Cuộc chiến chống Covid-19: Thành công của chiến lược điều trị F0 đợt dịch 4
Trong chiến lược điều trị Covid-19 tại TPHCM, Việt Nam thí điểm điều trị F0 tại nhà; phân tầng điều trị trong BV.
Chiến lược này đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến chống lại Covid-19 tại TPHCM.
Với chiến lược này, điểm nóng TPHCM đã giảm được tình trạng quá tải tại các cơ sở điều trị Covid-19; nhân lực y tế được tập trung điều trị các ca bệnh nặng, giảm số tử vong.
Chiến lược điều trị F0 tại nhà được Bộ Y tế đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại TPHCM và một số tỉnh, thành. Tại thời điểm đó, chiến lược đã giúp người bệnh được tiếp cận y tế một cách nhanh chóng, chủ động, từ đó góp phần giảm tải trong điều trị, giảm tử vong.
Đây cũng là yêu cầu được đặt lên hàng đầu trong bối cảnh dịch bệnh rất căng thẳng tại TPHCM và vùng lân cận.
Trên cơ sở các kinh nghiệm quốc tế, mô hình bệnh tật (gần 80% bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng), Bộ Y tế quyết định triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các F0 tại nhà và cộng đồng, được cung cấp thuốc và chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần.
Video đang HOT
Cán bộ y tế tiếp cận, hướng dẫn F0 điều trị tại nhà (Ảnh: Hải Long).
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết việc điều trị các trường hợp F0 tại nhà, cộng đồng kèm theo chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần để làm giảm nguy cơ xuất hiện triệu chứng, giảm chuyển nặng, tử vong và giảm khả năng lây lan. Đây là một trong những ưu tiên lớn, đóng vai trò quyết định trong chiến lược mới phòng, chống dịch Covid-19.
Bên cạnh điều trị F0 tại cộng đồng, việc điều trị các ca Covid-19 tại bệnh viện cũng được phân tầng điều trị, chia các tầng bệnh nhân nặng, nhẹ… nhằm mục đích kiểm soát, theo dõi tốt nhất các ca bệnh.
Đến nay, chiến lược điều trị F0 tại Việt Nam trong đợt dịch 4 tại TPHCM đã mang lại hiệu quả nhất định trong cuộc chiến chống Covid-19. Trong quá trình thực hiện chiến lược này, các tổ y tế lưu động đã triển khai như thế nào? Có những khó khăn gì khi tiếp cận các ca F0 trải rộng trên nhiều địa bàn? Hiệu quả mô hình được đánh giá cụ thể ra sao? Việc điều trị F0 trong đợt dịch thứ 4, đặc biệt tại TPHCM và các tỉnh phía Nam có những đặc thù, khác biệt như thế nào? Điều trị phân tầng mang lại những lợi ích gì?
Để giải đáp những câu hỏi này, báo điện tử Dân trí thực hiện cuộc tọa đàm trực tuyến “Thành công của chiến lược điều trị F0 đợt dịch 4″ vào 14h ngày 15/10, với sự tham gia của các khách mời:
- PGS.TS Nguyễn Hoàng Long , Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AISD người trực tiếp vào tâm dịch các tỉnh phía nam nghiên cứu, khảo sát và là đầu mối xây dựng và hướng dẫn tổ y tế lưu động.
- PGS.TS Trần Minh Điển , Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 tại Vĩnh Long.
- BSCKII Nguyễn Trung Cấp , Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương- chuyên gia trực tiếp vào các tỉnh phía Nam hỗ trợ công tác điều trị.
Mời bạn đọc tham gia đặt câu hỏi ngay từ bây giờ.
Trẻ uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ?
Số lượng nước trẻ cần thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, kích thước và mức độ hoạt động của các bé.
Trẻ em có nguy cơ mất nước cao hơn người lớn. Điều này là do kích thước cơ thể của bé. Trẻ em thường có làn da nhạy cảm, dễ đổ mồ hôi và mất nước hơn. Ngoài ra, trẻ không phải lúc nào cũng nhận ra rằng chúng khát và có thể quên uống nước nếu không được khuyến khích và nhắc nhở.
Theo tạp chí Parents, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ hay sữa công thức đã cung cấp đủ lượng nước cũng như dinh dưỡng cho bé. Vì vậy, không cần cho bé uống nước.
Thậm chí, trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước còn dễ bị ngộ độc nước, khó chịu, co giật... Với trẻ từ 6 tháng trở lên, nhu cầu nước lúc này là khoảng 200-300 ml/ngày.
Theo Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP), trẻ 1-3 tuổi cần khoảng 4 cốc đồ uống mỗi ngày, bao gồm cả nước và sữa. Trẻ 4-8 tuổi là 5 cốc và trẻ trên 8 tuổi cần 7-8 cốc.
Cha mẹ phải nhớ rằng hầu hết lượng chất lỏng của trẻ phải là nước. Lượng chất lỏng sẽ tăng lên khi thời tiết nóng, hoặc trẻ hoạt động nhiều và đổ mồ hôi, hãy đảm bảo rằng chúng uống thêm nước ít nhất 20 phút một lần.
Trẻ cần bổ sung chất lỏng thường xuyên để tránh bị mất nước. Ảnh: Firstcryparenting.
Trẻ nhỏ thường mải chơi, vì vậy, bé sẽ không muốn dừng lại để uống nước. Một số mẹo nhỏ dưới đây có thể đảm bảo cho trẻ luôn bổ sung đủ nước cho cơ thể:
- Tạo thói quen cho trẻ: Khuyến khích trẻ uống nước trước, trong và sau khi hoạt động thể chất. Ngoài ra, nếu trẻ thấy cha mẹ, người thân thường xuyên uống nước, các bé cũng có xu hướng làm theo như vậy.
- Luôn luôn có sẵn nước: Hãy mang theo chai nước khi bạn ra khỏi nhà và cho con uống trong khi trẻ dừng chơi, chạy nhảy.
- Tăng hương vị: Thêm vài lát trái cây như chanh hoặc cam vào nước lọc để trẻ hứng thú hơn.
- Cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau xanh: Rất nhiều bé không thích ăn rau xanh và trái cây. Bố mẹ nên tạo ra bữa ăn nhiều màu sắc và hình dáng hấp dẫn để kích thích sự tò mò của trẻ.
- Cho trẻ uống sữa: Sữa có thể bổ sung lượng natri bị mất khi đổ mồ hôi và giúp giữ nước tốt hơn, đồng thời cung cấp protein cần thiết cho trẻ phát triển và tăng trưởng cơ bắp.
Bài thuốc từ địa sâm chữa "yếu sinh lý" Trong y học cổ truyền, địa sâm là loài sinh vật biển có công dụng chữa yếu sinh lý, kích thích tinh thần, thể chất để có được sự cương cứng Địa sâm có 2 loài: Loài nhỏ tên khoa học là Sipunculus nudus, là một loài giun biển, cỡ nhỏ, dài khoảng 10cm, nặng 10-20g. Thân hình trụ thon tròn như cái...