Điều trị bệnh vẩy phấn hồng
Vẩy phấn hồng (gibert) là bệnh ngoài da có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, giới tính, tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh phổ biến là phụ nữ. Bệnh này bắt đầu bằng một đốm hồng ban, tróc vẩy to ở vùng ngực, bụng hay lưng, sau đó lan rộng khắp người.
Vẩy phấn hồng là bệnh chưa rõ nguyên nhân. Những đợt bùng phát thường liên quan tới nhiễm virus, vì vậy có nhiều ý kiến cho rằng, bệnh này là do virus gây ra, tuy nhiên, không thể chứng minh bằng xét nghiệm. Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, vẩy phấn hồng liên quan tới rối loạn miễn dịch qua trung gian tế bào.
Vẩy phấn hồng
Vẩy phấn hồng thường bắt đầu bằng một đốm hồng ban rộng, tróc vẩy, nhô cao trên bề mặt da. Vị trí thường gặp là ở ngực, bụng, lưng, sau đó lan rộng, phân bố theo dạng cây thông “Noel”. Vẩy phấn hồng có thể gây ngứa rất nhiều (đặc biệt khi thân nhiệt bệnh nhân quá nóng). Sau 6-8 tuần, bệnh giảm dần và để lại vết thâm trên da trong một thời gian dài. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mặt khác, dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh ngoài da khác như nấm da, lang ben, mề đay, vẩy nến, chàm… nên việc điều trị gặp khó khăn.
Các thuốc điều trị vẩy phấn hồng như: nhóm thuốc kháng viêm, kháng virus, các thuốc chứa steroid, corticoid chủ yếu là giúp kiểm soát triệu chứng ngứa đỏ, bong vẩy. Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc này, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
Hiện nay, xu hướng đang được nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân đánh giá cao trong điều trị vẩy phấn hồng nói riêng và các bệnh vẩy da khác nói chung là sử dụng nhóm sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ. Đặc biệt là những sản phẩm được khẳng định qua nhiều nghiên cứu và hội thảo khoa học. Trong đó, tiêu biểu cho dòng sản phẩm đường uống là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang và đứng đầu trong nhóm sản phẩm đường bôi ngoài da là kem dược liệu Explaq.
Chitosan có trong vỏ các loài giáp xác như tôm, cua…
Video đang HOT
Với ưu điểm tác động trực tiếp đến vùng da tổn thương, chống viêm, kháng khuẩn tại vị trí bong vẩy, bảo vệ da tránh một số yếu tố có hại từ môi trường như: tia tử ngoại, ánh nắng mặt trời, bụi bẩn… Explaq có thành phần chính là chitosan, được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua… giúp điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định PH, giúp tăng cường tính thấm qua da, làm trơn mịn da, kết hợp cùng các dược liệu khác như: cao phá cố chỉ, cao lá sòi, cao ba chạc… giúp giảm viêm ngứa, loại bỏ các bệnh vẩy da, trong đó có vẩy phấn hồng, kéo dài thời gian không bị vẩy tái phát. Explaq không gây tác dụng phụ và tương tác thuốc khi sử dụng phối hợp cùng các biện pháp khác, bao gồm cả Kim Miễn Khang. Khi được phối hợp với nhau, Explaq và Kim Miễn Khang tạo thành một phương pháp toàn diện tăng cường hiệu quả điều trị, giúp người bệnh có được làn da mịn màng, tự tin hơn trong cuộc sống.
Năm 2014, sản phẩm Explaq đã vinh dự được trao tặng giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn.
Bí quyết chăm sóc bệnh vẩy da đúng cách:
1. Tắm hàng ngày, vệ sinh thân thể sạch sẽ để loại bỏ vẩy bám trên da. Nên dùng nước ấm, tránh sử dụng xà phòng có tính kiềm quá mạnh, lau da nhẹ nhàng.
2. Ngay sau khi tắm, lau khô da bằng khăn mềm, thoa kem thảo dược Explaq để trị vẩy, làm ẩm da. Mùa lạnh, khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.
3. Chỉ sử dụng những sản phẩm chăm sóc da nhẹ, dịu.
4. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
5. Tránh làm thương tổn da, không bóc, cạy các thương tổn, tránh để côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và virus, đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
6. Kiêng rượu, bia và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
7. Nên mặc trang phục với chất liệu sợi tự nhiên như cotton.
8. Nên giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm.
Theo TPO
Ăn uống trị bệnh ngoài da
Lương y Như Tá, Quốc Trung hướng dẫn một số món dùng khi bị bệnh ngoài da như: chàm, mề đay...
Khổ qua, cà rốt, bí đao... thích hợp dùng làm món ăn cho người bệnh chàm, mề đay - Ảnh: K.Vy - M.Khôi
Nguyên liệu: 50 gr đậu xanh, một ít lá sen tươi, đường trắng vừa đủ. Bắc nồi nước (500 ml) nấu sôi, đậu xanh rửa sạch cho vào nồi, nấu với lửa nhỏ đến khi sôi lại và đậu mềm thì cho lá sen (đã cắt nhỏ) vào, đậy nắp nồi lại, tiếp tục nấu với lửa nhỏ vài phút nữa, cho đường vào, khuấy đều là hoàn tất. Món này có công dụng thanh nhiệt, dùng cho trường hợp đang bị bệnh chàm, nhất là ở trẻ em.
Nguyên liệu: 20 gr đậu ván trắng, 0,5 kg bí đao, đường trắng vừa đủ. Rửa sạch đậu ván, bí đao gọt vỏ cắt miếng nhỏ, rồi cho vào chiếc nồi đất cùng lượng nước vừa đủ, nấu với lửa nhỏ đến chín mềm nguyên liệu, hạ lửa, cho đường vào, khuấy đều thì hoàn tất. Dùng hết trong ngày cho người mắc bệnh chàm.
Nguyên liệu: 15 gr hạt sen, 30 gr đậu ván trắng, 15 gr vị thuốc hoài sơn, một ít gạo loại ngon, và lượng đường thẻ vừa dùng. Hạt sen rửa sạch, bỏ tim; đậu ván rửa sạch, rồi cùng các nguyên liệu trên cho vào nồi nấu đến khi chín thì cho đường thẻ vào, nấu thêm một lát, khuấy đều là được. Món này dùng cho người mắc bệnh chàm.
Nguyên liệu: 150 - 200 gr khổ qua tươi, 15 - 20 gr đường phèn. Khổ qua rửa sạch, cắt miếng, cho vào nồi cùng một ít nước, nấu cho khổ qua chín thì ngưng. Lấy nước này hòa với đường phèn để uống giúp thanh nhiệt, giải độc trong trường hợp mắc bệnh chàm, nhất là trẻ em.
Nguyên liệu: 50 gr khoai môn, 50 gr bí đao, cùng lượng đường vừa đủ. Bí đao gọt vỏ, cắt nhỏ; khoai môn gọt vỏ, cắt miếng, rồi cho vào nồi cùng lượng nước vừa đủ, nấu cho đến chín mềm thì cho đường vào, khuấy đều tay. Món này dùng cho người mắc bệnh chàm.
Những người hay bị nổi mề đay có thể dùng một ít lá tần tươi, rửa sạch, cho vào miệng nhai nuốt nước, còn xác thì lấy đắp hay xoa lên vùng da đang nổi mề đay.
Dùng vài củ cà rốt tươi và củ năng (hai thứ lượng bằng nhau), 15 gr nhân hạt mơ, 5 trái chà là, 2 miếng vỏ quít, cùng 2 lít nước. Cho nguyên liệu trên vào nồi, nấu đến mềm, lấy nước này dùng giúp bổ phổi tạo thể dịch, dùng rất hay trong trường hợp da vùng môi bị khô nứt.
Lấy 60 gr hoa sen tươi (nếu dùng hoa khô thì lượng chỉ một nửa), 20 gr đường phèn đem nấu lấy nước để uống trong ngày. Dùng thường xuyên giúp chữa tình trạng da hay bị nổi mụn nhọt.
Sau khi trị một số bệnh ngoài da nói trên, để giúp cho da sáng, đẹp hơn, có thể dùng 250 gr thịt heo nạc, 50 gr nấm mèo, 4 cái mề gà, cùng gia vị. Chế biến: rửa sạch nấm mèo, mề gà, thịt nạc, cắt miếng nhỏ, cho vào nồi đất với lượng nước vừa đủ, nấu với lửa nhỏ cho nguyên liệu chín mềm, nêm nếm gia vị.
Khánh Vy
Theo TNO
Rau má chống lão hóa Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, rau má giúp duy trì sự trẻ trung. Rau má là cây nhỏ, mọc bò, thân rất mảnh, lá mọc so le - thường tụ họp 2-5 lá ở một mấu, mép khía tai bèo. Thành phần chính của rau má bao gồm: Beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, iron, magnesium, manganese,...