Canh chua cá linh bông điên điển chuẩn vị miền Tây
Quê tôi ở miền Tây Nam Bộ, vùng đất hiền hoà ở phía nam Tổ Quốc nơi có những con người hiền lành chất phác, nơi mà những cơn mưa chợt đến rồi lại chợt đi.
Mỗi năm quê tôi lại được mẹ thiên nhiên ưu đãi cho mỗi năm một mùa lũ tràn đầy phù sa kéo theo đó là những sản vật thiên nhiên không phải ở đâu cũng có được. Lũ về cũng là lúc điên điển nở hoa, cá linh theo con nước về đồng, không hẹn mà gặp cá linh và bông điên điển kết hợp với nhau tạo thành món đặc sản khiến ai ăn một lần rồi cũng nhớ mãi, còn hễ mà là con của miền Tây thì sẽ mang luôn cái hương vị ấy theo bên mình dù có ở phương xa.
Canh chua cá linh bông điên điển đúng hoàn toàn là đặc sản vì hai nguyên liệu chính của món ăn là cá linh và bông điên điển chỉ xuất hiện vào một thời điểm nhất định trong năm chứ không có quanh năm như bông súng, bông sen hay cá lóc, cá trê cứ ra chợ mua là có. Khi con nước bắt đầu tràn đồng (thường từ ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm hoặc trễ hơn) cũng là lúc điên điển bắt đầu trổ hoa và cá linh xuất hiện. Lũ rút điên điển cũng thôi không trổ hoa nữa, cá linh cũng theo con nước đi mất.
Giá trị dinh dưỡng:
Bông điên điển
Bông điên điển là loại cây mọc hoang, vươn cao hơn mặt lũ nên người dân cũng thường gọi là cây cứu đói, vì lũ về khó trồng trọt, chỉ có điên điển là vẫn sống tốt, cung cấp nguồn thực phẩm. Còn trong đông y, điên điển có vị ngọt, đắng, tính mát, tác dụng an thần, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận trường, nên thường dùng trong các trường hợp cảm sốt do phong nhiệt, mất ngủ, mụn nhọt, táo bón, ăn uống kém.
Cá linh:
Cá linh rất giàu protid, sắt, P, lipid, Ca, Mg, các vitamin A, B1, B2, B6… Theo Đông Y, cá linh vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng kiện tỳ lợi thủy, giảm ho, thanh nhiệt, dưỡng khí huyết; thích hợp cho những người bị nhiệt, ăn không ngon miệng, phụ nữ sau sinh ăn kèm, ít sữa.
Hướng dẫn nấu canh chua bông điên điển:
Cách nấu canh chua cá linh bông điên điển để mà đúng cái hương vị gốc nơi nó được tạo ra không khó và cầu kì như bạn nghĩ, cùng Comnha18 thực hiện một chuyến “về miền Tây” qua món ăn này nhé.
canh chua cá linh bông Điên Điển (ảnh minh hoạ)
Nguyên liệu:
(dành cho 2 đến 3 người ăn)
Cá linh tươi: 250-300g;
Bông điên điển: 250g;
Video đang HOT
Me (ở đây các bạn có thể chọn me trái tươi hoặc me chua đóng hộp sẵn nhé)Nước lọc: 1 lít
Rau nêm: ngò gai, húng quế, ngò om,…
Ớt: nếu ớt hiểm thì 3-4 trái.
Ớt sừng thì chỉ cần 1 trái là đủ nhé.
Gia vị: đường, bột ngọt, hạt nêm Knor, muối.Nước mắm
cá linh và bông điên điển tươi
Cách thực hiện:
Bước 1: Làm cá linh
Cá linh là loài cá đồng tự nhiên, không qua nuôi dưỡng nên có thịt ngọt tự nhiên, béo, xương mềm. Vì là loài cá thiên nhiên nên khi mua về chỉ cần rửa sạch, không cần phải làm sạch vảy cá. Cá linh có xương mềm nên cũng không cần phải bỏ đầu, nhưng nếu muốn bạn cũng có thể bỏ phần đầu đi. Vì phần bụng cá có hơi đắng nên nếu không chịu được vị đắng của cá bạn có thể dùng dao rạch bỏ bụng cá đi nhé.
Bước 2: Bông điên điển rửa sạch, bỏ phần cuốn cứng đi.
Ớt cắt lát, rau nêm rửa sạch cắt nhuyễn.
(Mẹo nhỏ: bạn nên chọn lấy ở hiểm thay vì ớt sừng, vì ớt hiểm sẽ cay và thơm đậm hơn so với ớt sừng điều đó giúp tăng hương vị của món ăn)
Bước 3: bỏ me vào một cái cái chén, thêm vào 1/2 chén nước lọc sau đó dùng muỗng dầm cho me ra nước chua rồi lọc qua rây để lấy nước.
Bước 4: Bắt nồi lên bếp đổ 1 lít nước lọc vào, chờ đến khi thấy nước bắt đầu sủi tăm thì nêm đường, bột ngọt, một ít Knor, muối vào sao cho vừa ăn.
Bước 5: Sau khi nêm nếm vừa ăn thì cho hết phần cá linh đã làm sạch vào để nước sôi lại.
Bước 6: Khi cá chín, nước sôi thì tiếp tục cho hết bông điên điển vào, đảo đều và khéo tay để toàn bộ hoa tiếp xúc với nước nóng rồi tắt bếp. Cho thêm 2 muỗng cafe nước mắm vào cuối cùng.
(Sở dĩ để đến cuối cùng mới cho nước mắm vào vì làm vậy sẽ giúp món ăn thêm dậy mùi thơm, hoàn toàn không làm nước canh bị mặn nhé)
Bước 7: Múc canh ra tô lớn, thêm ít rau nêm và ớt cắt lát.
Hướng dẫn làm nước chấm:
Nước chấm ăn kèm canh chua cá linh bông điên điển không cầu kì như nước mắm ăn cùng bánh xèo, bánh khọt mà nó đơn giản chỉ là nước mắm sống cùng ớt cay.
Với người miền Tây chính gốc, người ta thường dùng cá linh đánh bắt được đem đi chưng cất thủ công để lấy nước mắm ăn dần, vậy nên mới gọi nước mắm sống. Với mọi người không có điều kiện thực hiện chúng ta có thể thay thế bằng nước mắm đóng chai nhé.
Pha nước mắm ăn cùng canh chua không khó. Lấy 3 muỗng canh nước mắm cho vào chén, cho thêm vài lát ớt hiểm cay khuấy đều, vậy là đã có một chén nước mắm cay xè kích thích vị giác rồi.
canh chua bông điên điển (thành phẩm)
Cảm nhận:
Canh chua cá linh bông điên điển là tụ hội của “ngũ vị dân gian”: Vị chua chua của me hoà vào nước canh, ngọt đậm dà từ thịt cá, hoà với chút vị đắng nơi đầu lưỡi của điên điển vàng, chấm con cá linh vào cái vị mặn mòi của nước mắm sống quyện cùng cái vị cay xè của ớt hiểm không phải mỹ vị nhân gian thì còn là gì nữa.
Tô canh chua nóng hổi còn bốc khói với màu vàng bắt mắt của bông điên điển, con cá linh đầu mùa trắng tròn thơm lừng lừng khiến người ta nhìn thôi đã thèm.
Gắp một đũa bỏ vào miệng, bông điên điển vị ban đầu đăng đắng đầu lưỡi nhưng lát sau liền lưu lại vị ngọt nơi cổ họng như lưu lại cái tình của người miền Tây chất phác. Gắp một đũa nữa chấm thêm vào chén nước mắm sống rồi cho vào miệng, chao ôi con cá linh đầu mùa thịt vừa mềm lại ngọt, thêm cái vị beo béo khiến người ta không thể buông đũa. Húp thêm một ít nước canh vừa thơm lại có vị chua chua đặc trưng của me, ăn rồi lại muốn ăn nữa.
Món ăn không cầu kì, đơn giản như tính cách của những con người vùng quê thanh bình ấy vậy, mớ hoa mùa nước nổi với vài ba con cá đồng vậy mà tạo ra cái hương vị đậm đà vương vấn lòng người lắm, ngày mưa lành lạnh có tô canh chua nóng hổi thơm phức với nồi cơm nóng thì cao lương mỹ vị nào bằng, nghĩ thôi đã thích, đã thèm.
HIện tại đang là tháng 10 âm lịch vẫn còn trong độ con nước (mùa nước nổi) nên ở thời đểm này các bạn đọc không khó để tìm mua cá linh và bông điên điển ở các chợ hoặc siêu thị. Ai chưa từng ăn thì hãy thử thực hiện một lần theo cách Comnha18 hướng dẫn để cảm nhận, còn ai xa quê nhớ cơm nhà mẹ nấu, nhớ cánh đồng nước nổi cũng hãy bắt tay vào thực hiện ngay đi nhé. Chúc tất cả các bạn thực hiện thành công món ăn và có một bữa cơm thật ngon cùng gia đình và người thân yêu.
Cá linh non đầu mùa nhúng giấm
Những con cá linh non đầu mùa nước nổi tươi rói cùng với bông điên điển nhúng giấm mang đến hương vị đậm đà đặc trưng miền Tây.
"Tháng 7 (Âm lịch) nước nhảy lên bờ" là cách gọi của người dân miền Tây khi mùa nước nổi từ thượng nguồn sông Mekong đổ về. Người miền Tây không giống dân vùng khác, họ sẽ cảm thấy buồn nếu đến mùa mà không thấy lũ về. Thực ra đây không phải là thiên tai mà là mùa làm ăn mới, mưu sinh nhờ con nước của bà con vùng nước nổi sau khi gặt lúa xong.
An Giang, Đồng Tháp là những nơi đón lũ sớm nhất. Dòng nước mang theo phù sa và các sản vật cá tôm. Vợ chồng anh chị Cao Văn Tùng, Nguyễn Thị Kim Cương gắn bó với sông nước từ lâu và mỗi mùa nước lại đặt dớn bắt cá tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Từ năm 2016, anh Tùng còn mở thêm kênh Youtube Thương lắm miền Tâ y để đăng các video giới thiệu món ăn dân dã, đời sống và du lịch miền sông nước theo mùa.
Cá linh non đầu mùa tươi rói.
Anh Tùng cho biết năm nay lũ về muộn nên đặc sản cá linh cũng có chậm hơn. Cuối tháng 7 Âm lịch, khi thấy cá linh non về, gia đình anh Tùng chèo xuồng dọc theo kênh Cần Đăng, một nhánh của sông Hậu để đặt dớn thu hoạch cá linh. Trên đoạn kênh Cần Đăng, anh đặt 12 dây dớn. Dớn có hai phần chính là đuôi và hai cánh, dễ lắp đặt, sử dụng đơn giản bắt các loại cá, tép. Ngoài cá linh non, trong dớn còn bắt được cua, cá rô phi, ếch, cá chạch và tép, đều có thể làm món ăn ngon.
Đầu mùa nước nổi, cá linh non ít, đổ dớn chỉ được 2-4 kg/ngày nhưng bán được giá 150.000 đồng/kg. Tầm khoảng nửa tháng sau cá linh về nhiều, thu hoạch cũng nhiều hơn thì giá bán giảm còn khoảng 70.000-80.000 đồng/kg.
Chèo xuồng thăm dớn, chị Cương còn ghé bờ hái bông điên điển về làm món cá linh non và bông điên điển nhúng giấm. Điên điển thuộc họ đậu, mọc tự nhiên nên dễ dàng thích nghi môi trường sống ven bờ. Cây trưởng thành mọc thành bụi cao trên dưới 5 m, ra hoa mọc thành chùm màu vàng, với mỗi chùm có 8-10 hoa.
Chị Cương hướng dẫn làm cá linh non nhúng giấm ăn kèm bông điên điển.
Cá linh ăn đúng điệu phải ngay mùa nước nổi, cá còn bé như cá cơm nên có thể nhai hết cả xương. Cá linh có thể chế biến được nhiều món ăn như nấu canh chua, chiên bột hay kho lạt nhưng muốn ăn kiểu nhúng giấm thì phải tới An Giang, Đồng Tháp mới có thể cảm nhận được độ ngon, tươi của món này.
Chị Cương chia sẻ làm cá linh đơn giản bằng cách ngắt bụng, kéo bộ ruột ra rồi chà cá trong rổ và rửa sạch vảy. Kế đến là ướp cá với các loại gia vị như muối, ớt băm, ít nước mắm, hành lá, tiêu và đường. Còn phần nước giấm là giấm chua nhà tự làm, pha với nước, đường, tiêu, muối cho vị chua ngọt vừa miệng. Ngoài ra, nước mắm nhĩ, ớt hiểm tươi và các loại rau ăn kèm như bông điên điển, rau muống, chuối ghém cũng không thể thiếu khi thưởng thức món cá linh nhúng giấm. Để thêm phần hấp dẫn, có thể cho vào nước giấm một ít tỏi băm đã phi vàng và tỏi sống băm.
Cá linh cho vào nồi nước giấm đang sôi, sau đó cho thêm rau. Cá vừa chín thì ăn kèm cơm trắng. Vị ngọt thơm của cá, bông điên điển cùng vị chua thanh của giấm hòa cùng vị cay nồng của nước mắm ớt làm tê đầu lưỡi. Ăn đến đâu thả cá và rau thưởng thức đến đó.
"Cá linh nhúng giấm ngoài vị ngọt của cá, còn mang hương vị ấm áp của quê hương và cả ký ức tuổi thơ khi nhớ lại từng mùa lũ miền Tây mang theo sản vật trù phú tràn về", anh Tùng chia sẻ.
3 đặc sản từng được xem là 'cỏ dại' ở miền Tây Bồn bồn, cây năn và hẹ nước là 3 đặc sản Nam Bộ có hương vị thơm ngon, có loại phải chờ đến mùa nước nổi mới được thưởng thức. Bồn bồn (cây cỏ nến) vốn là loại cây mọc hoang sống ở vùng đất ngập nước trong ao hồ hoặc mé sông. Cây phát triển quanh năm nhưng tốt nhất là vào...