Hai loại gia vị giúp sống thọ người Việt vẫn ăn thường xuyên
Tiến sĩ người Anh Sunni Patel giới thiệu 10 thực phẩm nên ăn nếu muốn sống thọ, trong đó có tỏi, nghệ.
Tiến sĩ Patel giải thích những điều chỉnh trong lối sống, từ việc tập thể dục thường xuyên đến bỏ hút thuốc, đều có thể gia tăng tuổi thọ của bạn. Dù vậy, một chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể vẫn là nền tảng quan trọng. Vì vậy, bạn nên bổ sung những thực phẩm bổ dưỡng vào bữa ăn mỗi ngày.
Theo Express, vị tiến sĩ người Anh gợi ý 10 loại thực phẩm giúp bạn sống thọ bao gồm tỏi, nghệ, rau quả, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, dầu ô liu, các loại đậu, sữa chua, chocolate đen, rượu đỏ (uống chừng mực).
Trong đó, tỏi và nghệ là hai loại gia vị sẵn có ở Việt Nam với giá phải chăng.
Tác dụng của tỏi
Tỏi là gia vị luôn có sẵn trong gian bếp hầu hết các gia đình Việt. Ảnh minh họa: AIB
Tỏi đã được sử dụng làm thực phẩm, hương liệu và dược liệu. Tỏi chứa rất ít calo, chất béo, protein, carbohydrate. Tác dụng đối với sức khỏe của tỏi đến từ các enzyme và một số hợp chất.
Theo Webmd, tỏi có nhiều tác dụng với sức khỏe, tỏi sống tốt hơn loại nấu chín. Các nhà khoa học tại Trường Y Đại học Emory (Mỹ) phát hiện ra một thành phần của dầu tỏi, diallyl trisulfide, bảo vệ tim sau cơn đau tim và khi phẫu thuật tim. Những con chuột nhận được thành phần này sau cơn đau tim có mức độ tổn thương mô tim ít hơn 61% so với những con chuột khác.
Dầu tỏi cũng được chứng minh chống lại bệnh cơ tim, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường.
Tỏi cũng được ghi nhận khả năng chống lại vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Một nghiên cứu cho thấy allicin, thành phần hoạt chất của tỏi tươi nghiền, có đặc tính kháng virus, chống lại nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả các chủng E. coli.
Video đang HOT
Tỏi cũng được ca ngợi có tác dụng giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Dữ liệu phân tích hơn 40.000 phụ nữ từ 55 đến 69 tuổi ghi nhận ăn tỏi có thể giảm nguy cơ phát triển ung thư ruột kết.
Một nghiên cứu kéo dài 30 năm trên 125.000 người cho thấy tiêu thụ tỏi có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Những người ăn tỏi 5 lần trở lên một tuần có mức giảm lớn nhất.
Tác dụng của nghệ
Tinh chất nghệ được dùng để chữa nhiều loại bệnh. Ảnh minh họa: Twobrothers
Là họ hàng của gừng, nghệ rất phổ biến trong chế biến thực phẩm của nhiều nước châu Á. Nghệ cũng được sử dụng làm thuốc để điều trị các vấn đề như khó thở, bệnh dạ dày. Gần đây, nghệ được quảng cáo là siêu thực phẩm có thể chống ung thư.
Một số hợp chất trong nghệ hỗ trợ nâng cao sức khỏe của bạn. Nổi tiếng nhất là chất curcumin có khả năng chống viêm và giữ lượng đường trong máu ổn định, ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu đã theo dõi 240 người trưởng thành mắc tiền tiểu đường ghi nhận bổ sung chất curcumin trong 9 tháng đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường.
Curcumin cũng giúp bạn chống lại nhiều loại virus bao gồm mụn rộp và cúm. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật chứng minh nghệ đã ngăn chặn sự phát triển của tế bào khối u, giúp các enzyme giải độc hoạt động tốt hơn.
Dữ liệu của 207 người lớn cho thấy nghệ có thể cải thiện các triệu chứng ruột kích thích như đau bụng. Nghệ cũng được nghiên cứu để chế thuốc trị bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
Người bệnh đái tháo đường nên ăn bao nhiêu carbs mỗi ngày?
Cơ thể chúng ta cần carbohydrate - đường, tinh bột và chất xơ - để tạo năng lượng. Nhưng lượng carbs bạn cần mỗi ngày có thể khác nhau, đặc biệt là khi mắc bệnh đái tháo đường.
Carbohydrate (carbs) cung cấp nhiên liệu để duy trì hoạt động của cơ thể. Sau khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ phân hủy carbs thành glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào. Glucose di chuyển vào máu và lượng đường trong máu tăng lên. Tuyến tụy sẽ giải phóng hormone insulin và cơ thể chúng ta cần insulin để đưa glucose vào tế bào. Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường gặp vấn đề với insulin, insulin khiến cơ thể không thể sử dụng được glucose làm cho glucose tăng cao trong máu.
2. Người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát lượng carbs ăn vào
Theo ThS.BS Nguyễn Thu Yên, chuyên khoa Nội tiết, để kiểm soát lượng đường trong máu thì bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh đái tháo đường cần phải chú ý đến việc lựa chọn cũng như tiêu thụ carbs một cách hợp lý.
Ngoài việc đảm bảo đủ dinh dưỡng, người bệnh đái tháo đường phải kiểm soát lượng carbs ăn vào (vì carbs ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu), đồng thời tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Thực phẩm giàu carbs tinh chế sẽ làm tăng đột biến đường trong máu.
Xác định được số lượng và loại carbs nên ăn là chìa khóa để quản lý lượng đường trong máu. Đồng thời cân bằng carbs với các chất dinh dưỡng khác như protein cũng có thể làm giảm tác động lên lượng đường trong máu.
Tùy tình trạng cụ thể, người bệnh đái tháo đường cần được bác sĩ khám và tư vấn để xác định xem cần ăn bao nhiêu carbs mỗi ngày. Hầu hết những người mắc bệnh đái tháo đường sẽ nhận được khoảng 50% lượng calo hàng ngày từ carbohydrate. Điều này có nghĩa là một người ăn 1.600 calo mỗi ngày sẽ ăn khoảng 800 calo từ carbs. Vì carbs cung cấp 4 calo mỗi gam nên lượng carb này được chia thành 200 gam carbs mỗi ngày.
Hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ lưu ý, không có tỷ lệ phần trăm chính xác lượng calo từ carbs, protein và chất béo mà những người mắc bệnh đái tháo đường cần ăn. Nhưng có một cách để tìm ra lượng carbs lý tưởng là kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi ăn. Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi mục tiêu 2 giờ sau bữa ăn là phù hợp. Nếu lượng đường trong máu cao hơn, người bệnh cần điều chỉnh kế hoạch bữa ăn của mình.
3. Nên chọn loại carbs nào?
Chọn carbs phức tạp
Carbohydrate có 3 dạng là đường, tinh bột và chất xơ. Tuy nhiên sự tác động của các loại carbs không giống nhau. Người bệnh đái tháo đường nên chọn những loại carbs phức tạp thay vì carbs tinh chế đơn giản đã được xử lý và loại bỏ các chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Hầu hết các loại thực phẩm chế biến và đóng gói đều được làm từ carbs tinh chế như: bánh mì trắng, bánh ngọt, bánh quy, mì ống...
Carbohydrate phức tạp là loại tinh bột đốt cháy chậm hơn. Loại carbs này có nhiều chất dinh dưỡng hơn carbs đơn giản, đồng thời có nhiều chất xơ hơn, có thể khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Những thực phẩm chứa carbs phức tạp bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, yến mạch, diêm mạch, lúa mạch, rau, trái cây...
Ngũ cốc nguyên hạt là loại carbs phức tạp tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Dựa vào chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết (Gl) là một hệ thống xếp hạng thực phẩm dựa trên tốc độ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Thực phẩm có GI cao như carbs tinh chế khi ăn vào cơ thể sẽ được hệ tiêu hóa hấp thu rất nhanh, sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng nhanh hơn thực phẩm có GI thấp như carbs phức tạp.
Các loại thực phẩm phổ biến có chỉ số đường huyết thấp (GI
Ăn bữa sáng ít carbs
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn một bữa sáng lành mạnh có thể làm giảm lượng đường trong máu và giúp ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến. Ăn bữa sáng ít carbs có thể giúp cải thiện cân nặng và lượng đường trong máu.
Bữa ăn sáng tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường là một bữa ăn ít tinh bột, giàu protein, chất xơ và chất béo lành mạnh.
Ăn bữa sáng ít carbs sẽ giảm thiểu phản ứng glucose và giúp giữ lượng đường trong máu cân bằng suốt cả ngày. Protein và chất béo giúp chúng ta no lâu, từ đó dẫn đến ăn ít calo hơn trong ngày. Thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp làm chậm phản ứng glucose sau bữa ăn và cân bằng lượng đường trong máu, tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Lợi ích tuyệt vời của chanh dây với sức khỏe Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời của chanh dây đối với sức khỏe bạn nên biết. Báo Sức khỏe đời sống dẫn nguồn tờ Femmeactuelle.fr và Netdoctor.uk cho biết, chanh dây là thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời, đặc biệt là vitamin C và A. Giá trị dinh dưỡng của chanh dây...