Có phải ăn nhiều đường dẫn đến bệnh tiểu đường?
Việc ăn nhiều đường chỉ là một phần dẫn đến tiểu đường. Phần còn lại là do chế độ ăn uống tổng thể, lối sống và di truyền sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Mặc dù việc ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng lượng đường chỉ là một phần dẫn đến bệnh, theo Healthline.
Tiêu thụ nhiều đường có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không?
Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên uống đồ uống có đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn khoảng 25%.
Theo báo cáo, các quốc gia có mức tiêu thụ đường cao nhất có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao nhất, những nước có mức tiêu thụ đường thấp nhất có tỷ người mắc bệnh tiểu đường thấp nhất.
Sử dụng nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cả trực tiếp và gián tiếp. Ảnh: Internet
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cả trực tiếp và gián tiếp. Nó có thể trực tiếp làm tăng nguy cơ vì fructose tác động có trên gan của chúng ta, bao gồm việc thúc đẩy gan nhiễm mỡ, viêm và kháng insulin cục bộ.
Những tác động này có thể kích thích sản xuất insulin bất thường trong tuyến tụy của chúng ta và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ăn nhiều đường cũng có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách góp phần tăng cân và tăng mỡ cơ thể – đó là những yếu tố nguy cơ riêng biệt cho bệnh tiểu đường đang phát triển.
Hơn nữa, các nghiên cứu trên động vật cho thấy ăn nhiều đường có thể phá vỡ tín hiệu leptin, một loại hormon kích thích cảm giác no, dẫn đến ăn quá nhiều và tăng cân.
Để giảm tác động tiêu cực của việc tiêu thụ đường cao, WHO khuyến nghị không nên quá 10% lượng calo hàng ngày của bạn từ các loại đường bổ sung không được tìm thấy trong thực phẩm.
Đường tự nhiên không làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường
Đường tự nhiên là đường tồn tại trong trái cây và rau quả, không làm tăng nguy cơ bị tiểu đường. Vì các loại đường này tồn tại trong một ma trận chất xơ, nước, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác, chúng được tiêu hóa và hấp thu chậm hơn và ít có khả năng gây ra gai đường trong máu .
Trái cây và rau quả cũng có xu hướng chứa lượng đường ít hơn nhiều so với nhiều thực phẩm chế biến, vì vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát lượng tiêu thụ của chúng ta.
Các yếu tố khác gây bệnh tiểu đường
Trong khi tiêu thụ một lượng lớn đường bổ sung có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhiều yếu tố khác cũng có thể gây tiểu đường như:
Video đang HOT
Trọng lượng cơ thể: Nghiên cứu cho thấy béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tiểu đường loại 2, nếu chúng ta mất 5-10% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm nguy cơ gây bệnh.
Không tập thể dục: Những người sống lối sống ít vận động có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao gấp đôi so với những người siêng năng tập thể dục. Chỉ 150 phút mỗi tuần hoạt động vừa phải có thể giảm nguy cơ tiểu đường.
Hút thuốc: Hút thuốc từ 20 điếu thuốc trở lên mỗi ngày có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
Di truyền học: Nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 là 40% nếu có cha hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường, và gần 70% nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh tiểu đường.
NGUYỄN CHÂU
Theo plo.vn
12 triệu chứng có thể cảnh báo bệnh nghiêm trọng, có cả ung thư, cái thứ 3 tưởng không liên quan nên rất nhiều người bỏ qua
Những cục u, vết sưng, phát ban hay vết bớt đỏ thường là vô hại nhưng cũng có thể là triệu chứng lạ cảnh báo bệnh nào đó nghiêm trọng hơn rất nhiều so với bạn nghĩ.
1. Vết bẩn trên cổ không thể làm sạch được
Todd Sontag, chuyên gia về y học gia đình của Tổ chức y tế Orlando Health Physician Associates, nói rằng: Sự đổi màu da này giống như phát ban nhưng nó cũng giống với vết bẩn và có cảm giác mịn màng hơn. Dấu hiệu như vậy có thể xuất hiện ở cổ và nách. Đây thường là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc kháng insulin.
Bác sĩ Todd nói thêm rằng với những bệnh nhân của ông phàn nàn rằng họ không thể làm sạch vết bẩn đó dù rất cố gắng thì ông sẽ cho họ làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu và chẩn đoán bệnh.
2. Bạn là phụ nữ nhưng lại mọc râu cằm
Tiến sĩ Todd Sontag nói: "Thông thường bạn chỉ thấy một vài sợi râu, nhưng chúng sẫm màu và thô ráp như râu của một người đàn ông. Đây có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang. Sự mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến kì kinh nguyệt và do đó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn".
Trong trường hợp này bạn nên kiểm tra các triệu chứng lạ của bản thân và trao đổi với bác sĩ để được khám, chẩn đoán bệnh đúng hướng.
3. Bạn thèm ăn đá lạnh
Thỉnh thoảng có bệnh nhân sẽ đến gặp bác sĩ Todd Sontag và nói "tất cả những gì tôi muốn làm là ăn đá lạnh cả ngày". Theo bác sĩ Todd, đây là dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt. Trong trường hợp này, bạn cần trao đổi với bác sĩ để kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu hay không, nguyên nhân thiếu máu, từ đó mới có cách khắc phục thích hợp.
4. Bạn thấy mình như thấp đi
Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào mà chiếc quần mình vẫn đang mặc có cảm giác như dài hơn. Nếu đúng như vậy thì có thể bạn đang có dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh loãng xương. Khi xương của bạn yếu đi, đốt sống ở cột sống của bạn bắt đầu nén xuống và bạn bắt đầu thấp dần đi.
5. Nước tiểu của bạn có nhiều bọt
Khi bạn đi tiểu, nó phải trong và có màu vàng nhạt. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm thì rất có thể bạn đang bị mất nước. Nếu nước tiểu có nhiều bọt như mây mù, kèm theo sẫm màu thì rất có thể bạn đang có sỏi trong bàng quang, dẫn đến bàng quang bị kích thích. Khám sức khỏe và phân tích nước tiểu có thể giúp xác định vấn đề tốt hơn.
6. Bàn chân của bạn cảm thấy nặng như được gắn vào gạch
Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) - bệnh thường gặp ở phụ nữ hơn so với nam giới. Những người trong độ tuổi 20-40 có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Mệt mỏi (có hoặc không có đau khớp) là một triệu chứng phổ biến khác của bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đi khám sớm.
7. Phân có màu sắc lạ
Nếu bạn thấy phân có màu đen thì không còn gì nghi ngờ, đó là tình trạng báo động. Nó có thể là dấu hiệu của máu được tiêu hóa. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể xem xét đến các vấn đề nghiêm trọng như loét dạ dày hoặc ung thư..
"Nếu phân có màu xanh lá cây thì đây thường là một loại nhiễm trùng, như giardia hoặc salmonella", tiến sĩ Sontag nói.
Trong trường hợp phân có màu hồng/đỏ, lại kèm theo có máu trong nước tiểu thì các nguyên nhân có khả năng nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc thận, bàng quang hoặc ung thư tuyến tiền liệt...
8. Bạn bị đau chân khi đi bộ
Nếu bạn nhận thấy chân mình không bị tổn thương mà lại có cơn đau xuất hiện mỗi khi đi bộ thì có khả năng xương thực sự của bạn đang bị tổn thương, thậm chí có thể là ung thư xương (ngay cả khi cơn đau đến và đi). Chính vì vậy, nên nói chuyện với bác sĩ nếu tình trạng này lặp đi lặp lại.
9. Núm vú của bạn bị tiết dịch
Bạn không cho con bú, không mang thai, không có hoạt động tình dục nhưng lại thấy xuất hiện dịch ở núm vú thì có thể đó là tình trạng gọi là galactorrhea (sự tiết sữa hoặc sữa non bất thường của tuyến vú). Đây có thể là do một khối u lành tính trên tuyến yên của bạn.
Nhưng nếu biểu hiện này kéo dài, cộng với các triệu chứng khác như dịch màu xanh, đau ngực... thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
10. Bạn cảm thấy kiệt sức khi ngủ dậy
Đây có thể là dấu hiệu của hội chứng bồn chồn chân hoặc RLS (hội chứng chân không nghỉ). "Bạn thức dậy mệt mỏi vì cơ thể của bạn chưa bao giờ hoàn toàn thư giãn vào ban đêm", tiến sĩ Sontag nói. Chia sẻ các tiền sử bệnh và triệu chứng mình gặp có thể giúp bạn sĩ kiểm tra cho bạn tốt hơn.
11. Bạn có một khối u trên vai
"Kỳ lạ thay, phát triển một hạch bạch huyết trên đỉnh xương đòn trái của vai có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày", tiến sĩ Sontag nói. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ cục u hoặc cục u lạ nào mới xuất hiện, hãy gọi cho bác sĩ của bạn.
12. Móng chân của bạn không phát triển
Móng chân, lông chân phát triển chậm hoặc vết thương ở chân không lành lại như bình thường... đều có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Đây là bệnh khiến cho lưu lượng máu khó được chuyển tới nửa dưới của cơ thể (chân) vì sự tích tụ mảng bám trong các động mạch này.
Đừng chủ quan coi thường bất kì triệu chứng lạ nào ở cơ thể, cho dù bạn nghĩ rằng nó là bình thường nhưng cũng rất có thể nó là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm đấy.
Theo Helino
Ung thư tuyến tụy đang "tìm đến" bạn từ những dấu hiệu sớm này nhưng ít ai nhận ra Nếu không nhận biết những dấu hiệu này và điều trị kịp thời, ung thư tuyến tụy sẽ đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn. Khi nhắc tới vấn đề sức khỏe, hầu hết mọi người chỉ quan tâm tới những bộ phận quan trọng như tim, thận, gan thay vì chú ý tới tuyến tụy. Đây là cơ quan cũng...