc hàng ngày, thế nhưng vì yếu tố di truyền mà nhiều thành viên trong một gia đình có thể cùng mắc một loại ung thư. "Ung thư gia đình" hay còn gọi là ung thư di truyền bắt nguồn từ một gen bất thường được truyền từ thế hệ này sang...