[Chế biến] – Đón tuần mới với mì vịt tiềm
Với những nguyên liệu tươi ngon, cùng thịt vịt đầy dinh dưỡng bạn đã có thể mang đến cho gia đình bữa ăn đầy hấp dẫn.
Bắt nguồn từ nền ẩm thực Trung Hoa, những món tiềm đã du nhập, dần được dân ta đón nhận và trở nên yêu thích. Tiềm là phương thức nấu thức ăn bằng cách hầm, qua hai hình thức cách thủy hoặc không cách thủy. Thông thường, món tiềm phải mất thời gian nấu từ ba đến tám tiếng, thậm chí có những món phải mất đến mười tiếng. Tuy nấu lâu nhưng thành phần dưỡng chất trong thịt, cá, hải sản, rau củ và dược liệu đều không bị thất thoát, lại còn hòa quyện với nhau làm cho nước tiềm trở nên đậm đà hương vị.
Trong số các món tiềm ngon phải kể đến món mì vịt tiềm. Món ăn tưởng chừng như phải chế biến công phu thế mà lại vô cùng đơn giản. Tham khảo cách làm mì vịt tiềm dưới đây nhé!
Nguyên liệu: (lượng nguyên liệu cho 3 khẩu phần)
- 500g thịt vịt (đùi hoặc ức)
- 300g xương heo
- 80g nấm đông cô
- 30g thảo mộc (hoa hồi, quế, đinh hương, cam thảo)
- 300g cải thìa
- Gia vị: 80ml nước tương; 40g bột nêm; 80g đường; 5g tiêu
- Gừng
- Dầu ăn
- Mì trứng
Thực hiện:
Video đang HOT
Bước 1: Rửa sạch nấm đông cô và cải thìa. Cắt bỏ gốc nấm và chọn lấy phần gốc cải thìa.
Bước 2: Dùng rượu trắng và gừng để khử mùi của thịt vịt. Ướp vịt với 60ml nước tương, 20g bột nêm, 60g đường, 5g tiêu khoảng 15 phút.
Bước 3: Đặt một chiếc chảo lên bếp, cho một ít dầu vào, mở lửa lớn. Khi dầu nóng, nhẹ nhàng thả vịt vào chiên vàng lớp da.
Bước 4: Cắt lấy 4 – 5 lát gừng. Cho gừng cùng thảo mộc vào chảo rang nóng.
Bước 5: Rửa sạch xương heo, cho vào nồi nước đun sôi khoảng 5 phút để xương nhả bọt bẩn. Đem bỏ phần nước bẩn đó đi.
Bước 6: Đổ 1.5 lít nước sạch cùng gừng, thảo mộc vào nồi xương, đặt lên bếp hầm khoảng 45 phút.
Bước 7: Lược lấy nước dùng. Sử dụng phần nước dùng đó, tiếp tục hầm với thịt vịt, nấm đông cô khoảng 45 nữa, nêm thêm 20ml nước tương, 20g bột nêm, 20g đường rồi tắt bếp. Trong lúc nấu nước dùng, trụng sơ cải thìa khoảng 1 phút rồi vớt ra.
Bước 8: Trụng mì trứng qua nước sôi khoảng 2 phút để mì mềm. Dọn mì, cải thìa ra tô, dùng chung với mì vịt tiềm.
Lưu ý: – Sau khi khử mùi thịt vịt bằng rượu trắng và gừng, nên rửa lại nhiều lần bằng nước sạch để thịt không bám quá nhiều mùi rượu. – Trong quá trình hầm thịt, lưu ý vớt bọt cặn để nước dùng được trong.
Chúc bạn và gia đình ngon miệng với cách làm mì vịt tiềm dễ ăn nhé!
Theo Minh Luật
Khám phá
[Chế biến] - Súp nui gà viên cho bữa sáng
Vẫn là súp nui thơm ngon cho bữa sáng, nhưng thay vì nấu thịt heo thì đổi vị với gà viên. Nếu chế biến cho bé, bạn có thể thêm ít phô-mai Parmesan bào nhuyễn vào trộn chung với thịt gà, món súp sẽ rất béo thơm.
Nguyên liệu
200g thịt gà xay nhuyễn
300g xương heo hoặc gà
70g nui
100g cải bó xôi
1 củ tỏi nhỏ
1 củ cà rốt
1 củ hành tây
1 nhánh cần tây
1 ít ngò rí
Gia vị: Muối, tiêu, dầu ăn.
Thực hiện
Xương rửa sạch, trụng sơ, cho vào nồi cùng 1 lít nước hầm lấy nước dùng.
Rửa sạch cải bó xôi, cắt thật nhỏ. Tỏi băm nhuyễn. Hành tây, cà rốt cắt hạt lựu. Cần tây bỏ lá, cắt nhỏ. Ngò rí băm nhuyễn.
Cho thịt gà xay, 1/4 hành tây, 1/2 tỏi băm, 1/2 ngò băm vào tô lớn, nêm ít muối tiêu, trộn thật đều rồi vo thành những viên thịt tròn nhỏ.
Làm nóng 2 muống cà phê dầu ăn trong nồi, cho tỏi băm, cà rốt, cần tây, hành tây còn lại vào xào cho thơm, nêm ít muối tiêu vừa ăn, xào đều tay khoảng từ 3- 4 phút.
Đổ nước dùng vào nồi, cho thịt gà viên vào, để lửa riu, nấu khoảng 6-8 phút cho thịt chín, cho nui vào nấu sôi, nêm lại vừa ăn.
Sau cùng cho cải bó xôi vào, nêm ít muối tiêu vừa ăn, nấu thêm khoảng 2- 3 phút là được.
Múc súp nui ra chén, rắc ngò lên, dùng nóng.
Theo blueapron.com
[Chế biến] - Đuôi heo xốt nấm đông cô Đuôi heo hầm mềm, thấm vị, giòn sừn sựt sẽ trở nên vô cùng hài hòa khi được kết hợp cùng cải thìa thanh mát và nấm đông cô thơm, dai, ngọt mềm. Đuôi heo vốn là một nguyên liệu giàu dinh dưỡng thường được dùng trong nhiều bài thuốc bồi bổ sức khỏe cho người vừa bệnh dậy, phụ nữ mang thai,...