Ít ngờ đặc sản Côn Đảo lại là… kem!
Điều khiến mọi người tò mò hơn là các xe đẩy bán kem dừa đậu trên vỉa hè ở Côn Đảo có giá cao hơn trong quán sang mà vẫn luôn đông khách.
Kem dừa Côn Đảo
“Đến thăm Côn Đảo quê tôi,
Kem dừa vừa béo vừa bùi khó quên”
Nhỏ bạn ngẫu hứng ngân nga khi nghe tôi nói kế hoạch sẽ đi Côn Đảo vào cuối tuần. Tôi mắt tròn mắt dẹt ngạc nhiên, vì đặc sản ở đảo phải là các món hải sản tươi sống, chứ sao lại là kem.
Cô ấy nháy mắt cười “đi đi sẽ biết”, rồi căn dặn thêm: nhớ để ý phần trình diễn của người bán kem.
Kem dừa là món phổ biến ở Côn Đảo
Dạo một vòng khu vực trung tâm chợ Côn Đảo, đập vào mắt chúng tôi là nhiều xe đẩy thô sơ và quán kem ghi “Kem dừa Côn Đảo”.
Điều khiến mọi người tò mò hơn, kem dừa được bán ở các quán có chỗ ngồi lịch sự giá chỉ có 30.000 đồng, trong khi xe đẩy vỉa hè lại là 40.000 đồng mà vẫn đông khách.
Video đang HOT
Du khách thích thú thưởng thức kem dừa
Chúng tôi chọn một xe kem trên đường Phạm Văn Đồng gọi 14 phần kem. Vì được mách trước nên tôi quan sát khá kỹ cách ông chủ làm.
Đầu tiên những trái dừa thon nhỏ đặc trưng xứ đảo, cơm dừa vừa độ dẻo, được dùng dao chẻ đôi ra. Nước dừa chắt nước ra ca lớn, đem qua bàn cùng vài cái ly nhỏ mời khách thưởng thức trong lúc chờ hoàn thành các phần kem.
Cơm dừa vừa độ dẻo
Loại dừa này không nhiều nước nhưng rất ngọt và thơm, hớp một ngụm thật là đã khát. Kế đến dùng muỗng nạo cái dừa bong lên, rồi múc từng viên kem trắng đục, mịn màng giống như miếng cái dừa nạo cho vào, cuối cùng rưới một ít sữa đặc và rắc đậu phộng rang lên.
Kem ngọt nhẹ thơm béo vị dừa, rất thanh mát không hề ngấy
Giữa trưa hè oi bức, nhìn những viên kem đặt trong nửa trái dừa bé bé xinh xinh bốc khói lạnh thơm lừng được bày ra bàn, dường như mọi giác quan đều bừng tỉnh.
Tôi vội vàng múc một ít kem nhấm nháp, kem ngọt nhẹ thơm béo vị dừa, rất thanh mát không hề ngấy, tan chảy ngay nơi đầu lưỡi. Khi ăn kem còn được nhẩn nha thưởng thức những miếng cái dừa tươi dẻo béo, chút giòn giòn thơm tho của đậu phộng rang, tất cả hòa quyện tạo cảm giác ngon một cách thuần khiết rất khó tả.
Được biết, kem dừa Côn Đảo có hương vị riêng tinh túy như vậy do khâu lựa chọn nguyên liệu và chế biến. Ngoài bột kem, sữa thì nước cốt dừa là hồn cốt của món ăn vặt dân dã này, được lấy từ những trái dừa đặc trưng ở Côn Đảo có độ khô vừa phải, dày cơm và trắng được làm thủ công, không lạm dụng hương công nghiệp .
Nếu có dịp đến Côn Đảo thưởng thức món kem dừa thơm béo này, chắn chắc thực khách sẽ bùi ngùi khó quên thật đấy.
Cuốn tôm hành - đặc sản chống ngán độc đáo ngày Tết của người dân Cố đô
Khi nhắc đến Ninh Bình, người ta thường nghĩ ngay đến một vùng đất nổi tiếng với nhiều món ăn ngon trở thành đặc sản như thịt dê, cơm cháy, xôi trứng kiến, rượu Kim Sơn...
Tuy nhiên, nếu có dịp đến Ninh Bình vào dịp Tết Nguyên đán, bạn chắc chắn sẽ phải thử qua một món ngon độc đáo của vùng đất Cố đô này, đó chính là món "cuốn tôm hành".
Món cuốn tôm hành với màu sắc bắt mắt
Chúng ta đều biết rằng Ninh Bình không chỉ nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch độc đáo mà còn hấp dẫn du khách bởi nền ẩm thực phong phú, tinh tế.
Ngoài những đặc sản mang đậm nét văn hóa của người dân đất Cố đô thì ở mỗi địa phương lại có những món ngon khác nhau, gắn bó qua bao thế hệ. Trong đó không thể không nhắc đến món cuốn tôm hành nức tiếng xa gần.
Tuy đây không phải là món ăn cao lương mĩ vị, tuy nhiên nó lại được người Ninh Bình đặc biệt yêu thích mỗi dịp tết đến xuân về.
Món ăn không thể thiếu trên mâm cơm của người dân Cố đô mỗi dịp tết đến, xuân về.
Lý do mà món ăn này xuất hiện ở hầu hết các mâm cơm ngày Tết của người Ninh Bình đó là vì nó giúp "chống ngán" vô cùng hiệu quả.
Bởi trong những ngày tết, nhiều món ăn từ mỡ, thịt, khiến chúng ta chán ngấy. Vì thế một món ăn nhiều rau sẽ giúp cho chúng ta có được những bữa ăn ngon và đưa cơm hơn rất nhiều.
"Không rõ nguồn gốc món ăn này có từ bao giờ, nhưng cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, ngoài những món ăn truyền thống thì đĩa gỏi cuốn tôm hành cũng được coi như một "đặc sản". Vừa giúp chống ngán hiệu quả mà lại làm đa dạng thêm mâm cơm của gia đình" - chị Chu Thị Thu (Nho Quan, Ninh Bình) chia sẻ.
Nguyên liệu để chế biến nên món ăn này gồm có: hành củ, chọn cây hành vừa phải, củ không quá to, lá dài; rau xà lách, rau mùi, rau răm, rau húng; thịt ba chỉ, tôm, trứng, chanh, tỏi, ớt, nước mắm...
Cách làm món ăn này cũng vô cùng đơn giản. Đầu tiên bạn luộc thịt rồi thái miếng nhỏ và dài khoảng 3cm. Tôm để rang cũng nên chọn loại tôm nhỏ vì khi cuốn sẽ kết hợp được nhiều thứ.
Đối với trứng bạn đem tráng và thái miếng dài 3cm. Hành củ thì nhúng vào nước sôi, khi nào chín hành thì vớt ra để ráo nước.
Món cuốn tôm hành ăn cùng với nước chấm chua chua cay cay...
Khi ăn, đặt củ hành dọc ra rồi cho một lá xà lách đặt ngang, chúng ta cho một cọng rau mùi, một cọng rau húng và một ngọn rau răm đặt cùng chiều với lá xà lách. Tiếp theo cho vào đó một miếng thịt, một con tôm và một miếng trứng, cuộn lá xà lách lại và gói tất cả bằng lá hành. Thế là đã có một món cuốn rất ngon và bổ mà không ngán.
Nước chấm cho món ăn này phải thơm, hơi chua, và cay, có vị hơi ngọt. Để pha nước chấm thì cần chuẩn bị quả chanh, tỏi, ớt, ít đường, ít nước đun sôi để nguội và mắm.
Đưa cả miếng cuốn vào miệng để các vị hòa trộn lẫn nhau, bạn sẽ cảm nhận được độ béo của thịt, bùi của tôm, trứng, mùi thơm của rau thơm và nhất là không thể thiếu được vị cay và thơm của rau răm, vị ngọt của hành củ, thật sự rất tuyệt.
Nếu có dịp đến với Ninh Bình, đừng nên bỏ qua cơ hội thưởng thức món ăn này, để cảm nhận sự đặc biệt của món tôm cuốn hành nơi đây.
4 món ăn đặc sản địa phương mới tại Grand Hotel Lần 8 Trong buổi giới thiệu món ăn đặc sản địa phương tại khách sạn Grand Saigon - lần 8, khách sạn Grand Saigon sẽ cho ra mắt 04 món đến từ các vùng miền: Bún rạm Quy Nhơn, Đuôi bò hầm sâm ba kích trắng An Giang, Bún cá Kiên Giang và Mì cá chẽm Rạch Giá. Từng mỗi món ăn đều được đầu...