Hôm nay nấu gì: Bữa chiều có món chính đẹp mắt, món phụ giòn ngon tươi mát nhìn là thèm
Trứng hấp vẫn thơm nức lại đẹp mắt, nộm hoa chuối tươi ngon có vị chua chua ngọt ngọt… đảm bảo cả nhà sẽ thích mê.
Gợi ý bữa cơm chiều nay sẽ có các món:
- Trứng hấp vân: 40.000đ
- Canh khoai tây nấu xương: 35.000đ
- Gỏi hoa chuối: 45.000đ
- Củ cải ngâm nước tương: 10.000đ
Tổng: 130.000đ
Chuẩn bị: 4 quả trứng, 100g giò sống, gia vị, hạt tiêu, nấm hương, mộc nhĩ, 1 củ cà rốt, bột canh…
- Trứng gà ta 4 quả nhỏ. Cho trứng ra bát, quậy đều cho tan, nêm chút gia vị, hạt tiêu. Rán thật chín trứng, chú ý nên rán chín đừng rán non khi cuộn sẽ bị rách. Rán xong bỏ ra đĩa.
- Giò sống khoảng 1 lạng trộn cùng vài cáu nấm hương, 1 chút mộc nhĩ, 1 cà rốt bé thái nhỏ, hạt tiêu, bột canh. Trải trứng đã tráng lên thớt sạch, dùng thìa phết đều hỗn hợp giò sống lên trên mặt trứng. Dùng tay cuộn lại thành cuộn tròn, bọc giấy trắng hoặc giấy nến bên ngoài, dùng dây cột lại cho khỏi bung ra. Đem hấp cách thuỷ 15 phút, bỏ lớp giấy bọc bên ngoài, thái lát mỏng là được. Món này ăn nóng sẽ ngon hơn nhé.
Nguyên liệu: – 300g khoai tây – 1 củ cà rốt to – 200g sườn – 2 nhánh hành lá – 1 mớ mùi tàu – Gia vị: bột nêm, bột canh, mì chính (tùy ý)
Khoai tây gọt vỏ, bổ miếng vừa ăn. Cà rốt gọt vỏ, dùng dao tỉa 4 rãnh cách đều nhau xung quanh thân củ để tạo hoa cà rốt, xắt cà rốt thành các miếng có độ dày 1 cm. Hành, mùi tàu rửa sạch, cắt khúc. Sườn cho vào nồi luộc sơ, vớt ra để ráo nước.
Hành củ bóc vỏ, thái lát rồi phi thơm, cho sườn vào đảo với hành, thêm ít bột canh. Sau đó đổ nước vào, đun sôi. Trong quá trình sôi, hớt bọt bẩn cho nước canh trong. Hớt bọt xong, hạ lửa, đun liu riu cho đến khi sườn mềm.
Khi sườn mềm, cho khoai tây, cà rốt vào, đun cho đến khi tất cả chín (không để chín quá, khoai và cà rốt sẽ nát). Nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Trước khi cho canh ra, vặn lửa to, thả rau mùi, hành vào, để khoảng 10 giây đến 1 phút rồi tắt bếp. Cho canh khoai tây nấu sườn ra bát rồi ăn nóng nhé!
Video đang HOT
Chuẩn bị: 1 cái bắp chuối (hoa chuối), 100g thịt ba chỉ, 100g tôm, 1 muông canh nước mắm, 2 muông canh đường, 1/2 muông canh bôt ngọt, 1/2 muông cà phê tiêu, 1 muông canh tỏi, 1/2 muông cà phê ớt băm nhuyêm, 2 muông cá canh nước côt chanh, 1 muông canh tương ớt
Hoa chuôi lây phân non bào mỏng, ngâm trong nước côt chanh đê không bị thâm đen. Bắc ít nước sôi, cho muôi vào, rôi cho thịt ba chỉ và tôm vào luôc chín, vớt ra xả ngay vào nước lạnh. Tôm lôt vỏ, bỏ chỉ đen. Thịt chỉ cắt sợi.
Hòa nước trôn: 1 muông canh nước mắm, 2 muông canh đường, 1/2 muông canh bôt ngọt, 1/2 muông cà phê tiêu, 1 muông canh tỏi, 1/2 muông cà phê ớt băm nhuyêm, 2 muông canh nước côt chanh, 1 muông canh tương ớt, trôn đêu.
Sau đó vớt phân hoa chuôi ngăm trong nước, vắt sơ cho ráo, cho vào tô, cho tât cả nguyên liêu và nước sôt vào rôi cho rau răm cắt nhỏ vào, trôn đêu. Cho ra đĩa, rắc hành tím phi vàng và mè đen lên trên.
Chuẩn bị: – 1/2 củ cải trắng (nếu mua loại nhỏ hơn thì dùng một củ), 2 thìa giấm trắng, 3 thìa nước tương nhạt (xì dầu), 20g đường phèn, 4 nhánh tỏi, 4 quả ớt (nếu không ăn được cay bạn có thể cho ớt sừng sẽ giảm được độ cay)
Rửa sạch và gọt vỏ củ cải. Cắt đôi củ cải và chia thành 4 phần (tất nhiên, bạn cũng có thể cắt thành bất kỳ hình dạng nào bạn muốn) rồi cắt củ cải thành các lát. Lưu ý đừng cắt dày quá. Cắt củ cải mỏng có thể làm cho củ cải ướp được giòn hơn và dễ nêm nếm hơn.
Cho 2-3 thìa muối vào lát củ cải, đeo bao tay và trộn đều. Sau khi ướp với muối, củ cải sẽ tiết ra nước, đổ bỏ nước. Bước này rất quan trọng, giúp củ cải sau khi ngâm ăn sẽ ngon và giòn hơn, loại bỏ được vị cay của củ cải.
Thái ớt thành những khoanh tròn, tỏi tươi và gừng tươi thái thành từng lát mỏng. Đổ củ cải đã bỏ nước muối vào thau sạch, cho tỏi, gừng và ớt (vì sợ cay có thể cho ít ớt), giấm trắng và xì dầu để làm nước sốt. Trộn đều. Bạn có thể nêm nếm và điều chỉnh gia vị sao cho vừa miệng.
Đổ đường trắng hoặc đường phèn vào, để trong tủ lạnh 3 tiếng. Lúc này cơ bản có thể lấy ra ăn được, nhưng nên để qua đêm thì sẽ ngon hơn. Màu sắc của củ cải cũng đẹp và mùi vị cũng thơm hơn. Củ cải giòn thơm, có vị chua chua của giấm, vị ngọt của đường, cay cay của ớt vô cùng hấp dẫn.
Chúc các bạn thành công!
Công thức sốt trộn nộm cực ngon, nấu 1 lần dùng cả tháng
Chị em có thể làm sốt trộn nộm này ngay từ bây giờ và cất trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần tới Tết đấy!
Mỗi dịp Tết đến, nộm (hay miền nam gọi là gỏi) là một trong những món ăn không thể thiếu trên mâm cơm, mâm cỗ của nhiều gia đình. Bạn có thể làm nộm với đủ các loại nguyên liệu, kết hợp rau củ quả cùng các loại tôm, thịt, hải sản... rất dễ dàng. Mấu chốt để có được món nộm ngon nằm ở phần nước trộn nộm với vị chua cay mặn ngọt hài hòa. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều chị em e dè với món nộm do sợ nêm nếm không chuẩn, món ăn sẽ không ngon.
Với cách làm nước sốt trộn nộm chua ngọt được thành viên Cao Giang chia sẻ trong nhóm Yêu Bếp (Esheep Kitchen Family), chị em sẽ không còn phải e dè với món nộm nữa. Với sự cho phép của chị Giang, chúng tôi xin được đăng tải lại công thức làm nước sốt trộn nộm chua ngọt chuẩn ngon. Chị em cứ thế mà làm theo, đảm bảo Tết này cả nhà ai cũng tấm tắc khen những món nộm vừa ngon vừa lành mạnh đấy!
Cách làm sốt trộn nộm chua ngọt
1. Nguyên liệu
- 220gr đường cát vàng
- 9gr muối hạt to
- 100gr nước mắm
- 20gr dấm
- 2gr mì chính
- 40gr nước cốt quất
- 5gr ớt cay và 30gr ớt ngọt tạo màu
- 20gr tỏi băm nhỏ
- 50gr dứa chín
2. Cách làm:
- Xay nhỏ hỗn hợp dứa - ớt đỏ - ớt ngọt.
- Cho hỗn hợp đã xay nhuyễn vào một chiếc nồi.
- Cân chuẩn đường, muối, nước mắm, mì chính, dấm cho tiếp vào nồi.
- Khuấy tan hỗn hợp, đun lửa nhỏ trên bếp đến khi nước mắm sôi 20 giây tắt bếp.
- Để nước mắm nguội và cho thêm tỏi băm và quất vào cuối cùng.
- Cho vào chai thủy tinh đậy kín, cất trong ngăn mát dùng cả tháng.
3. Gợi ý trộn nộm
Sốt trộn nộm chua ngọt có thể dùng để trộn các loại nộm như tai heo, chân gà, gỏi tôm, gỏi gà...
Nguyên liệu nộm chân gà:
- 150gr chân gà rút xương cắt miếng vừa ăn cho dễ trộn
- 50gr xoài xanh
- 50gr cà rốt
- 30gr hoa chuối
- 20gr bắp cải tím
- Rau kinh giới, mùi, rau răm thái vừa
- Lạc rang thơm đập dập thêm chút hành phi
- 70-80gr nước sốt đã nấu
Cách làm:
- Cho chân gà vào âu. Cho 50% nước sốt trộn chân gà ngấm đều. Cho các loại rau tiếp theo (trừ rau thơm).
- Cho sốt còn lại vào đảo nhẹ tay.
- Cuối cùng cho rau thơm và lạc.
- Ăn kèm phồng tôm hoặc bánh đa mê lắm nha!
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số loại nộm khác được chị Giang giới thiệu trong bài viết của mình:
Nộm tai heo trộn xoài xanh, dưa leo bào, bắt cải tím, hoa chuối
Nộm xoài trộn dưa leo và tôm
Chúc chị em mình thành công trổ tài ngay ngày Tết này với cách làm nước sốt trộn nộm chua ngọt này nhé!
Gợi ý 5 món nộm gỏi thanh mát, giải ngán cho những bữa cơm đầy thịt cá dịp Tết Dương lịch Hương vị thanh mát, tươi ngon của các món ăn này sẽ giúp cả nhà bớt ngán ngấy sau kỳ nghỉ lễ. GỎI RAU MÁ THỊT BÒ Nguyên liệu: - 200g rau má - 150g thịt bò mềm - 1 củ hành trắng nhỏ, 1/2 củ cà rốt, hành khô, tỏi, ớt, chanh. - Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, muối, đường, tiêu,...