Hậu quả của hội chứng ‘Covid-19 dai dẳng’
Tổ chức Y tế thế giới cho biết, khoảng 1/10 số bệnh nhân nhiễm virus corona vẫn mệt mỏi sau 12 tuần và một số người còn mất nhiều thời gian hơn mới hồi phục.
Teresa Dominguez, 55 tuổi, đang đi mua sắm hàng tuần ở gần nhà tại Collado Villalba, phía bắc Madrid, Tây Ban Nha thì chợt nhận ra bà đang lang thang không mục đích, cảm thấy lạc lõng giữa các lối đi và không biết mình cần gì.
“Màn sương tinh thần” là những gì người phụ nữ này mô tả khi nói về tình trạng mất tập trung, mệt mỏi thường trực sau khi làm những việc hàng ngày đơn giản nhất đã xảy ra với bà trong năm qua, kể từ khi bị nhiễm Covid-19 vào tháng 3/2020 và sau đó phát triển thành một hội chứng được các bác sĩ gọi là hậu Covid-19 hay “Covid-19 dai dẳng”.
“Tôi cảm thấy mình giống như người mẹ đã 91 tuổi của tôi”, Dominiguez, mẹ của 2 đứa con và là nhân viên xã hội chuyên về người khuyết tật nói. Bà đã nghỉ phép để chữa bệnh từ tháng 11/2020.
Nhiều người bị Hội chứng Hậu Covid-19. Ảnh: StatNews
Theo khảo sát gần đây của Hiệp hội Bác sĩ đa khoa và gia đình Tây Ban Nha, Covid-19 dai dẳng dường như ảnh hưởng đến sức khoẻ phụ nữ nhiều hơn. Giống như Dominiguez, những người mắc bệnh thường không thể làm những việc hàng ngày như đi mua sắm hay dọn dẹp. Với một số người, chỉ xem phim thôi cũng có thể khiến họ mệt mỏi.
Tổ chức Y tế thế giới cho biết, khoảng 1/10 số bệnh nhân nhiễm virus corona vẫn mệt mỏi sau 12 tuần và một số người còn mất nhiều thời gian hơn mới hồi phục. Hai nghiên cứu khác của Đại học Leicester (Anh) và Hiệp hội Các bệnh nhiễm trùng mới nổi và hô hấp cấp tính quốc tế cho biết, phụ nữ độ tuổi 40 và 50 có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề lâu dài sau khi nhiễm Covid-19.
Cuộc khủng hoảng khó nhận diện
Khi thế giới bước vào năm thứ hai của đại dịch Covid-19, hai cuộc khủng hoảng đang diễn ra, một có thể thấy rõ và một khó thấy hơn nhiều.
Theo báo The Economist, cuộc khủng hoảng khẩn cấp hơn và có thể nhìn thấy được xảy ra ở các nước nghèo như Ấn Độ, nơi số ca nhiễm tăng vọt đang đe doạ nhấn chìm nước này. Ấn Độ ghi nhận hơn 350.000 ca nhiễm một ngày. Nguồn cung oxy tại các bệnh viện thiếu hụt, trong khi các lò hoả táng đều quá tải.
Các triệu chứng mà những người bị “Covid-19 dai dẳng” phải hứng chịu gồm: khó thở, đau họng, mất vị giác, đau cơ, đau đầu…. Ảnh: BBC
Cuộc khủng hoảng còn lại khó thấy hơn. Đó là dịch Covid-19 dai dẳng và điều này đang xảy ra ở những quốc gia giàu có như Mỹ, Anh và Israel, các nước đã phổ biến tiêm chủng để thoát khỏi đại dịch. Hội chứng hậu Covid-19 là một tập hợp các triệu chứng ảnh hưởng tới bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, ít nhất là ba tháng sau khi khỏi Covid-19. Ba triệu chứng nổi bật là khó thở, mệt mỏi và “ sương mù não”.
Tại Anh, cứ 5 người thì có 3 người từng bị Covid-19 dai dẳng cho biết, các hoạt động thông thường của họ phần nào bị hạn chế. Ngoài ra, cứ 5 người lại có 1 người cho hay các hoạt động của họ bị hạn chế rất nhiều, điều này thường có nghĩa là họ không thể làm ngay cả việc bán thời gian, ngồi bàn giấy.
Những con số trên thật ớn lạnh. Nửa triệu người ở Anh bị Covid-19 dai dẳng quá 6 tháng. Cơ hội phục hồi hoàn toàn rất mỏng manh. Đa sốtrong độ tuổi lao động. Ở lần đếm cuối cùng, không tính đến làn sóng Covid-19 thứ hai, có 1,1% dân số Anh bị Covid-19 dai dẳng ít nhất 3 tháng, trong nhóm này gồm cả 1,5% những người trong độ tuổi lao động. Khoảng 15% dân số Anh bị nhiễm bệnh thời điểm đó.
Áp dụng tỷ lệ này cho các trường hợp Covid-19 toàn cầu – ước tính khoảng 1,2 tỷ ca cho tới giờ, có thể thấy hơn 80 triệu người đã mắc Covid-19 dai dẳng từ lâu.
Các chuyên gia cho biết cần có phòng khám chuyên chữa trị cho các bệnh nhân bị Covid-19 dai dẳng. Ảnh: FT
Tổn thất do tình trạng này gây ra vẫn chưa được thống kê, nhưng sẽ rất lớn. Viện Nghiên cứu sức khoẻ quốc gia Anh phát hiện ra rằng trong 80% số người mắc bệnh, căn bệnh này ảnh hưởng tới khả năng làm việc. Hơn 1/3 số người nhiễm bệnh nói, nó ảnh hưởng tới tài chính của họ.
Video đang HOT
Như vậy, Covid-19 dai dẳng chưa có cách nào để chữa. Tới giờ, những gì các nhà khoa học biết về căn bệnh này chỉ ra rằng nó là sự kết hợp của tình trạng nhiễm virus dai dẳng, một rối loạn tự miễn dịch mãn tính và tổn thương kéo dài đối với một số mô do do lây nhiễm Covid-19 ban đầu gây ra.
Với hai nguyên nhân đầu, vào thời điểm nào đó sẽ có thể tìm được thuốc chữa trị. Riêng Mỹ đã đầu tư 1,15 tỷ USD cho nghiên cứu. Dù vậy, thời điểm này, những người mắc bệnh vẫn cần nhiều tháng phục hồi chức năng.Các hệ thống chăm sóc sức khoẻ và người sử dụng lao động phải chuẩn bị để hỗ trợ những người mắc Covid-19 dai dẳng, gồm cả những người không có bằng chứng về lây nhiễm trong quá khứ do họ không thể xét nghiệm.
Nhân viên y tế chăm sóc người mắc Covid-19. Ảnh: StatNews
Việc chăm sóc phục hồi kịp thời có thể ngăn chặn vòng xoáy đi xuống về sức khoẻ và tài chính cá nhân. Các phòng khám chuyên về Covid-19 dai dẳng sẽ đẩy nhanh mọi việc. Về phần mình, người sử dụng lao động phải cân nhắc làm thế nào để sắp xếp cho các lao động khuyết tật, vốn bùng phát một cách khó lường.
Các chính phủ có thể trợ giúp, với các biện pháp khuyến khích người mắc bệnh tiếp tục làm việc. Nếu các chính phủ bỏ lỡ cơ hội, hàng triệu lao động lao động trẻ và trung niên có thể phải rời bỏ lực lượng lao động vĩnh viễn.
Làm việc từ xa và theo thời gian linh hoạt sẽ tạo điều kiện cho người mắc Covid-19 dai dẳng làm việc dễ dàng hơn, ít nhất là bán thời gian. Nhiều người mắc Covid-19 dai dẳng có thể khoẻ lên, dù sẽ mất tới vài tháng.Trong giai đoạn cấp thiết của đại dịch, nhiều sai lầm đã xảy ra. Tuy nhiên, không có lý do gì để bào chữa cho việc không thể ứng phó với Covid-19 dai dẳng và giờ không còn thời gian để lãng phí.
Những ảnh hưởng đến sức khỏe nếu thiếu đường trong cơ thể
Đường có vai trò quan trọng nhất định đối với sức khoẻ con người. Cơ thể thiếu đường là hiện tượng có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ, thậm chí còn có thể gây ra nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm.
Bất cứ là dưỡng chất nào trong cơ thể khi thiếu hụt hay vượt quá đều không tốt và gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Vậy khi cơ thể thiếu đường sẽ gây ra các vấn đề gì?
1. Đường là gì?
Đường được biết là tên gọi chung của hợp chất hóa học thuộc nhóm cacbohydrat ở dạng tinh thể và những loại đường thường gặp còn có thể kể tới như đường glucoza, fructoza, saccaroza, maltoza hay còn biết là đường mạch nha, lactoza. Không chỉ vậy, còn có nhóm đường đa, bao gồm những mạch polyme như tinh bột, xenluloza.
Ngoài ra, ngoài các loại đường nói trên thì đường còn có trong tự nhiên bằng cách được lấy ra từ: mía, củ cải đường, trái cây hay mật ong,... Đường khiến cho vị giác có cảm giác ngọt nên được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn, bánh kẹo hay khi uống cà phê,...
Hiện nay trên thị trường còn có nhiều loại đường tổng hợp như chất tạo ngọt và đường hóa học.
- Đường có bao nhiêu loại
Đường tự nhiên: loại đường này có từ các loại trái cây, mật ong,...
Đường hóa học: các sản phẩm như bánh kẹo, thức ăn nhẹ hay nước giải khát đều chứa loại đường này.
Đường khiến cho vị giác có cảm giác ngọt nên được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn, bánh kẹo hay khi uống cà phê - Ảnh Internet
2. Triệu chứng khi cơ thể thiếu đường
Những dấu hiệu cơ thể thiếu đường cụ thể như sau:
- Xuất hiện tình trạng bị run rẩy.
- Chóng mặt.
- Hiện tượng đau đầu xảy ra.
- Thường xuyên cảm thấy đói và bị đổ mồ hôi.
- Khi tim đập nhanh bất thường. Có thể bạn chưa biết, tình trạng Mất ngủ, tim đập nhanh còn có thể là dấu hiệu bị thiếu canxi, nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương.
- Da tái cũng là một trong những triệu chứng cho biết cơ thể bị thiếu đường.
Các dấu hiệu trên sẽ xảy ra khi cơ thể thiếu đường và thường xảy ra vào ban đêm và làm cho người bệnh gặp ác mộng hoặc la hét trong lúc ngủ. Bởi vì, đường giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể nên một số người có triệu chứng tụt đường huyết sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, khó chịu.
Trường hợp đường huyết giảm đột ngột còn có thể gây ra tình trạng ngất xỉu hoặc động kinh.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Người bị thiếu đường có thể không biết bản thân cơ thể đang thiếu đường. Do đó, cần nhanh chóng gặp bác sĩ nếu xuất hiện các tình trạng sau:
- Bị hạ đường huyết dù không bị tiểu đường.
- Bạn có thể bị tiểu đường và bị choáng hoặc ngất do tụt đường huyết.
- Điều trị bệnh nhưng triệu chứng hạ đường huyết vẫn tiếp tục tái phát.
Nhanh chóng báo cho người thân biết về tình trạng bệnh tiểu đường hay nguy cơ bị hạ đường huyết của mình để có thể được cấp cứu nếu tụt đường huyết nặng gây mất ý thức hoặc động kinh.
Cơ thể thiếu đường gây ra hiện tượng chóng mặt - Ảnh Internet
3. Cơ thể sẽ ra sao nếu thiếu đường?
3.1. Triệu chứng rút đường do thiếu đường trong cơ thể
Rút đường là hiện tượng xảy ra các thay đổi sinh lý khi thiếu đường trong cơ thể. Trong vài giờ, mức độ hormone sẽ thay đổi, đồng thời mức độ insulin cùng bắt đầu giảm. Đọc thêm bài viết: Những hiểu lầm về insulin và bệnh tiểu đường.
Điều này sẽ cho phép cơ thể sử dụng các chất béo được lưu trữ để đốt cháy năng lượng. Do đó, sau vài ngày, nồng độ lipid bắt đầu giảm đi, đặc biệt là triglyceride. Khi thiếu đường trong cơ thể trong một thời gian dài, khẩu vị cũng bắt đầu có sự thay đổi. Cụ thể, những thứ có vị bình thường có thể trở nên ngọt một cách khó chịu.
Đường có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Cơ thể thiếu hụt đường sẽ không đủ năng lượng để hoạt động. Ngoài sự uể oải, nó còn mang đến những ảnh hưởng về mặt tâm lý. Tùy theo mức độ phụ thuộc vào đường, bạn có thể cảm thấy buồn tẻ, chán nản hay thậm chí là lo lắng.
3.2. Hiện tượng sương mù não
Các tế bào thần kinh (tế bào não) cần nhiều glucose hơn bất kỳ tế bào nào trong cơ thể. Do đó, khi bị thiếu glucose, bạn có thể cảm thấy đầu óc lâng lâng và không thể tập trung. Đây còn được gọi là hiện tượng sương mù não do thiếu đường trong cơ thể. Hiện tượng sương mù não còn khiến bạn gặp khó khăn trong các vấn đề như:
- Phân tích các vấn đề phức tạp.
- Nhớ lại sự thật từ các cuộc trò chuyện gần đây.
- Trò chuyện đúng cách.
- Giữ sự kiên nhẫn.
- Kiềm chế phản ứng với những sự việc gây khó chịu.
Ngoài ra, sự dao động của glucose trong máu ảnh hưởng đến việc sử dụng và chuyển hóa các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau.
Các gai cao làm tăng serotonin và GABA đến mức khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Đồng thời, các hormone như cortisol, glucagon và adrenalin được sản xuất để cố gắng giảm thiểu lượng đường trong máu giảm nhanh. Tuy nhiên, cortisol và adrenalin lại gây ra các hiện tượng như bồn chồn, lo lắng và mệt mỏi.
những thay đổi về lượng đường trong máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe - Ảnh Internet
3.3. Đau đầu do thiếu đường trong cơ thể
Cả dư thừa và thiếu hụt đường đều có thể gây ra hiện tượng đau đầu. Tiêu thụ quá nhiều đường khiến lượng đường trong máu tăng cao (tăng đường huyết ) .
Đọc thêm bài viết: Tăng đường huyết là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách kiểm soát bệnh
Trong khi đó, thiếu đường trong cơ thể sẽ khiến lượng đường trong máu giảm mạnh (hạ đường huyết). Lượng đường trong máu thấp có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm đau đầu và đau cơ. Những người dùng insulin có nguy cơ cao có lượng đường trong máu thấp.
Đường có thể kích hoạt sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là trong hormone epinephrine và norepinephrine. Những thay đổi nội tiết tố này làm thay đổi cách các mạch máu trong não hoạt động, gây ra tình trạng đau đầu.
Tuy nhiên, đường cũng không phải là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Điều gây ra hiện tượng đau đầu là sự thay đổi nhanh chóng lượng đường trong máu. Thông thường, lượng đường trong máu sẽ có sự thay đổi do tiêu thụ quá nhiều hoặc quá ít đường.
Ngoài ra, những thay đổi về lượng đường trong máu có thể gây ra một số triệu chứng khác. Ví dụ: nôn nao, chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ, khát nước... Các triệu chứng này còn được gọi là hiện tượng sugar hangover.
3.4. Tâm lý bị ảnh hưởng
Cơ thể sẽ ra sao nếu thiếu đường? Thực tế, đường sẽ giải phóng các hormone mang lại cảm giác tích cực như dopamine và serotonin. Nói cách khác, khi bạn càng tiêu thụ nhiều đường, bạn càng cảm thấy vui vẻ, ít nhất là tạm thời. Do đó, khi thiếu đường trong cơ thể, bạn thường cảm thấy bực bội, cáu kỉnh, đặc biệt là trong vài ngày đầu tiên.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe con người cần bảo lượng đường cần thiết hàng ngày. Đây được biết là cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh do thiếu đường gây ra.
Béo phì ở tuổi đôi mươi Hùng, 21 tuổi, cao 1,63 m nặng 114 kg, vượt hơn 50 kg so với chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo bảng tính mức cân nặng chuẩn của WHO, trung bình một người nam khoảng 20 tuổi, chiều cao trên 1,6 m, thì cân nặng tiêu chuẩn khoảng 60 kg. Không ai trong gia đình Hùng bị thừa cân,...