Mẹo nấu xôi vừa thơm, vừa dẻo cho ngày Rằm tháng 7
Chỉ cần một vài mẹo nhỏ dưới đây là bạn đã có ngay món xôi thơm ngon cho mâm cỗ cúng Rằm tháng 7.
Gạo nếp quyết định 70% độ ngon của xôi. Vì vậy, bạn nên chọn loại nếp có màu trắng đục, hạt đều, căng bóng. Nhai thử vài hạt để chọn gạo có vị ngọt tự nhiên, thơm mùi lúa mới.
Xôi được nấu chín bằng hơi nước. Chính vì thế, việc ngâm gạo nếp đúng thời điểm sẽ giúp hạt xôi dẻo thơm. Tùy theo tính chất hạt gạo, bạn nên ngâm chúng với nước từ 6 đến 8 tiếng là vừa đủ. Nếu ngâm lâu hơn, hạt gạo sẽ bị chua và khi nấu sẽ bở nát mất ngon.
Lúc ngâm bạn nhớ cho thêm một ít muối. Muối sẽ giúp khử mùi và tạo hương vị đậm đà khi xôi chín tới.
- Canh nhiệt độ
Khi nấu, bạn nên chú ý đến tốc độ cháy của lửa. Bạn cho nước vào nồi nấu xôi trước, đợi khi nhiệt độ sôi tăng cao mới bắt đầu đặt chõ lên hấp. Lúc này, nên giữ nhiệt độ ổn định vì nếu tăng cao dễ khiến xôi bị cháy khét còn quá nhỏ sẽ làm xôi bị nhão.
Thời gian hấp xôi chuẩn là từ 30 đến 40 phút. Để có nồi xôi ngon đúng điệu, cứ 10 phút bạn mở nắp một lần để lau khô hơi nước trong nồi là được.
- Canh lượng nước đúng chuẩn
Xôi dẻo, khê hay sống phụ thuộc khá lớn vào phần nước. Theo đó, lượng nước đổ dưới nồi hấp chỉ nên chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi.
Cách này giúp lượng nước vừa đủ độ để làm mềm hạt xôi nhưng không quá nhão và nát gây mất thẩm mỹ. Nếu chưa biết cách thực hiện, bạn nên học hỏi mẹo này.
Theo đó, khi cho nước vào bạn nên cho vào nồi và đặt lên mặt nước một chiếc đĩa sứ, khi nồi nước có tiếng kêu lạch cạch, đó là dấu hiệu cạn nước, đáy đĩa chạm vào nồi. Lúc này, nếu xôi chưa chín, bạn cần cho thêm nước.
- Cho nếp vào nồi đúng cách
Khi nấu một nồi xôi to thường bị các lỗi cơ bản như nhão lớp giữa, khô lớp trên và khê phần đáy. Điều đó một phần do bạn để lửa không đều, phần khác đến từ việc bạn không tạo độ thông thoáng nhất định cho hạt nếp.
Để hạn chế tình trạng này, khi nấu xôi bạn hãy dùng tay bốc từng nắm gạo nếp cho vào nồi thay vì đổ cả thau vào như thông thường. Cách này giúp hạt nếp được rải đều, không bị chèn vào nhau gây “bí thở”. Chúng giúp không khí được lưu thông đều khắp nồi xôi tạo ra hơi chín tỏa khắp không gian nồi hấp.
Bạn có thể vun xôi vào giữa chõ và để hở xung quanh hoặc có thể dàn đều khắp mặt chõ rồi lấy đũa chọc 3-4 lỗ to cho lưu thông không khí.
- Thời gian xôi chín
Video đang HOT
Tùy theo từng loại gạo, bạn phải đun từ 30- 40 phút. Cứ 10 phút bạn lại mở nắp để lau khô hơi nước ở nắp nồi và đảo đều gạo để xôi chín và ráo nước. Kiểm tra bằng cách lấy hạt gạo lên miết thử, nếu mềm và dẻo là xôi đã chín.
- Chữa xôi bị khô, sống
Bạn vẩy thêm nước lên mặt xôi sau đó phủ một chiếc khăn đã nhúng đẫm nước lên, đậy nắp kín và tiếp tục hấp chín. Tiếp tục vẩy thêm nước nếu xôi vẫn còn sống.
- Tạo màu cho xôi
Các món xôi màu xanh, màu vàng, màu tím được tạo màu từ các nguyên liệu tự nhiên như màu xanh của lá dứa, màu vàng của nghệ, màu tím của nếp cẩm… Để xôi có màu sắc đẹp, bạn giã các loại lá, củ, vắt lấy nước và ngâm cùng gạo nếp từ 6-8 giờ.
- Lưu ý khi nấu xôi đỗ
Khi nấu xôi với các loại đỗ xanh, đỗ đen… bạn cần ngâm đỗ trước 6 giờ để đỗ nở. Trước khi nấu, cho đỗ vào gạo, xóc nhiều lần nhằm trộn đều để giúp xôi tơi và không nát.
Theo Doisongphapluat
Cúng rằm tháng 7: Lễ vật và văn khấn cúng chuẩn nhất
Cúng rằm tháng 7 là quan niệm dân gian lâu đời tại Việt Nam. Dưới đây là lễ vật và văn khấn cúng Rằm tháng 7 chuẩn nhất.
Mâm cỗ cúng cô hồn rằm tháng 7
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam cho rằng, tháng 7 Âm lịch cũng là thời điểm mà Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan (cửa địa ngục) để ma quỷ được tự do trở về dương thế.
Chính vì vậy, vào ngày rằm tháng 7, nhiều gia đình thường cúng chúng sinh (cô hồn) bằng cháo loãng, gạo, bỏng, muối... để siêu sinh cho những linh hồn không nơi nương tựa ấy về cảnh giới an lành.
Việc cúng cô hồn vào rằm tháng 7 mang tính nhân văn cao trong văn hoá Việt Nam. Hành động này cũng như quan niệm ngày xá tội vong nhân là dù con người gây ra những tội ác gì cũng có 1 ngày xá tội để đỡ chịu đau đớn, khổ cực.
Lễ vật cúng rằm tháng 7
Mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 chỉ nên chuẩn bị các món đồ chay để các cô hồn không phát sinh lòng tham. Một mâm lễ cúng cô hồn điển hình gồm có:
- Quần áo chúng sinh được gỡ ra thành từng món, rải xuống dưới mâm, một ít tiền vàng cũng làm như vậy
- Vài chén cháo trắng loãng, cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), - Bỏng gạo và các loại, ngô, khoai,sắn luộc rồi cắt thành khúc nhỏ...
- Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm)
- Bánh, kẹo
- Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.
Một lưu ý nhỏ cho bạn là khi cúng cô hồn phải đặt lễ cúng trước cửa nhà (hay cửa hàng, nơi đang buôn bán)
Văn khấn cúng rằm tháng 7 Âm lịch đầy đủ nhất
Dưới đây là bài văn khấn cúng cô hồn, chúng sinh theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin).
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương
Con lạy Đức Phật Di Đà
Con lạy Bồ Tát Quan Âm
Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo - A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng - che làn heo may
Cô hồn năm bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hòa hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hóa kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:....................................
Vợ/Chồng:..............................
Con trai:.................................
Con gái:..................................
Ngụ tại:...................................
Lưu ý: Thời gian cúng cô hồn nên vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc ngày rằm tháng 7 (15/7) và phải cúng ngoài trời. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7.
Tuy nhiên, một số quan niệm cho rằng, thời gian cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất là từ mùng 2 đến 14/7 (Âm lịch), vì ngày 15/7 Diêm Vương sẽ đóng cửa ngục lại, linh hồn nào không về kịp, sẽ vất vưởng trên nhân gian.
Theo Đời sống
Chuyên gia văn hóa gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 Tuỳ mỗi gia đình có thể cúng rằm tháng 7 bằng cách cúng chay hoặc cúng mặn theo gợi ý dưới đây. Nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Nguyễn Đức Hiển, Viện nghiên cứu Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho biết, nguồn gốc của ngày rằm tháng 7, lễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ sự tích về Bồ tát...