6 điều mẹ cần biết để bé luôn khỏe khi giao mùa
Vào thời điểm giao mùa, rất nhiều loại dịch bệnh phát triển, hãy lưu ý những điểm sau để giúp trẻ luôn khỏe mạnh.
Các mẹ nên chú ý những điều quan trọng sau đây để bé yêu luôn khỏe mạnh nhé.
1. Giữ ấm cơ thể
Vào thời điểm thay đổi mùa, nhiệt độ một ngày thường chuyển biến nhanh, bạn cần để ý đến theo dõi để chuẩn bị quần áo phù hợp cho trẻ. Nếu trẻ ra nhiều mồ hôi thì cần phải điều chỉnh lại. Bởi buổi sáng và ban đêm , thời tiết lạnh hơn, nhiều cha mẹ lo về đêm con sẽ lạnh nên mặc hoặc đắp chăn quá nóng, đó có thể là nguyên nhân vã mồ hôi ở trẻ.
Cơ thể của trẻ khác người lớn, nóng trước khi người lớn nóng, lạnh trước khi người lớn lạnh, dao động nhiệt độ kém hơn người lớn chúng ta.
Bạn không nên lấy cảm giác nóng lạnh của bản thân để áp đặt với trẻ, chỉ nên để ý và điều chỉnh nhiệt độ khéo léo, giúp trẻ thấy thoải mái.
2. Tránh dị ứng
Video đang HOT
Những bệnh dị ứng thường phát triển khi giao mùa. Có nhiều loại bệnh phổ biến như bệnh ngoài da, viêm da cơ địa,… hoặc cơ thể phản ứng lại vết côn trùng cắn. Nếu trẻ ngứa ít, có thể mua một số loại thuốc làm dịu da bán ở các quầy thuốc tây gần nhà. Nếu trẻ bị nặng hơn, bạn cần sự tư vấn của bác sĩ để điều trị thích hợp.
Tránh để trẻ gãi chỗ ngữa bởi có thể gây xây xước, tổn thương da. Bạn nên lưu ý giữ gìn mỗi trường xung quanh trẻ, xịt thuốc xịt phòng, dọn phòng thường xuyên, bao gồm cả thay rèm cửa, ga đệm,… sạch sẽ hàng tuần.
Ngoài ra mẹ cũng cần nên lưu ý các thực phẩm dễ dị ứng với cơ địa của bé như dị ứng hải sản, lạc, sữa…nếu không trẻ có thể bị sốc phản vệ rất nguy hiểm.
3. Uống thuốc đúng cách
Việc uống đúng và đủ thuốc là yêu cầu đầu tiên để giúp bé nhanh khỏi bệnh. Bạn cần phải biết liều lượng thuốc dành cho trẻ. Ví dụ viên thuốc có vạch ở giữa để giúp phân liều, bạn có thể bẻ đôi, bẻ tư cho trẻ uống tùy lứa tuổi. Tuy nhiên với các loại thuốc bột, thuốc gói thì tuyệt đối tránh chia liều.
Mặc dù tính đúng liều lượng thì vẫn có thể cho trẻ dùng, tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến tư vấn của dược sĩ, bác sĩ để đảm bảo đúng liều cho trẻ nhỏ.
4. Uống nước thường xuyên
Nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của các bộ phận cơ thể được khỏe mạnh. Trong thời điểm giao mùa muốn cho cơ thể luôn có sức đề kháng tốt, không thể vắng mặt thành phần của nước. Lượng nước cơ thể cần bổ sung mỗi ngày trung bình cần khoảng 8 ly, nhưng con số này có thể dao động phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, thói quen luyện tập… của bé.
5. Bổ sung vitamin C để ngăn ngừa cảm cúm
Vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể, vitamin C còn có thể đẩy các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết, phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn. Lúc bị cảm hoặc bị sốt, nồng độ vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm thấp. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm: cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh vân vân.
6. Chọn những môn thể thao phù hợp
Nếu trẻ có xu hướng thừa cân, nên chọn bơi lội, đá cầu, cầu lông… Tuy nhiên, những bé yếu ớt thì không nên chọn những môn đòi hỏi mất nhiều năng lượng, bé sẽ mệt, thậm chí suy kiệt cơ thể sau những buổi tập luyện quá sức.
Theo Phununews
Chú ý đừng... 'vắt chanh bỏ vỏ'
Cam, chanh, quất, quýt, bưởi, bưởi chùm... là một kho chứa các chất dinh dưỡng thực vật rất có lợi cho sức khỏe, đồng thời cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu, chẳng hạn vitamin C.
Gần đây, các nhà khoa học và dinh dưỡng học đã khám phá một nhóm hóa chất có hoạt tính sinh học cao là flavonoid. Chính flavonoid cùng vitamin C sẽ hình thành "cặp bài trùng" và càng làm tăng vai trò của vitamin C trong cơ thể, chống chọi trước cơn bão ôxy hóa. Các hợp chất flavonoid này vốn rất dồi dào ở rau cải và trái cây.
Hiện trên thị trường có bán rất nhiều chế phẩm gọi là bổ sung vitamin C. Thực ra, đây là loại vitamin C tổng hợp (ascorbic acid) và hầu như chẳng có tác dụng gì mấy trên cơ thể. Thiếu các chất flavonoid trong trái cây citrus thì ascorbic acid được bổ sung sẽ rất dễ dàng bị ôxy hóa và sinh ra những sản phẩm có thể gây nguy hại cho cơ thể.
Những loại trái cây như cam, chanh, quất, quýt, bưởi, bưởi chùm... là một kho chứa các chất dinh dưỡng thực vật rất có lợi cho sức khỏe.
Đây cũng là lý do vì sao ăn thực phẩm trái cây, rau cải sẽ được cung cấp nguồn vitamin tốt hơn là từ các chế phẩm bổ sung vitamin. Nhiều nghiên cứu cho thấy các bioflavonoids trong chanh, cam, quýt, bưởi... có tác dụng ổn định và củng cố độ bền của thành mạch cũng như ổn định lưu lượng máu nhờ vào khả năng kháng viêm của những chất dinh dưỡng thực vật này. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhằm cung cấp cxygen cho các mô của cơ thể, đồng thời giúp cơ thể ổn định huyết áp. Những chất flavonoid trong chi citrus cũng có tác dụng làm giảm sưng đau, phù thủng và hỗ trợ hô hấp khi gặp các vấn đề về phổi...
Hesperidin là một loại flavonoid được tìm thấy nhiều nhất ở phần vỏ và màng trắng bám ở các múi của các trái cây thuộc chi citrus. Hesperidin thường được dùng để điều trị các trường hợp suy giãn tĩnh mạch, bệnh trĩ... Nếu chế độ dinh dưỡng thiếu hesperidin sẽ làm giảm chức năng của các mao mạch, gây ra các chứng đau chân.
Năm 1962, bác sĩ Robert Cragin đã "âm thầm" sử dụng những chất flavonoid trên các lực sĩ, vận động viên. Bác sĩ Cragin nhận thấy những nhóm vận động viên được cung cấp flavonoid có tần suất tổn thương cơ, khớp thấp hơn nhóm không được cung cấp chất này. Khi có chấn thương xảy ra, nhóm được cung cấp flavonoid cũng sẽ nhanh chóng bình phục hơn nhóm không dùng.
Nguồn cung cấp các chất flavonoid kèm với vitamin C nhiều nhất là ở chanh, chanh giấy, bưởi, cam, tắc... Chúng đạt hàm lượng cao nhất khi trái chín trên cây (chứ không phải dú ép hoặc dùng hóa chất thúc chín). Khi trái đã hái khỏi cây thì càng để lâu, hàm lượng flavonoid và vitamin C càng giảm dần.
Theo Phununews
6 chứng bệnh trẻ thường mắc khi giao mùa Giao mùa là thời điểm số lượng trẻ mắc bệnh và nhập viện gia tăng do thời tiết thay đổi đột ngột và tiềm ẩn nhiều tác nhân gây bệnh. Phụ huynh cần hết sức lưu ý và đề phòng 6 chứng bệnh trẻ thường mắc dưới đây. 1. Cảm cúm Khi giao mùa hè sang thu, trẻ rất dễ mắc bệnh cảm...