Có nên tập thể dục khi vừa thức dậy?
Nếu không ngủ đủ 7-9 tiếng/ngày, hiệu suất cơ thể bạn sẽ bị giảm sút.
Theo GQ , nếu bạn không ngủ đủ giấc và tập thể dục ngay sau khi thức dậy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (Mỹ) đề nghị mọi người nên ngủ từ 7-9 tiếng/ngày để cơ thể phục hồi khỏi mệt mỏi. Ngoài ra, cơ thể cần được nghỉ ngơi vì hầu hết quá trình sinh lý xảy ra vào ban đêm.
Giấc ngủ tốt ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sức khỏe và tâm trạng của mỗi người. Ảnh: Zaina.
Tác động của mất ngủ đối với hiệu suất tập thể dục
Trong bài báo được xuất bản vào năm 2015 trên tạp chí Y học thể thao của Hugh H.Fullagar cho biết chất lượng giấc ngủ không tốt gây ra sự mất cân bằng trong hệ thống thần kinh tự chủ. Điều này tương tự như những gì xảy ra với hội chứng tập luyện quá sức.
Theo Tổ chức Sleep , số lượng và chất lượng của giấc ngủ càng tốt thì hiệu suất thể thao càng cao. Ngược lại, nếu bạn ngủ không ngon giấc, hiệu suất làm việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Khi bạn ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày, GQ khuyên bạn nên chuyển sang các bài tập nhẹ như đi bộ, nâng tạ với trọng lượng vừa phải. Thực hiện các bài tập thuộc loại cơ bản và duy trì tốc độ thực hiện chậm để không bị thương.
Video đang HOT
Do cơ thể còn mệt mỏi và chưa hồi phục nên cơ bắp phải mất nhiều công sức để thực hiện các bài tập. Vì vậy, bạn đừng đốt cháy nó một cách không cần thiết. Hãy giảm số lần lặp lại các động tác và tổng thời gian bạn dành cho việc tập thể dục.
Nguy cơ chấn thương khi tập thể dục sẽ rất lớn nếu bạn không ngủ đủ ít nhất 6 tiếng/ngày. Ảnh: Nepalipatra.
Các chuyên gia cho biết những lý do dưới đây khiến hiệu suất tập thể dục bị giảm sút:
- Năng lực thể thao và độ chính xác của bạn khi thực hiện bài tập sẽ giảm xuống.
- Khả năng phản ứng, sự tập trung và trí nhớ bị suy giảm.
- Bạn sẽ nhanh kiệt sức và có nguy cơ bị thương cao hơn.
- Làm tăng nguy cơ mắc bệnh và suy giảm hệ thống miễn dịch.
- Sức chịu đựng với các bài tập nặng sẽ giảm đi và tâm trạng như chán nản, kiệt sức, lo lắng tăng cao.
- Bạn sẽ cảm thấy cơ thể đau hơn trong và sau khi tập.
Bạn nên khởi động cơ thể vào buổi sáng bằng các bài tập nhẹ nhàng. Ảnh: Forbes.
Mẹo cải thiện chứng mất ngủ
Tránh uống rượu hoặc caffein: Nếu bạn bị buồn nôn hoặc khó chịu khi vừa thức dậy, hãy tạm ngưng nó. Để bắt đầu tập thể dục vào buổi sáng khi thể lực chưa sẵn sàng, bạn nên khởi động bằng yoga, pilates hoặc các động tác đơn giản.
Hạn chế dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Điện thoại di động, máy tính bảng hoặc bất cứ thứ gì phát ra ánh sáng xanh có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học của bạn.
Tránh ngủ sau 3 giờ chiều: Nếu bạn quá mệt, bạn có thể ngủ nhưng không quá 1 giờ. Ngủ vào ban ngày quá nhiều là lý do khiến bạn bị mất ngủ vào ban đêm.
Tắm nước lạnh kích thích và giúp đánh thức cơ thể của bạn. Nếu bạn không thể tắm, hãy ngâm mặt trong nước lạnh để tỉnh táo hơn.
Ăn đủ chất: Chế độ dinh dưỡng tốt giúp chống lại hậu quả của cơn buồn ngủ. Bạn hãy thiết lập thời gian cho việc ăn uống khoa học trong ngày để cơ thể được phục hồi.
Ngủ không đủ giấc làm giảm khả năng hoạt động của bạn. Ảnh: Eco Friendly.
Nhiệt miệng liên tục, vì sao?
Tôi có những đợt bị nhiệt miệng liên tục mà không biết nguyên nhân tại sao? Xin hỏi có cách nào ngăn ngừa được nhiệt miệng không?
Lê Thị Thu (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Hiện nay, khoa học chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định đây là một trong những bệnh có liên quan đến môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic...
Tổn thương trong miệng có thể kể đến các nguyên nhân như: đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng; sử dụng thức ăn nhạy cảm; thiếu hụt vitamin B12, kẽm hoặc sắt; phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng; những thay đổi hormon trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực, stress...
Nhiệt miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế, chính vì vậy cần có biện pháp điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa nhiệt miệng, biện pháp hữu hiệu nhất là hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh, trong đó kể đến một số biện pháp sau:
Duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp để tránh làm việc quá sức; Tập thể dục đều đặn nhằm cải thiện sức khỏe, sức cơ, cân bằng và điều phối; Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3 có trong dầu oliu, dầu cá sẽ có lợi cho sức khỏe; Giảm căng thẳng trong cuộc sống với các bài tập yoga, thái cực quyền, thiền hoặc hít thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, trong đó có nhiệt miệng.
Tiếp cận luyện tập "từng bước" có thể giúp giảm nhẹ bệnh đau khớp gối Một nghiên cứu mới đây cho thấy một chế độ tập thể dục mang tính đột phá có thể giúp giảm khó chịu và cải thiện chức năng đầu gối của những người bị đau khớp gối. Chế độ này có tên là STEP-KOA (viết tắt của chương trình tập thể dục từng bước dành cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối). Nó...