Công tác vệ sinh phòng bệnh tại Hà Nội còn nhiều khó khăn
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, thời gian qua, ngành y tế thủ đô đã vận động người dân, hộ gia đình, trường học hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước.
Tuyên truyền cho người dân phòng chống dịch bệnh tại Hà Nội. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Đó là những hoạt động như: giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, xây dựng nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, thu gom rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định; hướng dẫn người dân các biện pháp xử lý, trữ nước và sử dụng nước an toàn cho gia đình.
Trong công tác vệ sinh cá nhân phòng ngừa dịch bệnh, nhiều hoạt động hướng dẫn và truyền thông rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nhằm phòng tránh tiêu chảy và bệnh tay chân miệng… cũng đã được tổ chức.
Tuy nhiên, theo Sở Y tế Hà Nội do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, biến động dân cư lớn… nên công tác vệ sinh phòng bệnh tại Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết bất thường khiến cho nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ phát triển thành, gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Mặt khác, ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh của một bộ phận người dân chưa cao, còn tư tưởng chủ quan, coi thường và ít hợp tác với cơ quan y tế trong điều tra, xác minh, xử lý và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường…
Để khắc phục những hạn chế trên, thời gian tới, thành phố tiếp tục tăng cường vận động, tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức của người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào vệ sinh yêu nước, tuyên truyền về các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh… góp phần đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn Thủ đô.
Phun hóa chất tại nơi có nguy cơ để phòng chống dịch bệnh tại Hà Nội. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Theo các chuyên gia y tế, nguồn nước bị ô nhiễm, nước được xử lý nhưng chưa đạt quy chuẩn chất lượng… dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm là rất cao như: tả, lỵ, các bệnh về mắt, ngoài da, giun sán…
Các bệnh nêu trên gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường cộng đồng. Vì vậy, công tác xử lý và khử trùng nước đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa vi sinh vật xâm nhập nguồn nước, hạn chế tối đa bệnh lây truyền qua nguồn nước, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ nguồn nước.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), nước sạch, nhà vệ sinh cơ bản và thực hành vệ sinh tốt là rất cần thiết cho sự sống còn và phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, nhiều người ở Việt Nam vẫn có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến nước và vệ sinh./.
Theo vietnamplus
Chậm nhất tháng 1-2020 phải phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử
Nhiều điểm mới trong chính sách bảo hiểm y tế sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-12-2018, được quy định trong nghị định 146 hướng dẫn thực hiện Luật Bảo hiểm y tế.
Ảnh minh họa
Cụ thể, với người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo hình thức hộ gia đình, thông thường sẽ rất khó khăn về tài chính nếu gia đình có đông thành viên, nghị định này cho phép các thành viên đóng phí BHYT nhiều lần trong năm, không nhất thiết phải đóng một lần cho cả gia đình như trước đây mà vẫn được hưởng chính sách giảm trừ cho các thành viên (có thành viên được giảm trừ tới 60% mệnh giá thẻ).
Quy định mới cũng hướng dẫn học sinh sinh viên tham gia BHYT vừa được nhận hỗ trợ của nhà nước, vừa có thể đóng phí đa dạng theo quý, theo mỗi 6 tháng hoặc theo năm.
Người bệnh đang điều trị tại cơ sở y tế nhưng bảo BHYT hết hạn, sẽ được điều trị tiếp với chính sách như cũ trong vòng 15 ngày để chờ thẻ BHYT mới.
Chính phủ cũng giao Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhanh chóng thay đổi thẻ BHYT sang loại thẻ điện tử, tương tự thẻ ngân hàng hiện nay, với chip điện tử nhận diện thông tin của người bệnh, các lần khám bệnh trước đây và thuốc/biện pháp điều trị đã sử dụng, thay thế cho loại thẻ BHYT bằng giấy hiện đang rất bất tiện.
Với thẻ giấy, mỗi lần đi khám người bệnh cần mang thêm giấy tờ tùy thân. Thẻ giấy phải cấp phát hàng năm, hay xảy ra chậm trễ, mất mát, thất lạc hoặc sai lệch thông tin. Nghị định yêu cầu chậm nhất ngày 1-1-2020 phải cấp phát thẻ BHYT điện tử cho người tham gia.
Hiện Việt Nam có trên 80 triệu người có BHYT, đạt xấp xỉ 90% dân số.
Theo tuoitre
Bí quyết nhỏ mắt không bị rơi ra ngoài Kéo mi dưới xuống, nhỏ thuốc cách mắt khoảng 2 cm, nhắm mắt một lần duy nhất rồi dùng tay xoa nhẹ lớp da bên ngoài khoảng hai phút. Theo Health, để giọt thuốc rơi đúng bề mặt của mắt và di chuyển được vào sâu bên trong là một việc không hề dễ dàng. Nhiều người phải nhỏ vài ba lần mới...