Loại cá “đại gia” giá 500.000 đồng/kg, rất ngon và hiếm, là đặc sản Nam Bộ
Đây là một loài cá rất nổi tiếng của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ, có hương vị thơm ngon và vô cùng bổ dưỡng. Thế nhưng đi kèm với đó là mức giá khá đắt đỏ không phải ai cũng có điều kiện thưởng thức.
Nếu bạn có dịp ghé thăm các tỉnh thành miền Nam nước ta, chắc hẳn bạn cũng biết rằng loại thủy hải sản chủ lực ở đây chính là giống cá Tra, cá Basa. Hiện chúng đã được xuất khẩu tới rất nhiều quốc gia trên thế giới, mang lại lợi nhuận kinh tế khổng lồ cho bà con địa phương.
Tuy nhiên chắc nhiều người không biết rằng vẫn còn có một loài cá cũng thuộc họ cá Tra nhưng về độ hot thì không hề kém cạnh so với cá Tra truyền thống. Thậm chí hương vị của nó còn thơm ngon và sản lượng khan hiếm hơn rất nhiều, đó chính là đặc sản cá dứa nức tiếng của miền Tây Nam Bộ.
Cá dứa có tên khoa học là Pangasius kunyit, là loài cá thuộc họ cá Tra, dân gian thường gọi chúng với cái tên là cá tra bần. Cá dứa được phân bố rộng khắp khu vực châu Á, đặc biệt là tại lưu vực sông Mê Kông hoặc vùng nước lợ, ngoài ra chúng cũng có thể sống được trong môi trường nước ngọt.
Cá dứa bắt đầu mùa sinh sản vào tháng 4-5 âm lịch hàng năm, đến tháng 6-8 âm lịch thì sẽ đẻ trứng và tới tháng 10-12 âm lịch thì cá con sẽ đạt kích thước nhất định và tiếp tục tăng trưởng.
Theo những người nuôi cá dứa cho biết, chúng có thịt khá ngọt, mình chắc, béo ngậy, phảng phất thơm mùi dứa nhưng không hề bị tanh. Chúng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho con người như các loại chất béo có lợi, Omega 3, các vitamin A, vitamin D và vitamin E,…
Cá dứa chủ yếu được đánh bắt từ tự nhiên chứ rất ít được nuôi. Tuy nhiên do tài nguyên sông Mê Kông ngày càng sụt giảm theo mỗi năm cho nên sản lượng cá dứa đánh bắt ngày một giảm dần. Do nhu cầu tìm mua để thưởng thức tăng cao khiến giá bán của cá dứa vì thế mà tăng phi mã.
Hiện cá dứa tươi mới đánh bắt sẽ có mức giá dao động khoảng từ 300.000 đến 500.000 đồng/kg. Đối với cá dứa phơi khô một nắng sẽ có mức giá gấp đôi. Thậm chí có thời điểm khan hiếm cá dứa khiến cho giá bán lên tới gần 1 triệu đồng/kg.
Video đang HOT
Chính vì sản lượng cá dứa tự nhiên ngày một ít dần, thế nên nhiều hộ gia đình đã tiến hành nuôi dưỡng để bán ra thị trường. Mức giá đối với cá dứa nuôi chỉ rẻ bằng một nửa cá dứa tự nhiên, dao động trong khoảng từ 150.000 đến 300.000 đồng/kg cá tươi mà thôi.
Do có giá trị cao, cộng với hình dáng gần giống với cá Tra thông thường cho nên nhiều người dễ bị nhầm lẫn và bị mua phải cá Tra chứ không phải là cá dứa. Vậy nên người mua hàng cần biết cách để phân biệt 2 giống cá này với nhau.
Ví dụ như cá dứa có phần đầu gồ ghề, to và có một lỗ hõm xuống ngay ở xương sọ, trong khi cá Tra có phần đầu nhỏ, ngắn với đôi mắt to và cái miệng bị lệch. Hình dáng cá dứa thuôn dài, có sọc đen chạy dọc sống lưng, trong khi cá Tra có thân hình ngắn hơn, không có sọc đen, vây cong to và thô kệch.
Ngoài ra khi chế biến cá dứa, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chúng có rất ít xương, chỉ cần lọc bỏ xương sống là được, đồng thời không hề có hoặc có rất ít mỡ dưới da. Trong khi đó, cá Tra có nhiều xương hơn, thớ thịt nhỏ, bụng nhiều mỡ và ăn không ngọt như cá dứa.
Cá dứa có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn cực kỳ ngon miệng và bổ dưỡng. Điển hình nhất có thể kể tới đó là món cá dứa kho tộ, cá dứa nấu canh chua, cá dứa kho thơm,… Những món từ loài cá này sẽ khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi.
Món ngon mỗi ngày: Cách làm món cá phèn kho tóp mỡ béo ngậy, ngon khó cưỡng
Món cá phèn kho tóp mỡ dậy mùi thơm hấp dẫn, hương vị mặn mặn đặc trưng của nước mắm, ngọt vừa phải cùng với một chút cay đầu lưỡi của tiêu và ớt.
Thịt cá phèn mềm, ít xương ăn chung với tóp mỡ giòn rượm cực kỳ bắt cơm.
Nguyên liệu làm món cá phèn kho tóp mỡ
200gr cá phèn (chọn những con cá phèn có mắt trong suốt, hơi lồi, mang cá hồng tươi, phần thịt cá có độ cứng và đàn hồi nhất định)
500gr mỡ gáy heo
Hành tím, ớt, hành lá, tiêu xanh, ngò rí
Gia vị: Nước màu, đường, hạt nêm, bột ngọt, muối, nước mắm, dầu hào, tiêu
(Ảnh: Internet)
Cách làm món cá phèn kho tóp mỡ
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cá phèn sau khi mua về thì làm sạch ruột, cắt bỏ đầu cá, cạo vảy và rửa với nước sạch. Để khử mùi tanh của cá phèn, có thể ngâm cá với nước muối pha loãng trong 10 phút và rửa sạch rồi để ráo.
Đối với mỡ heo thì rửa sạch với nước từ 2 - 3 lần và để ráo. Sau đó dùng dao cắt mỡ heo thành từng miếng nhỏ để tạo hình cho tóp mỡ vừa ăn. Hành tím thì thái lát mỏng, hành lá cắt nhỏ và lặt ngò rí.
(Ảnh: Internet)
Bước 2: Ướp cá phèn
Cho cá phèn vào một cái tô nhỏ và lần lượt cho vào tô 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1/4 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1/4 muỗng canh nước màu, 2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê dầu hào, sau đó trộn đều hỗn hợp và ướp trong vòng 25 phút.
(Ảnh: Internet)
Bước 3: Thắng tóp mỡ
Mỡ heo sau khi đã xắt thành từng miếng vuông nhỏ vừa ăn thì bắc lên bếp một cái chảo. Tiếp theo là cho phần mỡ heo vào chảo cho đến khi phần nước mỡ heo ra nhiều và tóp mỡ đã vàng giòn là được. Cuối cùng là vớt phần tóp mỡ ra cho vào chén.
(Ảnh: Internet)
Bước 4: Kho cá phèn
Bắc lên bếp một cái nồi đất hoặc có thể dùng nồi inox và cho vào nồi một ít nước mỡ heo từ chảo tóp mỡ đã thắng. Khi mỡ đã nóng cho hành tím vào phi cho vàng giòn và thơm. Tiếp theo cho cá phèn vào nồi và đậy nắp lại trong vòng 1 phút với lửa lớn.
Sau 1 phút thì cho thêm khoảng 100ml - 200ml nước vào nồi và tiếp tục trở cá, để lửa vừa cũng như kiểm tra thường xuyên để tránh bị cháy. Sau khoảng 2 phút thì bạn cho tóp mỡ vào. Tiếp theo có thể trang trí ớt, tiêu, hành lá cắt nhỏ, đầu hành lá, tiêu xanh và ngò rí vào nồi là xong. Cuối cùng là tắt bếp và dọn lên mâm để thưởng thức.
(Ảnh: Internet)
Bước 5: Thành phẩm
Món cá phèn kho tóp mỡ dậy mùi thơm hấp dẫn, hương vị mặn mặn đặc trưng của nước mắm, ngọt vừa phải cùng với một chút cay đầu lưỡi của tiêu và ớt.
Thịt cá phèn mềm, ít xương ăn chung với tóp mỡ giòn rượm cực kỳ bắt cơm.
(Ảnh: Internet)
Rau dại được ví như sâm đất, nấu với loài bé tí ti được món ngon "tứa nước miếng", tiếc là ít người biết Mặc dù là cây mọc dại ven đường nhưng đem rau này nấu canh hoặc ăn sống đều ngon hết ý. Cây dại nhắc tới là cây me đất. Loại này ngày xưa mọc bờ mọc bụi nay được trồng nhiều tại các khoảng đất trống trong công viên hoặc các khu dân cư, khu nghỉ dưỡng để phủ xanh và làm cảnh....