Canh chua tôm nấu khế
Người miền Trung thường dùng khế xanh để nấu canh chua thay cho me hay sấu, bát canh nóng hổi với vị chua của khế, thơm của một chút mùi của lá lốt và mùi thơm của rau ngổ, mùi tàu.
Nguyên liệu:
- 200g tôm đất
- 1 quả khế chua
- 1 quả cà chua
- Vài nhánh rau ngổ, mùi tàu
- 1 – 2 lá lốt
- Hành lá, muối, hạt nêm, nước mắm, hành khô.
Cách làm:
Bước 1:
- Tôm đất cắt bỏ chân, giữ nguyên vỏ tôm, rửa lại cho thật sạch.
Video đang HOT
Bước 2:
- Khế chua, cà chua, rửa sạch, khế cắt bỏ rìa, thái khoanh tròn, cà chua bổ múi cau.
Bước 3:
- Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 4:
- Rau ngổ, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 5:
- Tiếp theo đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi hành khô thơm, đổ tôm vào xào chín hồng.
- Sau đó cho khế, cà chua vào đảo cùng khoảng 2 phút.
Bước 6:
- Thêm vào nồi khoảng hai bát con nước lọc, đun sôi, nêm vào hai thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ hạt nêm, đun sôi nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
Bước 7:
- Tắt bếp rắc hỗn hợp rau ngổ, hành lá, mùi tàu, lá lốt vào nồi canh, múc ra bát lớn làm món canh ăn với cơm.
Cách nêm canh chua ngon cho người lần đầu vào bếp
Cách nêm canh chua chuẩn vị cho người lần đầu vào bếp có khó quá hay không? Canh chua là một món ăn bao hàm cả chua - cay - mặn - ngọt rất đa dạng ở mỗi vùng miền. Nó tạo nên sự thống nhất mà cũng rất phong phú cho nền ẩm thực nước ta.
Tuy nhiên, cách nêm canh chua ngon không hề đơn giản mà bạn phải có bí quyết riêng. Bí mật là gì? Hãy xem bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Nét đặc biệt của món canh chua
Cách nêm canh chua tại sao lại quan trọng như vậy? Bản thân món canh chua luôn được nhiều gia đình yêu thích và sử dụng quanh năm. Ở một đất nước nhiệt đới như Việt Nam, vị chua đóng vai trò rất quan trọng. Chúng vừa bổ sung nước cho cơ thể, vừa cân bằng nhiệt và hương vị.
Gắn bó với đời sống của người Việt, món canh chua cũng dần thay đổi theo phong tục từng vùng miền. Theo đó mà biến tấu thành những phiên bản riêng. Ăn bát canh chua của mỗi vùng miền, cũng phần nào thưởng thức được những gì tinh túy và đặc sắc nhất của vùng đó.
2. Cách nêm canh chua theo kiểu miền Bắc
Cách nêm canh chua của miền Bắc khá đặc biệt. Người miền Bắc hay chuộng trái cây mùa hè như sấu để tạo vị chua cho món canh chua này. Sấu mua về, đem rửa sạch rồi cạo sạch lớp vỏ xanh bên ngoài. Mỗi bát canh chua chỉ cần vài quả sấu là đúng vị. Nếu ít quá sẽ khiến nước canh bị nhạt, nhiều quá sẽ khiến vị chát. Quả sấu được chọn không nên quá non hoặc quá nát.
Nếu hết mùa sấu thì món canh chua sẽ được nấu từ mẻ. Mẻ là một loại gia vị được làm từ bún hoặc cơm nguội để lên men, có màu trắng sữa và vị chua nhẹ. Người miền Bắc thường chọn cá diêu hồng để nấu canh chua. Thêm một vài lát cà chua để tạo màu sắc và hương vị. Cuối cùng, họ cho thêm vài cọng dọc mùng và rắc lá thì là lên để món ăn thêm đậm đà. Vậy là đã xong món canh chua đúng vị miền Bắc rồi!
3. Canh chua miền Trung - cách nêm canh chua theo vùng miền
Người miền Trung thường chọn khế để làm hương liệu cho món canh chua mà mình yêu thích. Quả khế được chọn vừa chín tới, màu da căng mọng để có vị chua thanh nhất. Nếu sợ chua quá, bạn cắt khế thành từng lát mỏng. Sau đó chần qua nước sôi rồi bóp nhẹ để loại bỏ chất chua. Còn những ai thích độ gắt, thử thách thì thái miếng vừa ăn rồi xào cho đến khi chất chua thật đậm đà là được.
Món canh chua của người miền Trung thường nấu với hến. Hến cùng loại với nghêu nhưng nhỏ hơn và rất ngọt. Hến đem về, rửa sạch, luộc chín lấy nước, tách lấy phần thịt để xào với hành. Sau đó đổ nước dùng lên trên, cho khế và ít cà chua vào nấu cùng. Cuối cùng, cho lá ngò gai đã cắt nhỏ vào. Vậy là món canh chua của người miền Trung đã hoàn thành và thực sự bùng nổ nơi cuống họng. Với vị chua gắt của khế, vị đậm đà của rau răm và vị ngọt của khế.
4. Canh chua miền Nam - cách nêm canh chua ngon
Món canh chua miền Nam được biết đến nhiều nhất là canh chua cá lóc hoặc canh chua tôm. Cá lóc nếu lớn thì cắt khúc, nếu nhỏ thì rạch vài đường rồi cắt đôi. Sau đó nấu cho chín rồi cho từ từ các nguyên liệu như bạc hà, dứa, đậu bắp, giá đỗ, cà chua vào. Đừng quên cho một ít ngò om, hành lá và một chút đường cho đậm đà.
Người miền Nam thích ăn ngọt. Vậy nên một bát canh chua đúng chuẩn phải có vị chua chua, ngọt ngọt đậm đà nhưng không quá gắt. Nếu cho vào bát cơm trắng thì không cần nấu thêm món nào cho ngày đó.
Món canh chua miền Nam không phi hành vì mùi hành sẽ át mất mùi đặc trưng của rau thơm. Cá cũng không cần chiên sơ định hình gì cả, sẽ làm cho món canh bớt thanh vì dầu mỡ và miếng cá cũng không ngọt nguyên bản vì đã rán qua dầu.
5. Lưu ý khi nêm canh chua chuẩn vị
Muốn nêm canh chua ngon nhất, bạn cũng cần phải lưu ý những điều quan trọng sau đây:
Canh chua đặc biệt có vị rất ngon với tỏi phi. Có một số cách nấu khác mà bạn có thể cho thêm sả (kiểu chua như lẩu Thái). Đôi khi nếu bạn muốn canh chua đơn giản mà không ngấy thì có thể không cần đến bước phi tỏi ngay.Nước dùng canh chua cá thì làm như trên. Nếu bạn nấu canh chua tôm thì phải bớt đường, bớt chua.Khi cho muối vào canh chua phải cẩn thận vì muối cũng sẽ góp phần đẩy chua. Làm cho vị của canh đậm hơn.Nếu nồi canh chua nấu với rau xanh (rau muống, mồng tơi ...) thì gia vị chua gần hết, cho vào để giữ màu xanh của cải.
Trên đây là những cách nêm canh chua chuẩn vị theo 3 miền cho bà nội trợ lần đầu vào bếp. Bạn hãy tham khảo và lần lượt ứng dụng, trổ tài ngay nhé! Hy vọng bạn sẽ nấu được tô canh chua ưng ý cho cả gia đình thân yêu cùng thưởng thức. Chúc bạn thành công và hẹn gặp lại trong những bài viết sau!
Món canh chua tôm bông so đũa thanh mát Món canh chua tôm bông so đũa thanh mát với màu trắng của bông so đũa nhân nhẫn đắng quyện với độ ngon ngọt của những con tôm tươi rói ngon tuyệt. Món canh chua tôm bông so đũa thanh mát Nguyên liệu làm món canh chua tôm bông so đũa thanh mát: 200g bông so đũa trắng. 300g tôm sú. 2 trái...