Hạt Lạc: Loại hạt ” Vàng” giúp bạn sở hữu trái tim khỏe mạnh
Lạc (đậu phộng) là loại hạt phổ biến, dễ kiếm và dễ ăn. So với nhiều loại hạt khác thì lạc có giá thành rẻ nhưng vẫn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người.
Ảnh minh họa.https://dulich.petrotimes.vn/
Tốt cho Tim : Hạt lạc chứa nhiều protein và các khoáng chất quý. Đặc biệt nhất là khoáng chất Resveratrol, nổi tiếng với công dụng tốt cho tim mạch. Ngoài ra, trong lạc còn có arginine, đây cũng là một chất được coi là “vũ khí” giúp con người chống lại các triệu chứng bệnh liên quan đến tim mạch.
Ngoài ra lạc là thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin. Nó có protein, omega-3, omega-6, chất xơ, biotin, đồng, folate, vitamin E, thiamine, phốt pho và magiê giúp phòng chống một số căn bệnh sau:
Phòng chống trầm cảm : Hạt lạc rất dồi dào nguồn axit amino tryptophan, cần thiết cho quá trình sản xuất serotonin. Serotonin có lợi cho não, giúp cải thiện tâm trạng, giảm chứng trầm cảm.
Hỗ trợ giảm cân : Các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm thấy axit folic trong lạc, nó chứa rất nhiều axit không bão hòa đơn béo, làm giảm cholesterol trong máu cao. Lạc sẽ giúp bạn no lâu và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, kết hợp với protein và chất xơ giúp hỗ trợ trong quá trình giảm cân.
Video đang HOT
Chống Ung thư : Lạc có chưa chất beta – sitoserol (SIT) là một dạng của phytosterol. Chất này không chỉ bảo vệ chống lại bệnh tim mạch bằng cách can thiệp vào sự hấp thu cholesterol. Lạc còn giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư bằng cách ức chế phát triển các khối u.
Lạc có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên, tốt không đồng nghĩa là phù hợp với tất cả mọi người. Bởi vậy với một số người, lạc lại trở thành thực phẩm ‘đại kỵ’, tuyệt đối không nên ăn như: Người bị bệnh gút (gout), người bị cao huyết áp, người bị bệnh phù thũng…
Chớ bỏ thuốc trị gút giữa chừng
Lối sống hiện đại ít vận động, chế độ ăn nhiều purin... ngày càng làm gia tăng bệnh gút. Trong cơn gút cấp, bệnh nhân đau đớn nên muốn được điều trị giảm đau ngay.
Nhưng khi cơn đau qua đi, nhiều bệnh nhân lại tự ý bỏ thuốc... Việc không tuân thủ điều trị khiến bệnh dễ bị tái phát, dẫn đến phá hủy khớp.
Việc điều trị gút bao gồm các thuốc điều trị triệu chứng, giúp bệnh nhân giảm đau đớn khi bị cơn gút cấp tấn công. Thuốc điều trị dự phòng giúp khoảng cách giữa các cơn gút dài ra, ngăn ngừa các cơn tấn công khác và tránh sự hình thành của sạn thận và khối u dưới da quanh khớp bị gút.
Ngoài ra còn cần có một chế độ ăn hạn chế thịt đỏ, hải sản... là loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin. Quá trình điều trị thành công có thể giúp làm giảm các khó chịu cũng như giảm mức độ phá hủy về lâu dài ở những khớp xương bị gút.
Thuốc điều trị cơn gút cấp
Hiện nay, y học hiện đại chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn bệnh gút. Mục đích điều trị là giảm thiểu cơn đau do gút và ngăn ngừa sự tăng lên của axit uric trong máu. Điều trị cơn gút cấp với các thuốc cụ thể như sau:
Colchicin: Do môi trường acid dễ làm kết tủa urat gây bệnh gút, mà colchicin tạo ra chất có thể giúp giữ cho môi trường bình thường. Do đó, với mục đích chống viêm, giảm đau trong cơn gút cấp hoặc đợt cấp của gút mạn, cần dùng thuốc càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, thuốc có thể gây nôn, tiêu chảy, đặc biệt là khi dùng quá liều. Tác dụng phụ này xảy ra trước khi giảm triệu chứng đau của gút, vì thế đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến việc bỏ thuốc của bệnh nhân. Điều cần lưu ý là nếu gặp tác dụng phụ này, bệnh nhân cần báo ngay với bác sĩ để được xử lý thích hợp, chứ không được tự ý bỏ thuốc.
Thuốc kháng viêm không steroid: Trong trường hợp bệnh nhân không sử dụng được bằng colchicin có thể dùng các thuốc kháng viêm không steroid liều thấp. Các thuốc có thể dùng như: indometacin, naproxen, ibuprofen, hay meloxicam, celecoxib, etoricoxib...
Tuy nhiên, vì nhóm kháng viêm không steroid có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, do đó bệnh nhân mắc các bệnh như viêm loét dạ dày - tá tràng, suy thận... cần thông báo cho bác sĩ biết để lưu ý với các chống chỉ định của thuốc này. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng phối hợp với colchicin để nâng cao tác dụng có lợi và hạn chế tác dụng phụ của cả 2 loại thuốc.
Các tinh thể acid uric gây những cơn gút cấp.
Corticoid: Corticoid đường toàn thân sẽ được chỉ định khi các thuốc nêu trên không hiệu quả hoặc có chống chỉ định ở một số bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là loại thuốc cũng có tác dụng phụ trên nhiều cơ quan trong cơ thể, do đó cần rất hạn chế và chỉ dùng ngắn ngày theo đúng chỉ định và được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa.
Các thuốc dự phòng gút
Allopurinol: Đây là thuốc hàng đầu được sử dụng, tuy nhiên khi mới bắt đầu cần phải dùng liều thấp, sau đó tăng dần mỗi 3-4 tuần một lần cho đến khi nồng độ acid uric trong máu trở lại bình thường. Do allopurinol gây độc cho thận, nên cần thận trọng với bệnh nhân có tiền sử suy thận. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần được kiểm tra chức năng thận định kỳ, khi độ lọc cầu thận giảm thì phải giảm liều thuốc hoặc giãn khoảng cách giữa các lần dùng. Thuốc này không sử dụng trong trong cơn gút cấp mà chỉ dùng khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm. Do đó, bệnh nhân không được tự ý mua theo đơn thuốc cũ về dùng cho lần gút sau.
Febuxostat: Thuốc được chỉ định nếu bệnh nhân có kèm suy thận hoặc gặp phải tác dụng không mong muốn với allopuronol.
Probenecid: Là loại thuốc được sử dụng hàng ngày trong dự phòng bệnh gút tái phát, tác dụng phụ có thể gặp là gây sỏi thận, buồn nôn, phát ban da, đau bụng và nhức đầu.
Pegloticase: Có tác dụng làm giảm axit uric một cách nhanh chóng hơn nhiều so với thuốc khác. Nhưng đây là thuốc tiêm và được thực hiện ở cơ sở y tế, do bác sĩ chuyên khoa khớp chỉ định và thực hiện. Thuốc được tiêm mỗi tuần 2 lần vào tĩnh mạch. Các tác dụng phụ có thể gặp: Buồn nôn, bầm tím vùng tiêm, đau họng, táo bón, đau ngực...
Tất cả các thuốc trên đều có tác dụng không mong muốn gây khó chịu cho bệnh nhân. Nhưng để điều trị gút không tái phát cơn cấp và không dẫn đến phá hủy khớp, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị và báo cho bác sĩ biết những khó chịu khi dùng thuốc để được điều chỉnh liều hoặc thay thuốc. Tuyệt đối không mách đơn thuốc của mình cho bệnh nhân khác, vì có thể cùng là bệnh gút, nhưng mỗi người lại phải dùng thuốc khác nhau.
Ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống và luyện tập góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu và ngăn chặn cơn đau, đồng thời dự phòng sự tiến triển của bệnh.
Không ăn thực phẩm chứa nhiều purin như cá mòi, cá đối, cá trích, trứng vịt lộn, óc, lá lách, gan, thận, tim...; không ăn mỡ động vật, đường; không uống rượu bia, sử dụng chất kích thích... Hạn chế các thực phẩm: thịt nạc chứa nhiều đạm protein, hải sản, đậu, măng tây. Các chất kích thích như cà phê, trà, cacao, chocolate... Cần ăn nhiều hơn rau củ quả trái cây, uống nhiều nước để loại bỏ axit uric ra ngoài theo đường nước tiểu; ăn nhiều các loại hạt, ngũ cốc...
Những công dụng tuyệt vời của nước ép khoai tây tươi Khoai tây - một loại củ quả xuất hiện thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, ít người biết rằng, nước ép từ loại củ này cũng có rất nhiều công dụng tuyệt vời. Tốt cho làn da Sử dụng nước ép khoai tây tươi lên da giúp loại bỏ bụi bẩn trên da. Nếu bạn muốn cho làn da đẹp...