Cách làm gân bò lắc cóc chua cay giòn ngon khó cưỡng
Gân bò từ lâu được biết đến như một loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ lại vô cùng thơm ngon. Hôm nay sẽ mách bạn làm một món ăn chơi siêu hấp dẫn từ gân bò và trái cóc non. Cùng vào bếp thực hiện món ăn nhé!
Nguyên liệu làm Gân bò lắc cóc
Gân bò 1 kg
Cóc non 1 kg
Gừng 1 củ
Tỏi 2 củ (băm nhuyễn)
Gừng 1 củ (băm nhuyễn)
Ớt hiểm 5 trái (cắt nhuyễn)
Ớt bột 1 muỗng canh
Nước mắm 100 ml
Đường 70 gr
Cách chế biến Gân bò lắc cóc
1
Nấu gân bò
Gân bò rửa sạch rồi đem hầm với 1 củ gừng cắt lát trong khoảng 30 – 45 phút. Bạn có thể dùng nồi áp suất để gân bò được mềm hơn.
Video đang HOT
Gân bò sau khi hầm xong, cắt miếng vừa ăn. Cóc non rửa sạch bào vỏ rồi cắt múi cau.
2
Làm nước mắm
Nấu 100 ml nước mắm với 70g đường cho sôi rồi để nguội. Pha vào nước mắm 2 củ tỏi băm, 1 củ gừng băm, ớt hiểm băm, 1 muỗng cà phê ớt bột.
3
Ngâm gân bò với cóc
Cho nước mắm vào tô gân bò cóc trộn đều rồi để trong khoảng 1 – 2 tiếng cho ngấm.
4
Thành phẩm
Gân bò lắc cóc có vị dai, giòn sần sật của gân, kết hợp vị chua của cóc non, cay cay, ngọt ngọt của nước mắm đường ớt tỏi,… ăn hoài không ngán.
Đĩa gân bò cóc non thơm ngon khó cưỡng để bạn có thể lai rai với bạn bè trong những cuộc tán gẫu vui nổ trời.
Cách làm mứt quả cóc dẻo thơm, lạ miệng đón Tết
Mứt cóc dẻo, ráo nước, hạt teo lại, vị chua ngọt hài hòa, thoảng mùi thơm của dứa rất hấp dẫn.
Một món ngon đãi khách ngày Tết.
Nguyên liệu
1 kg cóc non
500 gram đường cát
1/2 quả dứa chín
Muối hạt để ngâm rửa cóc
Cách làm
Cóc gọt vỏ, ngâm nước muỗi loãng cho ra bớt nhựa và giữ không bị thâm. Sau đó vớt ra rửa sạch, để ráo.
Dùng xiên tre hoặc dĩa ăn châm đều trên bề mặt quả cóc để giúp khi ướp đường thẩm thấu nhanh hơn. Hoặc bạn có thể bổ đôi trái cóc.
Cho một lớp cóc xuống thau/âu đựng, rải một lớp đường, làm lần lượt cho tới hết và trên cùng là lớp đường. Để ngâm tối thiểu 6 tiếng hoặc qua đêm càng tốt.
Cho hỗn hợp cóc và nước đường đã tan vào chảo sên ở lửa nhỏ vừa. Thỉnh thoảng hớt bỏ bọt và đảo nhẹ tay tránh bị nát.
Ép hoặc xay 1/2 quả dứa (thơm) chín rồi lọc lấy nước.
Khi hỗn hợp cóc rút nước còn 1/3 và hơi sánh kẹo lại thì cho nước dứa (thơm) vào rim cho tới khi lên màu nâu đỏ thẫm là được.
Vớt cóc chần qua nước ấm (80-90 độ) cho bớt đường và bỏ bọt. Sau đó, cho cóc để lên giá hong hoặc mâm đem phơi nắng đẹp hai ngày hoặc đem sấy trong lò nướng ở nhiệt độ 60 độ C cho tới khi khô, dẻo là được.
Yêu cầu thành phẩm: Mứt cóc se dẻo, ráo nước, hạt teo lại, vị chua ngọt hài hòa, thoảng mùi thơm của dứa rất hấp dẫn. Một món ngon đãi khách ngày Tết. Bảo quản trong hũ thủy tinh để trong ngăn mát tủ lạnh khi ăn sẽ ngon hơn.
Mứt cóc bao tử dẻo chua ngày Tết Những năm gần đây mứt cóc bao tử trở nên phổ biến trong thực đơn ngày Tết, bởi mang đến hương vị chua ngọt, dẻo cay. Nguyên liệu 1 kg cóc non 400 gram đường 200 gram nước ép dứa Cách làm Gọt vỏ, ngâm muối một lúc, sau đó vớt ra rửa sạch. Bổ đôi trái, trái bé có thể để nguyên,...